Hiển thị 1–20 của 60 kết quả

Hiển thị 1–20 của 60 kết quả

Máy đo độ dẫn điện

Trong các ngành công nghiệp lẫn công việc, sinh hoạt hằng ngày, người ta thường phải xác định độ dẫn điên để biết được mức độ tạp chất của các thiết bị, môi trường, dung dịch… để đảm bảo chất lượng. Và muốn xác định được chỉ số này thì phải dùng tới một thiết bị gọi là máy đo độ dẫn điện. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp các thông tin quan trọng về thiết bị này để bạn đọc hiểu rõ hơn.

Độ dẫn điện là gì?

Độ dẫn điện là khả năng dẫn điện của một vật liệu. Vật liệu có độ dẫn điện cao sẽ dễ dàng cho các điện tử chuyển động, dẫn đến dòng điện lớn hơn. Ngược lại, vật liệu có độ dẫn điện thấp sẽ khó để điện tử chuyển động và dòng điện sẽ nhỏ hơn.

Do-dan-dien-EC-la-kha-nang-di-chuyen-cua-cac-hat-dien-tic-trong-mot-moi-truong
Độ dẫn điện (EC) là khả năng di chuyển của các hạt điện tích trong một môi trường

Các chất dẫn điện tốt như kim loại thường có các electron tự do, tức là các electron không bị ràng buộc với nguyên tử và có thể chuyển động tự do trong vật liệu. Các chất không dẫn điện như nhựa hay gốm sứ không có các electron tự do. Do đó chúng không thể truyền dẫn điện. Độ dẫn điện còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như nhiệt độ, áp suất, tần số và điện trường.

Máy đo độ dẫn điện là gì?

Nó là các thiết bị dùng để đo độ dẫn EC (Electrical Conductivity), hay nói cách khác là đo công suất của ion trong dung dịch mang dòng điện.

Tim-hieu-ve-thiet-bi-do-do-dan-dien
Tìm hiểu về thiết bị đo độ dẫn điện

Đơn vị đo của thiết bị này là milliSiemens/cm (mS/cm) và microSiemens/cm (µS/cm).

Phân loại thiết bị đo độ dẫn điện

Hiện nay, công cụ này bao gồm hai dòng thiết bị chính là dạng tiếp xúc và dạng cảm ứng với những đặc điểm riêng biệt như sau:

Cac-loai-thiet-bi-do-do-dan-dien-pho-bien
Các loại thiết bị đo độ dẫn điện phổ biến

Máy đo độ dẫn điện tiếp xúc

Các điện cực đo độ dẫn điện trong thiết bị này sẽ tiếp xúc trực tiếp với dung dịch. Điệc cực được sử dụng là loại điện áp xoay chiều, cho phép xác ion trong dung dịch di chuyển qua lại giữa các điện cực. Chúng tạo ra một dòng điện và được đo sau đó chuyển đổi thành phép đo độ dẫn điện.

Ưu điểm: hiệu quả rất tốt để đo các dung dịch có tính dẫn điện kém, có ít hạt rắn có thể tập hợp xung quanh điện cực và tham gia vào việc đo lường. Ví dụ như nước tinh khiết…

Máy đo độ dẫn điện cảm ứng

Loại máy này được sử dụng phổ biến để đo các dung dịch có độ dẫn điện cao, hoặc dung dịch sẽ ăn mòn điện cực, chứa lượng lớn hạt rắn. Cảm biến trên máy sử dụng hai cuộn dây bọc trong thân nhựa. Dòng điện khi chạy qua một cuộn dây sẽ tạo ra dòng điện chạy qua cuộn dây còn lại. Cường độ dòng điện gây ra lúc này phụ thuộc vào độ dẫn điện của dung dịch.

Nguyên lý hoạt động của thiết bị đo độ dẫn điện

Người ta sử dụng thiết bị này để đo độ dẫn điện EC hay để đo TDS theo nguyên lý hoạt động như sau:

Nguyen-ly-hoat-dong
Nguyên lý hoạt động

Đặt trong dung dịch hai điện cực với một điện áp xoay chiều. Một dòng điện sẽ được tạo ra phụ thuộc vào bản chất dẫn điện của dung dịch. Thiết bị đo độ dẫn điện sẽ đọc điện này và hiển thị chỉ số tương ứng theo đơn vị EC hoặc ppm.

Ứng dụng của máy đo độ dẫn điện

Hiện nay, thiết bị này được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau với nhiều mục đích:  đo độ dẫn điện của nước, của đất và cả thực phẩm… Khi biết được độ dẫn điện người ta sẽ xác định được mức độ tạp chất của nguồn nước sinh hoạt, nguồn nước trong công nghiệp.

Một số ngành công nghiệp cần xác định độ dẫn điện như hoá chất, công nghiệp bán dẫn, phát điện, công nghiệp dệt may, khai thác mỏ, công nghiệp dầu khí…

Kiem-tra-do-dan-dien-cua-moi-truong-nuoc
Kiểm tra độ dẫn điện của môi trường nước

> Có thể bạn quan tâm

Hướng dẫn cách sử dụng máy đo độ dẫn điện

Bước 1 – Chuẩn bị máy đo và mẫu để đo: Kiểm tra các phụ kiện để chắc chắn rằng chúng đủ để thực hiện đo độ dẫn điện. Nếu bạn không chắc chắn về cách sử dụng máy, hãy đọc kỹ hướng dẫn sử dụng.

Bước 2 – Chuẩn bị mẫu để đo: Với một số loại máy, bạn có thể cần làm sạch bề mặt của mẫu trước khi đo để đảm bảo độ chính xác của kết quả.

Bước 3 – Kết nối đầu đo với máy đo: Kết nối đầu đo với máy đo độ dẫn điện và chắc chắn rằng chúng được kết nối đúng cách.

Bước 4 – Chọn phương pháp đo độ dẫn điện: Có nhiều phương pháp đo độ dẫn điện, tùy thuộc vào loại mẫu và loại máy đo. Hãy chọn phương pháp đo phù hợp với mẫu của bạn và theo hướng dẫn sử dụng của máy.

Bước 5 – Đo độ dẫn điện: Khi đã chuẩn bị đầy đủ, bạn có thể thực hiện đo độ dẫn điện bằng cách áp dụng dòng điện và đo điện trở.

Bước 6 – Đọc và ghi kết quả: Đọc và ghi kết quả đo độ dẫn điện, sau đó đánh giá kết quả để xác định khả năng dẫn điện của mẫu.

May-do-do-dan-dien
Máy đo độ dẫn điện

Lưu ý

– Sau khi sử dụng xong cần vệ sinh máy sạch sẽ, bảo quản nơi khô ráo, tránh nơi ẩm ướt, tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời.

– Khi sử dụng phải tuân theo đúng chỉ dẫn của nhà sản xuất để tránh làm hỏng máy hoặc làm ảnh hưởng đến kết quả đo.

– Độ dẫn điện của một số vật liệu có thể bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ. Do đó cần chú ý đến yếu tố nhiệt độ khi sử dụng máy đo độ dẫn điện.

Các ưu nhược điểm của thiết bị đo độ dẫn điện

Ưu điểm:

  • Thiết bị sẽ cung cấp thông tin chính xác về khả năng dẫn điện của vật liệu. Từ đó giúp người dùng đánh giá được tính chất của vật liệu đó.
  • Các loại thiết bị đo độ dẫn của dòng điện thường có độ chính xác cao, giúp đảm bảo tính chính xác của kết quả đo.
  • Thao tác đo độ dẫn điện đơn giản và nhanh chóng, không đòi hỏi các kỹ năng đặc biệt.
  • Máy đo độ dẫn điện là một thiết bị được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực như điện tử, y tế, nông nghiệp, công nghiệp…
But-do-do-dan-dien-nhiet-do-HI98303
Bút đo độ dẫn điện nhiệt độ HI98303

Nhược điểm:

  • Chi phí đắt: Các loại thiết bị đo độ dẫn điện chất lượng cao thường có giá cả đắt đỏ, gây khó khăn trong việc đầu tư cho các doanh nghiệp nhỏ.
  • Độ phức tạp trong việc đo các vật liệu không dẫn điện: Các vật liệu không dẫn điện như nhựa hoặc gốm sứ không thể đo được bằng thiết bị này. Do đó cần sử dụng phương pháp đo khác hoặc thiết bị khác.
  • Khi đo độ dẫn điện của các vật liệu phức tạp như hợp kim hay các vật liệu có kích thước nhỏ, thiết bị cần người dùng phải có kiến thức, yêu cầu kỹ thuật và kinh nghiệm cao để đảm bảo độ chính xác của kết quả đo.

Địa chỉ cung cấp thiết bị đo độ dẫn điện chất lượng, uy tín

Hiện nay, TKTECH là đơn vị chuyên cung cấp các thiết bị đo lường ngành điện được khách hàng tin dùng trong nhiều năm qua. Với cam kết chất lượng chính hãng, đầy đủ bảo hành, giá cả hp lý cùng đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, sẵn sàng tư vấn để phục vụ mọi yêu cầu của tất cả khách hàng.

Cam-bien-do-do-dien-dan
Cảm biến đo độ điện dẫn

Tại cửa hàng của TKTECH đang cung cấp các thiết bị đo độ dẫn điện như:

  • Bộ biến truyền điện dẫn
  • Bộ điều khiển độ dẫn điện/điện trở suất/TDS
  • Bộ đo lường độ dẫn điện
  • Bộ phát độ dẫn điện, điện trở suất
  • Bút đo độ dẫn điện nhiệt độ
  • Cảm biến đo độ điện dẫn…

Tất cả sản phẩm máy đo độ dẫn điện được đơn vị cung cấp đều đến từ những thương hiệu nổi tiếng và uy tín như: Hanna, Yokogawa, Huatec, Chauvin… Bạn có thể tham khảo thông tin chi tiết các sản phẩm ở bên dưới hoặc liên hệ online để được hỗ trợ.

(12) Liên hệ
(5) Liên hệ
(12) Liên hệ
(10) Liên hệ
(14) Liên hệ
(4) Liên hệ
(3) Liên hệ
(5) Liên hệ
(3) Liên hệ
(12) Liên hệ
(7) Liên hệ
(11) Liên hệ