Hiển thị 1–20 của 166 kết quả

Hiển thị 1–20 của 166 kết quả

Máy đo độ cứng, thiết bị đo độ cứng chất lượng – Giá rẻ

Có thể nhiều người chưa biết, độ cứng là một trong những đặc trưng cơ bản, quan trọng nhất của vật liệu. Do đó, để đo độ cứng dưới áp lực của trọng lực xác định, bạn phải cần tới một thiết bị có tên máy đo độ cứng. Cách đo độ cứng của máy này vô cùng đơn giản. Chỉ cần dùng một mẫu thử bằng vật liệu cho trước, có kích thước và hình dạng nhất định. Khi đó, bạn có thể tính toán được độ cứng của vật thông qua chiều sâu hoặc độ cao. Bài viết hôm nay sẽ giúp bạn tìm hiểu kỹ hơn về thiết bị này nhé!

Máy đo độ cứng Brinell Huatec

Máy đo độ cứng là gì?

Đây là một thiết bị không thể thiếu để xác minh độ bền bỉ của vật liệu, sản phẩm. Từ đó đảm bảo được thời gian sử dụng dài lâu cho người sử dụng. Với sự phát triển của công nghệ như hiện nay, máy đo tính chất độ cứng của vật liệu được rất nhiều hãng sản xuất. Trong đó, máy đo để bàn và máy điều khiển bằng tay là hai loại được ưa chuộng nhất.

Ứng dụng của máy đo độ cứng

Các thiết bị đo độ cứng có độ bền cao, đo được nhiều loại vật liệu kim loại và phi kim khác nhau. Các vật liệu có thể kể đến như sắt, đồng, bạc, cao su… Hay thậm chí là các vật liệu nhỏ và mỏng không cố định hình dáng như bo mạch điện tử. Tất cả thông số sẽ được hiển thị trên màn hình, mang lại kết quả chính xác, trực quan nhất.

Đo độ cứng của đá quý

Đo độ cứng của đá quý

Bút thử độ cứng hay máy đo độ cứng đá quý là loại thiết bị được dùng để nhận biết được độ cứng, tính dẫn nhiệt, độ dẫn nhiệt… của đá quý. Góp phần hỗ trợ trong việc phân biệt chất lượng kim cương cũng như các loại đá quý khác.

Đo độ cứng của kim loại

Đây là những thiết bị được dùng để thử độ cứng của kim loại, ống thép tôn, linh kiện cơ khí, chi tiết máy… Những thông số cơ lý quan trọng này nhằm để đánh giá được chất lượng của thành phẩm kim loại sau quá trình sản xuất.

Đo độ cứng của nhôm

Kìm đo độ cứng cầm tay dùng để kiểm tra độ cứng của nhôm; hợp kim nhôm ở dạng tấm mỏng, miếng hoặc ống mỏng cực kỳ hiệu quả.

Nên chọn máy đo độ cứng để bàn hay cầm tay?

Bạn cần phải căn cứ vào tính chất của mẫu đo, cũng như nhu cầu đo của mình để biết nên chọn loại máy nào.

Máy đo độ cứng để bàn

Máy kiểm tra độ cứng để bàn sử dụng phương pháp Brinell, Rockwell hoặc Vickers để xác định độ cứng. Đây là những phần lớn, nặng của thiết bị nên phải được đặt trên mặt đất hoặc trên băng ghế thử nghiệm.

Máy đo dạng để bàn

Đây là thiết bị được thiết kế đặt cố định trên bàn và có đầy đủ tính năng của một thiết bị đo hoàn chỉnh. Vì thế nên nó được sử dụng nhiều trong các phòng thí nghiệm vật liệu, các nhà máy sản xuất kim loại. Thiết bị này được sử dụng với nhiều loại mẫu khác nhau, nhưng mẫu đo phải vừa với mâm đo.

Ưu điểm: Máy cho kết quả chính xác cao, có kết nối với phần mềm xuất kết quả ra excel.

Hạn chế: không thể di chuyển ra kho hoặc hiện trường một cách linh động như thiết bị cầm tay.

Thiết bị đo độ cứng cầm tay

Đây là dòng thiết bị có thể cầm tay, nhỏ gọn và nhẹ hơn so với máy đo truyền thống. Vậy nên rất thuận tiện cho việc mang đi hiện trường.

Người dùng không cần lấy mẫu vật liệu để thực hiện thử nghiệm. Máy cho kết quả ở mức tương đối, được sử dụng để kiểm tra đối với một số vật liệu nhất định.Thiết bị đo độ cứng cầm tay

Hướng dẫn sử dụng máy đo tính chất (độ cứng) của vật liệu

Máy đo độ cứng được sử dụng rất phổ biến hiện nay. Tuy nhiên, vẫn có nhiều người dùng chưa biết cách sử dụng máy sao cho đúng. Vậy nên bài viết này sẽ hướng dẫn chi tiết cho bạn cách sử dụng thiết bị này nhé!

1. Công việc chuẩn bị

Đối tượng kiểm tra là các vật liệu chất rắn, bề mặt phải được đánh bóng và được giới hạn độ nhám Ra bé hơn hoặc bằng 2 . Các vật thể cần kiểm tra phải được giữ cố định vào một bệ đỡ, hoặc chống đỡ để tránh bị uốn cong, biến dạng, thậm chí dịch chuyển trong quá trình đo.

Hướng dẫn sử dụng máy đo

2. Thực hiện đo

Bước 1: Lắp pin vào máy đo. Lưu ý lắp đúng cực pin

Bước 2: Bật nguồn bằng cách nhấn nút Power/Menu để khởi động máy đo

Bước 3: Thiết lập hướng tác động bằng cách nhấn nút Dir/Shift

Bước 4: Chọn mã vật liệu và chọn thang đo độ cứng

Bước 5: Đặt máy đó lên bề mặt cần đo

Bước 6: Nạp tải, ấn nút phát hành và đợi kết quả.

Cách chọn được thiết bị đo phù hợp

Trước khi chọn mua máy đo, người dùng cần nắm được các yếu tố sau để chọn được thiết bị phù hợp nhất cho mình.

Tải trọng của máy đo độ cứng

Tải trọng thử nghiệm lên đến 3.000 kgf đối với các kim loại như thép và hợp kim, 500 kgf đối với kim loại mềm. Độ chính xác của kết quả được cải thiện khi tải tăng lên. Điều quan trọng cần nhớ là dấu ấn không được quá 1/10 độ dày của mẫu.

Phạm vi độ cứng

Là phạm vi xác định vật liệu của vết lõm. Bạn nên sử dụng đầu thụt kim cương nếu độ cứng lớn hơn 650 HB/30. Các vết lõm bằng thép hoặc kim loại mạnh sẽ phù hợp dưới giá trị này.

Độ chính xác

Yếu tố này được xác định bởi bề mặt cần đo (độ sạch, bề mặt phẳng, hệ thống tĩnh hoặc động…).

Khả năng thích ứng của thiết bị

Tùy thuộc vào hình dạng và kích thước của các mẫu được phân tích có độ tương thích ra sao. Từ đó sẽ cho ra các thông số kết quả khác nhau.

Một số loại thiết bị đo độ cứng phổ biến

Sau đây, chúng tôi sẽ giới thiệu đến bạn những chiếc máy giúp đo độ cứng chính xác, chất lượng đảm bảo và giá thành phải chăng nhất!

Máy đo sử dụng phương pháp rockwell

Máy đo sử dụng phương pháp rockwell

Rockwell là dòng máy đo độ cứng chuyên nghiệp, cao cấp được đánh giá cao từ thiết kế đến tính năng. Mọi yếu tố đều hiện đại và chuyên nghiệp hơn so với các dòng khác. Máy đo này được ứng dụng phổ biến trong các hoạt động công nghiệp.

Các máy đo sử dụng phương pháp Rockwell đa dạng về mẫu mã, chủng loại. Thiết bị có nhiều thang đo phù hợp với nhiều loại vật liệu khác nhau. Mỗi thang đo đều sử dụng kích thước đầu đo, giá trị lực tác động khác nhau:

– HRA: dùng cho hoạt động kiểm tra vật liệu cacbua như: vonfram cacbua…

– HRC: dùng để kiểm tra thép, những độ cứng thấp hơn cacbua. Đôi khi dòng này cũng có thể sử dụng để kiểm tra sản phẩm nhiệt luyện sau khi đã làm mát.

– HRB: Dùng để kiểm tra thép mềm, ví dụ như đồng đỏ hay những vật liệu có kích thước vừa và nhỏ.

Thiết bị đo độ cứng Vicker

Thiết bị đo độ cứng Vicker

Dòng thiết bị này thực hiện tốt các phép đo độ cứng trên các loại vật liệu rất cứng. Giúp đo độ cứng của các chi tiết nhỏ, các loại vật liệu tấm mỏng, các vật liệu mạ phủ… Các thiết bị này ứng dụng phương pháp đo độ cứng Vicker lâu đời, dễ hơn các phương pháp khác. Vậy nên nó có thể đo được trên mọi loại vật liệu và có thể so sánh với nhiều tải trọng.

Các máy đo độ cứng Vicker thường được thiết kế dạng để bàn chắc chắn. Được sử dụng các mũi thử kim cương hình chóp 4 cạnh với kích thước tiêu chuẩn, giúp thực hiện phép đo nhanh chóng và chính xác.

Máy đo độ cứng Brinell

Đây là dòng thiết bị chuyên nghiệp được thiết kế chuyên dụng để đo độ cứng của kim loại khi đúc, rèn, kiểm tra các vật liệu có bề mặt thô ráp… Máy sử dụng phương pháp đo Brinell lâu đời nhất trong các phương pháp đo độ cứng. Sản phẩm được ứng dụng phổ biến trong kỹ thuật cơ khí ngày nay.

Thiết bị đảm bảo được sự chất lượng, độ tin cậy cao nên rất được người dùng tin tưởng và đánh giá cao.

Thiết bị đo độ cứng SHORE

Thiết bị đo độ cứng bằng phương pháp Shore

Sản phẩm này sẽ là lựa chọn phù hợp để đo độ cứng, sức chịu lún và sức bền của bề mặt cao su, nhựa, polime hay những bề mặt có tính đàn hồi…

Máy đo độ cứng Shore sử dụng chính phương pháp đo Shore (1 trong ba phương pháp đo độ cứng phổ biến). Với ưu điểm là thiết kế nhỏ gọn, hoạt động theo nguyên lý sử dụng một đầu đo ở phía đầu máy.

Cách sử dụng máy

Người dùng sẽ cầm máy và nhấn lên bề mặt vật liệu cần kiểm tra độ cứng. Khi đó giá trị độ cứng sẽ phụ thuộc vào độ lún của đầu đo.

Kim đồng hồ trên màn hình đo sẽ quay và biểu thị độ lún, giúp người dùng dễ dàng quan sát, không đòi hỏi kỹ thuật quá cao khi sử dụng.

Mỗi một thang đo sẽ có một đầu que thử tương đương. Trong phương pháp Shore, hai thang đo được sử dụng phổ biến nhất là:

– Thang A: Đo độ cứng nhựa dẻo, cao su, dụng cụ y tế

– Thang D: Đo vật liệu cứng như gốm, các vật liệu tổng hợp…

Máy đo độ cứng cầm tay PCE-1000

Đo đô cứng kim loại dạng cầm tay PCE-1000

Máy  PCE-1000 là thiết bị đo độ cứng chuyên nghiệp cầm tay. Sản phẩm rất thích hợp để đo độ cứng của các bề mặt kim loại. Kết quả đo luôn đảm bảo sự chính xác và nhanh chóng.

Tính năng nổi bật        

  • Dải đo rộng
  • Độ chính xác cao
  • Có thể đo theo nhiều hướng
  • Pin và sạc pin kèm theo máy
  • Đo trên nhiều hình dạng bề mặt khác nhau thông qua bộ chuyển đổi

Máy đo độ cứng HM-6560

Thiết bị đo độ cứng cầm tay HM-6560 có đầu dò rời được dùng để đo độ cứng của phôi kim loại. Áp dụng cho khoang khuôn của khuôn kim loại, kiểm tra ổ trục. Ngoài ra bạn còn có thể sử dụng nó để kiểm tra các bộ phận sản xuất hàng loạt khác trên dây chuyền sản xuất.

Thiết Bị Đo Độ Cứng Cầm Tay HM-6560 Đầu Dò Rời

Tính năng nổi bật

  • Kích thước trong lòng bàn tay thích hợp dùng cho không gian hẹp
  • Kiểm tra ở mọi góc độ, thậm chí lộn ngược
  • Hiển thị trực tiếp các thang đo độ cứng HRB, HRC, HV, HB, HS, HL
  • Bộ nhớ lớn: lưu trữ 50 nhóm với các số liệu (giá trị đo đơn, hướng va chạm, vật liệu, thang đo độ cứng…)
  • Chức năng hiệu chỉnh lại của người dùng được cho phép
  • Tắt thủ công hoặc tự động
  • Cảnh báo pin yếu
  • Sử dụng đầu ra dữ liệu USB/RS232 để kết nối với PC
  • Cung cấp lựa chọn đầu ra dữ liệu Bluetooth

Nên mua thiết bị đo độ cứng ở đâu cho uy tín?

Công ty TKTech là đơn vị chuyên nhập khẩu và phân phối các dòng máy đo độ cứng chính hãng, chất lượng cao. Giúp đo độ cứng trong các phòng thí nghiệm, các công ty sản xuất và trong cả đời sống hiệu quả.

Chúng tôi cung cấp đa dạng các dòng máy đo chuyên biệt, đa năng với nhiều mức trọng tải đo khác nhau. Bạn có thể lựa thoải mái chọn sản phẩm phù hợp với yêu cầu, mục đích sử dụng để đạt hiệu quả tốt nhất.

Các loại máy đo hiện đang được TKTech phân phối từ các thương hiệu lớn

  • Thiết bị đo độ cứng bề mặt khuôn cát HT-6510S-A
  • Thiết bị đo độ cứng kim loại Huatec HUH-1
  • Máy đo độ cứng của trái cây FHT-1122
  • Thiết bị đo độ cứng bê tông Huatec HTH-20
  • Thiết bị đo độ cứng thạch cao Huatec HHP-20A
  • Máy đo độ cứng Shore Huatec HT-6510C
  • Máy đo độ cứng thủy lực Fluke Calibration P3800

Hãy lựa chọn TKTech để được mua hàng chính hãng 100%, chất lượng đảm bảo, giá cả vô cùng hợp lý. Đi kèm với đó là dịch vụ hậu mãi, bảo hành tốt nhất hiện nay!

(11) Liên hệ
(4) Liên hệ
(3) Liên hệ
(5) Liên hệ
(12) Liên hệ
(11) Liên hệ
(14) Liên hệ
Liên hệ
Liên hệ
Liên hệ
Liên hệ