Hiển thị 1–20 của 21 kết quả

Hiển thị 1–20 của 21 kết quả

Máy đo độ bóng, thiết bị đo độ bóng bề mặt sơn phủ Glossmeter

Thiết bị đo độ bóng trên bề mặt vật liệu rất quan trọng đối với nhiều ngành nghề của một số lĩnh vực. Đặc biệt là ngành sản xuất sản phẩm có sơn phủ bề mặt càng phải chú ý về chỉ số về độ bóng, độ nhám để xác định chất lượng lớp bề mặt. Khi đó, bạn cần sử dụng máy đo độ bóng cho bề mặt vật liệu. Cùng tìm hiểu kỹ hơn về thiết bị này ở bài viết bên dưới nhé!

Độ bóng là gì?

Do-bong-la-gi-va-vi-sao-phai-do-chi-so-nay
Độ bóng là gì và vì sao phải đo chỉ số này

Là độ phản quang của bề mặt khi tiếp xúc với ánh sáng. Nó được đo lường bằng cách dùng tia sáng chiếu vào bề mặt dưới một góc nghiêng so với góc thẳng 90 độ. Nếu bề mặt khi tiếp xúc với ánh sáng có độ phản quang 90 độ thì tỷ lệ phản quang đạt được là 100%. Nếu số phần trăm càng thấp thì chứng tỏ độ bóng của bề mặt đó càng ít.

Độ bóng được coi là thuộc tính quan trọng của bề mặt bên ngoài, nó thay đổi nhận thức của mắt người về màu sắc, hình dạng và ảnh hưởng đến đối tượng. Độ bóng của bề mặt còn phụ thuộc vào các biến số như góc chiếu sáng, bề mặt bề mặt, đặc tính vật lý và các điều kiện quan sát.

Vì sao cần phải đo độ bóng?

Do-bong-xac-dinh-chat-luong-cho-be-mat-san-pham
Độ bóng xác định chất lượng cho bề mặt sản phẩm

Độ bóng ảnh hưởng đến độ bền của sơn. Độ bóng cao giúp cho việc chùi rửa dễ dàng, giảm độ bám dơ. Đặc biệt là những chất dầu mỡ hoặc mồ hôi, đồng thời giảm hơi ẩm tiếp xúc lên bề mặt. Ngoài ra độ bóng còn ảnh hưởng đến màu sắc. Nếu như cùng một màu, độ bóng sẽ làm tăng độ đậm và độ sáng so với sơn mờ.

Máy đo độ bóng bề mặt là gì?

Đây là thiết bị được sử dụng để đo, phân tích các số liệu đo độ bóng, độ nhám cho kết quả chính xác. Thiết bị này đang được sử dụng rất phổ biến trong lĩnh vực công nghiệp, ngành sản xuất, cơ khí.

Đơn vị bộ bóng là Gloss Unit, viết tắt là GU. Đây chính là một thước đo hiệu chỉnh thông qua chỉ số của khúc xạ có độ phản xạ phản chiếu trên 100 đơn vị bóng (GU) tại những góc cụ thể như:

– Góc 20° đối với bề mặt bóng cao

– Góc 60° đối với bề mặt bóng vừa

– Góc 85° đối với bề mặt bóng thấp.

May-do-xac-dinh-do-bong-cho-lop-be-mat
Máy đo xác định độ bóng cho lớp bề mặt

Như vậy, thiết bị đo độ bóng bề mặt sơn phủ góc 60° sẽ được dùng để đo độ bóng từ 10 – 70 GU. Trong trường hợp các sản phẩm có độ bóng cao hơn 70 GU nên chọn máy đo có góc 20°, dưới 10Gu nên chọn máy có góc đo là 85°.

Phân loại máy đo độ bóng bề mặt

Hiện nay, trên thị trường có nhiều loại thiết bị đo độ bóng bề mặt sơn phủ khác nhau. Cụ thể:

– Máy đo độ bóng 20 độ: dùng để đo độ bóng của các bề mặt rất bóng, chẳng hạn như gương, đồng và thép không gỉ.

– Thiết bị đo độ bóng 60 độ: sử dụng để đo độ bóng của các bề mặt vừa bóng, chẳng hạn như các bề mặt sơn hoặc nhựa.

– Thiết bị đo độ bóng 85 độ: sử dụng để đo độ bóng của các bề mặt không bóng, chẳng hạn như các bề mặt gốm sứ, giấy hoặc vải.

– Máy đo độ bóng 45 độ: sử dụng để đo độ bóng của các bề mặt với góc nhìn 45 độ và ánh sáng phản xạ ở góc 0 độ, phù hợp cho các bề mặt như sơn, nhựa, gốm sứ, giấy hoặc vải.

– Thiết bị đo độ bóng đa góc: Máy đo này được sử dụng để đo độ bóng của các bề mặt với nhiều góc nhìn khác nhau, phù hợp cho các bề mặt phức tạp.

Phan-loai-thiet-bi-do-do-bong-be-mat-son-phu-theo-goc-do
Phân loại thiết bị đo độ bóng bề mặt sơn phủ theo góc đo

Cấu tạo và nguyên lý hoạt động

Thiết bị này có cấu tạo đơn giản bao gồm 3 phần cơ bản:

– Đầu đo được gắn liền trên thân máy, là bộ phận tiếp xúc trực tiếp với bề mặt vật liệu.

– Thân máy có cảm biến bền trong là nơi nhận dữ liệu từ đầu dò, phân tích dữ liệu về độ bóng trên bề mặt.

– Màn hình hiển thị được gắn trên thân máy để hiển thị kết quả đo được về mức độ bóng cho người dùng dễ dàng quan sát.

Một số dòng máy còn được thiết kế với đầu đo tách rời khỏi thân máy và kết nối với máy bằng sợi dây cáp.

Nguyên lý hoạt động của máy đo độ bóng 

Thiết bị hoạt động dựa trên nguyên lý phản xạ ánh sáng từ bề mặt đo đến vị trí máy bằng cách sử dụng một nguồn sáng (như đèn LED) để chiếu ánh sáng lên bề mặt cần đo. Sau đó một bộ cảm biến sẽ đo lượng ánh sáng phản xạ trở lại từ bề mặt. Bộ cảm biến sẽ tính toán tỉ lệ phản xạ của ánh sáng từ bề mặt đến máy đo và chuyển đổi nó thành giá trị độ bóng.

Giá trị độ bóng được tính bằng cách so sánh mức độ phản xạ ánh sáng từ bề mặt cần đo với mức phản xạ từ một mẫu chuẩn đã biết độ bóng. Kết quả đo được hiển thị trên màn hình hoặc được ghi lại để đánh giá và so sánh với các tiêu chuẩn độ bóng khác nhau.

>> Có thể bạn quan tâm

Tính năng vượt trội của máy đo độ bóng bề mặt sơn

– Tốc độ đo nhanh, chỉ cần bấm nút bấm đo để có tất cả các thông số kết quả của 3 góc

– Số liệu thống kê trên màn hình máy phân tích chiều hướng đồ họa và báo cáo

– Dễ dàng cài đặt: Tên, số lô, số mẫu thử nghiệm nhanh chóng và hiệu quả hơn

–  liệu đầu vào có thể kết nối thông qua Bluetooth: Ngay sau đó, các số liệu giá trị đo sẽ được truyền đến Ex trên máy tính / Laptop / Tab / Điện thoại của bạn một cách nhanh chóng.

– Chức năng kiểm tra độ bóng Pass / Fail dễ dàng để nhận biết không phù hợp

– Tương thích với tất cả các tiêu chuẩn quốc tế

– Nguồn sáng bền, có tuổi thọ cao.

May-do-do-bong-da-goc-do-CS380
Máy đo độ bóng đa góc độ CS380

Hướng dẫn sử dụng máy đo độ bóng đúng cách

Thiết bị này có dạng cầm tay khá gọn nhẹ, kết hợp thêm các phần mềm giúp thống kê, phân tích đồ họa, kết nối thiết bị thông minh để quản lý dữ liệu dễ dàng. Tuy nhiên, không phải ai cũng nắm được cách sử dụng thiết bị này. Để sử dụng máy đúng cách bạn cần thực hiện theo các bước sau đây:

Bước 1: Làm sạch bề mặt cần đo để đảm bảo không có bụi, dầu mỡ hoặc các vết bẩn khác trên bề mặt. Kiểm tra và làm sạch bộ cảm biến ánh sáng trên máy đo để đảm bảo độ chính xác của giá trị đo.

Bước 2: Lựa chọn góc đo phù hợp

Máy đo độ bóng thường đi kèm với các tùy chọn góc đo khác nhau, bạn cần chọn góc đo phù hợp với bề mặt cần đo. Ví dụ, góc 20 độ thường được sử dụng cho các bề mặt rất bóng như kính hoặc kim loại, trong khi góc 60 độ thường được sử dụng cho các bề mặt vừa bóng như sơn hoặc nhựa.

Bước 3: Hiệu chỉnh máy

Trước khi sử dụng máy đo, bạn cần hiệu chỉnh nó trên một mẫu chuẩn có độ bóng biết trước để đảm bảo độ chính xác của giá trị đo.

Sau đó bạn đặt máy đo trên bề mặt cần đo và đảm bảo rằng nó nằm ở đúng góc đo đã chọn.

Huong-dan-su-dung-thiet-bi-do-do-bong-be-mat-son-phu
Hướng dẫn sử dụng thiết bị đo độ bóng bề mặt sơn phủ

Bước 4: Thực hiện đo và xem kết quả

Nhấn nút đo trên máy và đợi cho đến khi giá trị độ bóng được hiển thị trên màn hình. Kiểm tra kết quả đo và ghi lại nó cho mục đích thống kê hoặc đối chiếu với các tiêu chuẩn độ bóng khác nhau.

Lưu ý rằng, đối với các bề mặt không bóng, máy đo độ bóng cần phải được hiệu chỉnh bằng mẫu chuẩn tương ứng và chọn góc đo phù hợp để đảm bảo độ chính xác của giá trị đo.

Kết luận

Từ những tìm hiểu máy đo độ bóng là gì, nguyên lý hoạt động của thiết bị đo độ bóng bề mặt sơn phủ. Hy vọng sẽ giúp bạn có thêm những kiến thức cơ bản về dòng sản phẩm hỗ trợ kiểm tra chất lượng này. Đồng thời, bạn cũng có thể tham khảo thêm các sản phẩm máy đo độ bóng chất lượng cao đến từ TKTECH để đảm bảo mua hàng chất lượng chính hãng, giá cả hợp lý.

(3) Liên hệ
(7) Liên hệ
(9) Liên hệ
(8) Liên hệ
(5) Liên hệ
(11) Liên hệ
(10) Liên hệ
(4) Liên hệ
(4) Liên hệ
(5) Liên hệ
(3) Liên hệ
(5) Liên hệ
(5) Liên hệ
(7) Liên hệ
(5) Liên hệ
(6) Liên hệ
(10) Liên hệ
(4) Liên hệ
(7) Liên hệ


Có một số hình dạng khác nhau có sẵn để đo độ bóng, mỗi loại đều phụ thuộc vào loại bề mặt cần đo. Đối với phi kim loại như lớp phủ và chất dẻo, lượng ánh sáng phản xạ tăng lên với góc chiếu sáng lớn hơn, vì một số ánh sáng xuyên qua vật liệu bề mặt và được hấp thụ vào nó hoặc phân tán rải rác tùy theo màu sắc của nó. Kim loại có độ phản xạ cao hơn nhiều và do đó ít phụ thuộc vào góc cạnh hơn. Nhiều tiêu chuẩn kỹ thuật quốc tế có sẵn để xác định phương pháp sử dụng và thông số kỹ thuật cho các loại khác nhau của glossmeter được sử dụng trên các loại vật liệu bao gồm sơn, gốm sứ, giấy, kim loại và nhựa. Nhiều ngành công nghiệp sử dụng glossmeters trong kiểm soát chất lượng của họ để đo độ bóng của sản phẩm để đảm bảo tính nhất quán trong quy trình sản xuất của họ. Ngành công nghiệp ô tô là một người sử dụng chính của gloss meter, với các ứng dụng mở rộng từ sàn nhà máy đến cửa hàng sửa chữa. Máy đo độ bóng - độ nhám bề mặt vật liệu là thiết bị được sử dụng trong công nghiệp với các ứng dụng thiết thực. Thiết bị hỗ trợ người dùng nhanh chóng tính toán các số liệu độ bóng, độ nhám với độ chính xác cao. Máy đo độ bóng được thiết kế đo lường đối với hầu hết các ứng dụng về đo độ bóng. Được sử dụng cho tất cả các lĩnh vực: Sơn và lớp phủ, kim loại, nhựa, vải, gốm sứ, gạch men, gỗ, ô tô,… Máy đo độ nhám được dùng để đo độ nhẵn bề mặt của vật liệu. Bề mặt chi tiết sau khi gia công không bằng phẳng một cách lý tưởng mà có những mấp mô. Nhám bề mặt ảnh hưởng lớn đến chất lượng làm việc của chi tiết máy, gây hư hỏng và phá hủy cơ cấu máy. Ngược lại, nhám càng nhỏ thì bề mặt càng nhẵn, khả năng chống lại sự ăn mòn càng tốt. Vì vậy việc sử dụng máy đo độ bóng và máy đo độ nhám kiểm tra bề mặt vật liệu là rất quan trọng trước khi chúng ta hoàn thành một sản phẩm và đưa chúng ra thị trường. Thiết bị này đáp ứng đủ các tiêu chuẩn quốc tế: ISO 2813, ASTM D523, ASTM D2457, DIN 67530, JIS 8741, ISO 7668.