Hiển thị 1–20 của 122 kết quả

Hiển thị 1–20 của 122 kết quả

[REVIEW] +99 máy đo độ ồn, thiết bị đo tiếng ồn tốt nhất 2023

Âm thanh là một yếu tố không thể thiếu trong cuộc sống thường ngày. Có những âm thanh mang lại cảm giác thư giãn, êm tai. Nhưng cũng có những loại âm thanh khiến người ta khó chịu. Và nó được gọi chung là tiếng ồn. Ví dụ như tiếng của động cơ, tiếng còi xe inh ỏi, tiếng nhạc quá lớn… Vậy là sao để biết được đâu là ngưỡng của âm thanh cho phép? Đâu là tiếng ồn? Chính là dựa vào máy đo độ ồn của âm thanh.

Máy đo độ ồn là gì?

Máy đo mức độ âm thanh là một thiết bị được thiết kế để chuyên đo các thông số của âm thanh. Ví dụ như: cường độ, mức âm và dải tần của âm thanh. Các thông số do được sẽ hiển thị trên màn hình, giúp người đọc quan sát và đánh giá chi tiết vấn đề. Đơn vị của âm thanh là decibel (ký hiệu là Dba).

Độ ồn là gì. Tại sao phải đo độ ồn

Cấu tạo:

Những chiếc máy đo độ ồn thường có thiết kế đơn giản bao gồm hai phần chính. Phần thân nơi có các phím điều chỉnh chức năng và phần micro để thu âm âm thanh. Phần đầu micro thu âm được giữ cách xa phần thân. Nhằm để cắt các phần phản xạ, giúp cho phép đo thêm chính xác hơn. Âm thanh khi truyền vào sẽ được phân tích bởi các mạch, khuếch đại và lọc theo nhiều cách khác nhau. Sau đó sẽ được hiển thị trên màn hình thiết bị.

Ý nghĩa

Từ các thông số đo đạt được, ta có thể dễ dàng so sánh với các hệ thống quy chiếu. Từ đó biết được mức độ âm thanh có đạt đúng chỉ tiêu quy định hay không.

Nếu vượt qua các chỉ tiêu này, âm thanh sẽ được coi là tiếng ồn gây hại. Thậm chí có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của con người.

>>> Bài viết liên quan được nhiều khách hàng tìm kiếm: Cách giảm tiếng ồn

Nguyên lý hoạt động của máy đo độ ồn

Máy hoạt động dựa trên nguyên tắc sử dụng micro để đo sự thay đổi của áp suất không khí do nguồn âm thanh tạo ra. Nếu chất lượng micro thu âm của thiết bị càng tốt, phép đo sẽ có độ chính xác càng cao.

Micro thu âm Class1 và Class 2

Trong một số trường hợp đo lường thông thường, các bạn có thể chọn loại máy đo độ ồn có micro Class 2. Bởi đây là chiếc máy đáp ứng được hầu hết nhu cầu đo của bạn. Mà giá thành của nó lại rẻ hơn nhiều so với Class 1.  

Máy đo độ ồn với micro Class 1 thường được sử dụng khi thực hiện các phép đo mang tính chuyên nghiệp. Ví dụ như dùng cho nghiên cứu hoặc phép đo theo luật định.

Cho dù bạn có sử dụng tiêu chuẩn Class 2 hay Class 1 thì điều quan trọng nhất cần làm đó là hiệu chuẩn thiết bị một cách chính xác trước khi sử dụng. Để tránh việc hai thiết bị đồng thời đo một nguồn âm và cho ra hai kết quả khác nhau.

Máy đo độ ồn nên sử dụng trong các trường hợp nào?

Về cơ bản, bạn có lẽ đã hiểu được chức năng của máy đo này. Nhưng những chiếc máy đo âm thanh tiếng ồn này được ứng dụng thực tế như thế nào?

Máy đo độ ồn nên sử dụng trong các trường hợp nào?

Phân tích tiếng ồn công cộng

Tiếng ồn ở môi trường công cộng là một vấn đề quan trọng. Đây cũng là môi trường mà máy đo độ ồn được ứng dụng nhiều nhất. Các khu vực thường xuyên phải kiểm tra tiếng ồn như:

– Khu vực xung quanh sân bay, đường ray xe lửa

– Khu vực công viên, rạp hát

– Quán bar, trung tâm giải trí

– Công trình xây dựng

– Khu vực lưu thông đông đúc

Mục đích:

Sử dụng thiết bị đo âm thanh tiếng ồn nhằm phát hiện và kiểm soát kịp thời các khu vực có độ ồn vượt ngưỡng. Tránh để gây ra ô nhiễm tiếng ồn gây nguy hại cho sức khỏe. Cũng như nhanh chóng đề ra các biện pháp khắc phục, đảm bảo sức khỏe  và cải thiện đời sống cho người dân.

Xây dựng âm học cho các công trình

Trong ngành xây dựng, việc thiết kế âm học trong các khu khách sạn, biệt thự, khu nghỉ dưỡng cao cấp là điều vô cùng quan trọng. Bởi đây là các loại hình dịch vụ đẳng cấp, do đó các quy định về tiếng ồn phải được tuân thủ nghiêm ngặt. Kể cả ban ngày lẫn ban đêm. Thiết kế làm sao để lượng tạp âm được hạn chế nhất có thể chính là yêu cầu hàng đầu.

Chính lúc này, những chiếc máy đo độ ồn phát huy được khả năng ưu việt của mình. Giúp cho các kỹ sư đo lường, phân tích và đưa ra các đánh giá về tiếng ồn chính xác nhất.

Phân tích tiếng ồn của máy móc

Đây cũng là một trong những ứng dụng hàng đầu của máy đo tiếng ồn. Mỗi loại thiết bị khi hoạt động sẽ phát ra cường độ âm theo tiêu chuẩn của nhà sản xuất.

Khi mức âm thanh phát ra vượt quá các ngưỡng cho phép, báo hiệu động cơ đang hoạt động một cách bất thường. Việc đo lường độ ồn của máy móc có thể giúp phát hiện sớm các lỗi trong dây chuyền sản xuất. Nhanh chóng đưa ra các giải pháp bảo trì thiết bị kịp thời. Tránh được việc hỏng hóc xảy ra theo dây chuyền.

Hướng dẫn sử dụng máy đo độ ồn

Để quy trình sử dụng chiếc máy đo mức độ âm thanh được hiệu quả nhất. Bạn cần thực hiện theo quy trình dưới đây.

Bước 1, hiệu chuẩn thiết bị

Muốn phép đo có độ chính xác cao thì hiệu chuẩn là việc đầu tiên cần phải làm. Định kỳ 6 tháng hoặc 1 năm, bạn cần tiến hành hiệu chuẩn máy đo độ ồn âm thanh một lần. Nhằm để đem lại hiệu quả tốt nhất khi sử dụng.

Cách hiệu chuẩn máy

Các thao tác hiệu chuẩn máy đo độ ồn được thực hiện như sau:

– Gắn TI vào đầu Tip hiệu chuẩn độ ồn.

– Tiến hành hiệu chuẩn từng thang đo và kiểu đo trên TI với thang đo: 24 – 130dB, sai số ± 0.7 dB ở 1 kHz.

– Bắt đầu hiệu chuẩn tại thang đo 94 dB ở 1 kHz. Sử dụng chuẩn phát ra giá trị này. Đợi cho đến khi giá trị chỉ thị trên TI ổn định thì ghi lại và kiểm tra với giới hạn sai số cho phép.

– Hiệu chuẩn tại giá trị 114 dB ở 1 kHz. Đợi giá trị hiển thị trên TI ổn định và ghi lại. Sau đó kiểm tra giá trị chỉ thị này.

– Duy trì độ ồn này trong vòng 1 phút. Sau đó kiểm tra độ dao động của chỉ thị trên TI (không vượt quá giới hạn cho phép).

– Tiếp theo, giảm giá chỉ hiệu chuẩn độ ồn xuống còn 94 dB và thực hiện 3 lần với các bước từ 4.3 – 4.5.

– Kiểm tra các kết quả đo được với sai số cho phép (không được vượt quá giới hạn cho phép).

– Sau khi tiến hành hiệu chuẩn xong, ngắt kết nối của thiết bị rồi lấy miếng che chuyên dụng đậy kín đầu TI và đầu phát âm thanh của chuẩn.

Hướng dẫn sử dụng máy đo độ ồn

Bước 2, ghi dữ liệu phép đo

Trước khi thực hiện đo, bạn hãy thiết lập một thư mục chứa phép đo. Điều này giúp bạn lưu lại kết quả, thuận tiện cho việc kiểm tra, phân tích về sau.

Mỗi một dạng máy đo sẽ cho các tùy chọn khác nhau. Một vài thiết bị sẽ cho phép ghi lại dữ liệu tự động sau mỗi phép đo. Trong khi ở một số máy thì bạn phải ghi lại một cách thủ công.

Hiện nay, một số máy công nghệ mới còn cho phép bạn ghi lại âm thanh thu thập được theo từng giai đoạn ở file .wav, thuận tiện cho việc phân tích.

Bước 3, chọn thông số đo phù hợp

Đầu tiên, phải xác định loại tiếng ồn mà bạn cần đo là gì? Nó có thay đổi liên tục hay cường độ giữa min & max có chênh lệch nhau nhiều không?

Ngoài ra, cần chú ý đến các đại lượng khác như cường độ âm, phân tích dải tần âm. Đây củng là một điều kiện cần đặt ra khi chọn mua máy đo độ ồn.

Sẽ có 2 thông số quan trọng mà bạn cần biết khi đo bất kỳ loại âm thanh nào. Đó là tần trọng số (frequency weighting) và trọng số thời gian (time weighting). Hai thông số này sẽ được giới thiệu ở bài viết tiếp theo nhé!

Bước 4, cài đặt khoảng thời gian đo

Đối với âm thanh liên tục và ổn định, bạn không cần phải đo trong quảng thời gian quá dài. Tuy nhiên, đối với các tiếng ồn ngẫu nhiên/cường độ thay đổi bất thường. Phép đo của bạn nên thực hiện càng lâu càng lâu càng tốt. Đặc biệt, khi đo ở chế độ Leq để ghi lại biểu diễn chính xác của mức độ tiếng ồn.

TOP máy đo tiếng ồn chất lượng tốt nhất

Sau đây chúng tôi sẽ giới thiệu tới bạn những chiếc máy đo mức độ âm thanh tốt nhất trên thị trường hiện nay.

Máy đo độ ồn Extech

Đây là một trong các loại máy đo cường độ âm thanh phổ biến trên thị trường hiện nay. Máy được thiết kế nhỏ gọn, tích hợp các tính năng vượt trội. Dải đo rộng từ 30 – 130 dB tùy từng dòng máy.

Máy đo độ ồn Extech SL400

>>> Xem chi tiết sản phẩm Tại Đây

Máy đo tiếng ồn Testo

Thiết bị đo âm thanh này tuân thủ các tiêu chuẩn IEC 61672-1 Loại 2 và ANSI S1.4 Loại 2. Sản phẩm phù hợp để đo tiếng ồn nơi làm việc, xưởng sản xuất, nơi công cộng. Máy được trang bị phụ kiện đóng gói trong một vali xách tay, với nhiều tính năng và lợi ích. Nó còn hiển thị biểu đồ dạng số và vạch với mức giá hợp lý.

Máy đo độ ồn TESTO 815

>>> Mời bạn xem chi tiết sản phẩm Tại Đây

Máy đo âm thanh Rion

Hãng Rion – Nhật Bản là một thương hiệu nổi tiếng thế giới. Tại đây chuyên sản xuất các loại máy đo có độ chính xác cùng sự an toàn khi sử dụng. Các loại máy đo âm thanh Rion đảm bảo độ chính xác gần như tuyệt đối. Các sản phẩm được ứng dụng nhiều trong ngành công nghiệp, nghiên cứu…

Thiết bị đo độ ồn RION NL42

Máy được gia công tỉ mỉ từ những vật liệu cao cấp, khả năng chịu được va chạm mạnh trong quá trình sử dụng. Lối thiết kế nhỏ gọn, dễ dàng mang theo, kết quả được hiển thị trên mặt đồng hồ điện tử giúp dễ quan sát hơn.

Máy đo cường độ âm thanh Quest

Máy đo cường độ âm thanh Quest

Quest là một hãng sản xuất máy đo cường độ âm thanh cầm tay, dễ dàng sử dụng. Được thiết kế với màn hình LCD  có thể hiển thị kết quả số và biểu đồ. Máy được đặt trong một vỏ nhựa chắc chắn để tránh nhiễu điện tử. Vì thế mà máy được ứng dụng phổ biến trong đời sống và nghiên cứu.

Máy đo mức độ âm thanh Tenmars TM

Trong số các loại máy đo độ ồn thì Tenmars TM cũng nhận được nhiều đánh giá tốt từ phía khách hàng. Thiết bị được thiết kế nhỏ gọn, dễ dàng sử dụng. Thích hợp để đo cường độ âm thanh tại trường học, bệnh viện, nhà máy sản xuất…

Máy đo âm thanh Tenmars TM 104

Máy đo độ ồn GM1356 Benetech

Thiết bị máy đo âm thanh GM1356 có thiết kế nhỏ gọn và tiện dụng. Giúp người dùng dễ dàng kiểm tra mức độ ồn của môi trường.

Máy được tích hợp đầu thu âm thanh có độ phản hồi cực cao nằm phía trên trong một lớp xốp lọc âm.

Máy đo độ ồn GM1356 Benetech

Các sản phẩm trên đều đang được phân phối chính hãng tại cửa hàng TKTech. Nếu có nhu cầu mua sử dụng, hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline bên dưới nhé! Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết hôm nay. Đừng quên cập nhật các thông tin về thiết bị đo lường mới nhất tại TKTech mỗi ngày nhé!

(7) Liên hệ
(12) Liên hệ
(8) Liên hệ
(9) Liên hệ
(10) Liên hệ
(11) Liên hệ
(9) Liên hệ
(12) Liên hệ
(8) Liên hệ
(10) Liên hệ
(13) Liên hệ
(5) Liên hệ
(13) Liên hệ
(9) Liên hệ
(4) Liên hệ
(4) Liên hệ
(5) Liên hệ
(5) Liên hệ