Đồng hồ vạn năng

Hiển thị 1–20 của 324 kết quả

Đồng hồ vạn năng chính hãng, giá tốt 2024

Đồng hồ vạn năng là một thiết bị “bất ly thân” của những thợ kỹ thuật điện làm việc trong ngành kỹ thuật điện – điện tử. Vậy thiết bị này có những chức năng gì, cách dùng ra sao? Cùng TKTech tìm hiểu chi tiết về thiết bị đo điện đa năng này qua bài viết dưới đây nhé!

Đồng hồ vạn năng là gì?

Đồng hồ vạn năng (Multimeter) là thiết bị điện tử có thể thực hiện đo và kiểm tra điện đa chức năng cho cả các thông số điện một chiều lẫn xoay chiều. Thiết bị được cấu tạo từ các linh kiện điện tử hiện đại, sử dụng nguồn điện chủ yếu là pin. Sau khi đo, kết quả sẽ được hiển thị trên màn hình của đồng hồ để người dùng nắm bắt và có phương án xử lý thích hợp.

đông hồ văn nang
Đồng hồ vạn năng

Đồng hồ đo điện vạn năng có chức năng kiểm tra các trị số cường độ dòng điện, điện trở, điện áp, điện dung, thông mạch, tụ điện, tần số, kiểm tra diode… một cách chính xác và nhanh chóng.

Về cơ bản, thiết bị đo vạn năng này được chia thành hai loại đó là dạng kim và dạng số:

  • Điện tử hiện số: Đây là dòng được sử dụng rộng rãi nhất trên thị trường hiện nay. 
  • Hiển thị kim: Dòng này có nhiều ưu điểm về tốc độ đo, tự động chọn dải đo… rất phù hợp cho nhu cầu kiêm tra linh kiện
cac loai dong ho van nang
Các loại đồng hồ vạn năng

Công dụng của đồng hồ vạn năng

Một chiếc đồng hồ đo điện vạn năng thông thường sẽ có 4 chức năng chính đó là: Đo dòng điện, đo điện áp, đo điện trở và đo thông mạch. Cụ thể:

– Đo dòng điện (A): Chức năng cơ bản nhất của thiết bị này đó chính là xác định dòng điện xoay chiều và dòng điện một chiều.

– Đo điện áp (V): Thiết bị có thể đo được điện áp một chiều (mỏ pin…) và điện áp xoay chiều (nguồn điện 220V…)

– Đo điện trở (Ω)

– Kiểm tra thông mạch: Đồng hồ có thể giúp người dùng xác định xem các dây dẫn có được nối chuẩn xác và đang hoạt động tốt hay không.

da dang chuc nang do dien
Đa dạng chức năng đo lường điện

Các tính năng độc đáo khác của thiết bị đo điện vạn năng

Bên cạnh những chức năng đo điện chính kể trên, hiện nay, các dòng VOM được tích hợp thêm nhiều tính năng hữu ích cho công việc của người dùng. Bao gồm:

  • Điều chỉnh dải đo tự động
  • Đo giá trị điện dung (C) của tụ điện
  • Đo độ tự cảm (L) của cuộn cảm
  • Kiểm tra hFE của transistor
  • Đo tần số dòng điện
  • Đo nhiệt độ

Ngoài ra, một số đồng hồ vạn năng hiện đại còn có thêm chức năng bảo vệ chống nhầm chế độ đo, tự động tắt màn hình để tiết kiệm pin, cảm ứng điện không tiếp xúc (NCV), chống cắm nhầm điện, đèn nền, kháng nước và bụi bẩn…

đồng hồ văn nang la gi
Đồng hồ đo điện bỏ túi hiện đại

Hiện nay, vạn năng kế là thiết bị được ứng dụng rộng rãi trong công việc đo lường điện của nhiều ngành nghề, lĩnh vực. Cụ thể:

– Ngành điện – điện tử: Đồng hồ vạn năng giúp người dùng kiểm tra và lắp đặt mạch điện chính xác, đo thông số cuộn cảm, kiểm tra – sửa chữa điện thoại, mạch điện ô tô…

– Ngành sản xuất: Thiết bị giúp xác định được nguồn năng lượng phù hợp cho quá trình sản xuất sản phẩm có sử dụng nguồn điện.

– Thiết bị có khả năng tìm ra được chính xác vị trí, chi tiết linh kiện bị hỏng, giúp người dùng tiến hành sửa chữa hoặc thay thế kịp thời.

Hướng dẫn sử dụng đồng hồ vạn năng đúng cách nhất

Tuỳ vào chức năng đo mà bạn lựa chọn thì thao tác sử dụng thiết bị đo điện này sẽ có nhiều bước khác nhau. Cụ thể:

Sử dụng để đo dòng điện

Để đo cường độ dòng điện, bạn thực hiện theo các bước sau:

– Bước 1: Điều chỉnh thang đo dòng điện mà bạn muốn đo (A- đo dòng điện 1 chiều, A~ đo dòng điện xoay chiều)

– Bước 2: Cắm que đo màu đen vào cổng COM, que đo màu đỏ cắm vào cổng 20A. Lưu ý nếu dòng điện có cường độ nhỏ thì bạn chọn đo ở cổng mA, còn lớn thì đo ở cổng A.

– Bước 3: Cắm que đo màu đen vào cổng COM, que đo màu đỏ vào cổng +

– Bước 4: Chuyển mạch của đồng hồ về vị trí thang đo dòng điện DC 250mA, sau đó rút nguồn điện của mạch ra

– Bước 5: Kết nối que đo màu đỏ vào cực (+), que đo màu đen vào cực (-) và mắc đồng hồ nối với mạch thí nghiệm

– Bước 6: Bật nguồn cho thí nghiệm và đọc kết quả đo được hiển thị trên màn hình.

đồng đi van nang1
Đo dòng điện một chiều và xoay chiều

Sử dụng để đo điện trở

Nếu bạn muốn tiến hành đo điện trở thì thao tác sử dụng vạn năng kế theo các bước sau:

– Bước 1: Chỉnh đồng hồ về chức năng đo điện trở (ký hiệu Ω)

– Bước 2: Cắm que đo màu đen vào cổng COM, que đo màu đỏ vào cổng V/Ω

– Bước 3: Cắm que đo màu đen vào cổng COM, còn que đo màu đỏ cắm vào cổng (+)

– Bước 4: Đặt hai que đo của đồng hồ vào vị trí hai đầu điện trở, sau đó chọn thang đo phù hợp (sao cho độ lệch kim khoảng 1/2 thang đo) và đọc kết quả.

đồng hồ văn nang đồ điện tro
Đo điện trở bằng đồng hồ VOM

Sử dụng để đo thông mạch

Khi bạn cần kiểm tra các ô cắm, công tắc hoặc dây điện trong nhà có đang sử dụng tốt hay không thì cần tiến hành đo thông mạch theo quy trình sau:

– Bước 1: Chuyển đồng hồ về thang đo X1 ở chức năng đo điện trở (đối với đồng hồ kim), chuyển qua chế độ đo thông mạch (đối với đồng hồ điện tử hiện số)

– Bước 2: Đưa hai đầu que đo chạm vào hai đầu dây dẫn để tiến hành kiểm tra

– Bước 3: Nếu trên màn hình thiết bị không hiển thị giá trị, chức tỏ dây dẫn bị hư hỏng. Còn nếu kim đồng hồ đi lên kèm theo cảnh báo còi âm thanh thì tức là dây còn hoạt động tốt.

Sử dụng để đo tụ điện

Nếu muốn kiểm tra xem tụ điện có còn hoạt động tốt hay không, bạn cần xác định loại tụ điện trước khi sử dụng đồng hồ vạn năng để đo. Cụ thể: Nếu là tụ gốm thì cần sử dụng thang đo 1 kΩ hoặc 10kΩ, còn nếu là tụ hoá thì dùng thang đo 1Ω hoặc 10Ω. Quan sát kết quả trên màn hình để đưa ra nhận định:

  • Nếu kim đồng hồ di chuyển chạy lên nhưng không quay về vị trí cũ, chứng tỏ tụ điện đã bị dò
  • Nếu kim phóng nạp khi đang đo tụ điện thì chứng tỏ tụ vẫn còn hoạt động tốt
  • Nếu kim đi tới vạch 0Ω nhưng không di chuyển về vị trí lúc đầu thì khả nnawg tụ điện C3 đã bị chập.
cach su dung dong ho van nang 2
Đo tụ bằng đồng hồ vạn năng đơn giản

Lưu ý khi sử dụng đồng hồ đo điện vạn năng

Đây là một thiết bị đo điện hiện đại nên người dùng cần chú ý thao tác đúng hướng dẫn để đảm bảo an toàn và đo chính xác. Ngoài ra, bạn cần lưu ý thêm một số vấn đề sau:

  • Điều chỉnh đồng hồ đúng chức năng được ký hiệu thì mới cho kết quả đo chính xác
  • Cắm các que đo vào đúng các cổng đã hướng dẫn để lấy được thông số đo cần thiết
  • Lựa chọn thang đo phù hợp với đại lượng cần đo trước khi tiến hành phép đo
  • Ngắt que đo ra khỏi điểm đang đo trước khi bạn muốn chuyển sang thang đo khác
  • Khi không sử dụng, bạn hãy đặt chuyển mạch về vị trí nút OFF hặc thang đo điện áp AC mức lớn nhất
  • Tuyệt đối không được để thang đo điện trở/dòng điện khi cần đo điện áp AC vì đồng hồ sẽ hỏng ngay
  • Không được để nhầm thang đo dòng điện khi đo nguồn AC vì sẽ làm hỏng đồng hồ
  • Không được để nhầm thang đo điện trở khi đo nguồn AC vì sẽ làm hỏng các điện trở bên trong đồng hồ

Nên mua đồng hồ đo điện vạn năng ở đâu chất lượng, giá rẻ?

Hiện nay, đồng hồ vạn năng là một thiết bị đo điện thông dụng nhất nên được bán rộng rãi trên thị trường. Tuy nhiên, để đảm bảo không mua phải hàng giả, hàng kém chất lượng, bạn cần lựa chọn địa chỉ cung cấp uy tín. TKTECH là một trong những đơn vị chuyên cung cấp thiết bị đo điện chất lượng cao hơn 10 năm qua. Các sản phẩm mà cửa hàng phân phối đều cam kết có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, chế độ bảo hành đầy đủ.

Đặc biệt, tại cửa hàng TKTech hiện đang có rất nhiều mẫu mã đồng hồ vạn năng đến từ các thương hiệu đình đám như Fluke, Hioki, Kyoritsu, Tenmars, Extech, SEW, PeakTech… với nhiều mức giá khác nhau. Đảm bảo bạn có thể lựa chọn được một sản phẩm phù hợp nhất với nhu cầu sử dụng của mình. Nếu cần tư vấn thêm, xin mời liên hệ hotline 028 668 357 66 để được hỗ trợ tận tình nhé!

(6)
(4)
(7)
(6)
(10)
(7)
(6)
(9) 1.230.000
(7)
(8)
(5)
(8)
(8)
(6)
(13)
(12)