Hiển thị 1–20 của 37 kết quả

Hiển thị 1–20 của 37 kết quả

Máy đo áp suất vi sai, chân không, tuyệt đối, chênh lệch (Pressure Meter)

Đo lường áp suất trong các thiết bị là hoạt động không thể thiếu để đánh giá chất lượng, tình trạng hoạt động của thiết bị. Tầm quan trọng của áp suất thì chúng tôi đã nhắc ở bài trước. Còn hôm nay, bài viết sẽ hướng dẫn bạn cách sử dụng máy đo áp suất để cho ra kết quả tốt. Cùng với đó là giới thiệu số loại máy chất lượng, được sử dụng phổ biến hiện nay cho bạn lựa chọn.

Áp suất là gì? Áp suất được tính như thế nào?

Áp suất (ký hiệu là p hoặc P) được dùng để chỉ một đại lượng vật lý. Chính là lực trên một đơn vị diện tích tác dụng theo chiều vuông góc với bề mặt của một vật thể nhất định.

Áp suất là gì? Áp suất được tính như thế nào?

Trong hệ SI, đơn vị của áp suất được đo bằng Newton trên 1 mét vuông (N/m2) và được gọi bằng Pascal (Pa). Áp suất của một 1Pa là rất nhỏ, 1kPa = 1000Pa.

Công thức tính áp suất: P = F/S

Trong đó:

– P là áp suất

– F là áp lực tác dụng trên bề mặt bị ép với diện tích (S)

>>> Nếu bạn muốn tìm hiểu chi tiết về các đơn vị đo áp suất có thể xem nhanh tại: Đơn vị đo áp suất

Máy đo áp suất (Pressure Meter) là gì?

Đây là những chiếc máy đo kỹ thuật số cho phép đo áp lực của chất khí, chất lỏng bên trong các các thiết bị kín như tàu, nồi hơi… Máy đo giúp người dùng xác định được độ áp suất của các sản phẩm. Để xem chúng có đạt yêu cầu về chất lượng hay không.

Thiết bị đo áp suất dùng để làm gì?

Thiết bị này được sử dụng khá rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Từ sản xuất công nghiệp, nghiên cứu, thí nghiệm cho đến giáo dục.

Đối với ngành công nghiệp

Đây là một trong những thiết bị không thể thiếu trong lĩnh vực hóa dầu, lọc dầu, chế biến thực phẩm… Nhờ nó mà các nhà sản xuất có thể xác định được mức độ áp suất trong các bình hóa dầu, lọc dầu. Từ đó đảm bảo được độ an toàn cũng như chất lượng của sản phẩm.

Máy sử dụng hiệu quả trong việc đo kiểm áp suất cho các loại khí gas, nước, áp suất xăng dầu, chất lỏng, dung môi… trong các bình chứa, đường ống dẫn.

Công tác kiểm tra áp suất này là để đảm bảo an toàn, tránh các sự cố hỏng hóc do áp suất ở mức quá cao.

Trong thí nghiệm, nghiên cứu

Thiết bị đo áp suất cũng được sử dụng để phục vụ công việc nghiên cứu ra những sản phẩm mới. Thiết bị cũng được sử dụng trong giảng dạy tại các phòng nghiên cứu, thí nghiệm.

Một số công tác chuyên môn khác

Ngoài ra, thiết bị đo áp suất còn được dùng để so sánh, đo độ chênh lệch áp suất. Trong ngưỡng từ  -55 H2O đến +55 H2O (2 psi)…

Máy có thể đo được 11 đơn vị áp suất khác nhau như:  H2O, pis, bar, mbar, Kpa, inHg, mmHg, ozin2, ftH2O, kgcm…

Máy đo áp suất được cấu tạo như thế nào?

Thiết bị hiện đại này có cấu tạo bao gồm một máy chính, ống silicon và một đầu đo cảm biến áp suất.

– Máy chính có thiết kế với bộ xử lý dữ liệu được đặt bên trong.

– Vỏ ngoài của máy được thiết kế với màn hình hiển thị. Phía dưới là các phím bấm cài đặt, chuyển đổi giữa các đơn vị đo áp suất.

– Đầu đo cảm biến áp suất là một cảm biến áp suất tiếp xúc trực tiếp trên bề mặt cần đo.

– Ống silicon kín, chân không để truyền tải dữ liệu từ đầu cảm biến áp suất về máy chính.

Nguyên lý hoạt động của máy đo áp suất 

Khi đặt đầu đo cảm biến áp suất trên trên bề mặt của thiết bị cần đo. Đầu cảm biến sẽ sử dụng nguyên lý đo áp suất dựa trên lực căng của bề mặt. Áp lực sẽ tác động và làm thay đổi màng bên trong đầu đo. Lúc đó, bộ xử lý của đầu đo sẽ tiến hành phân tích để tính được áp suất của vật cần đo.

Đầu cảm biến áp suất sẽ đưa ra tín hiệu từ 4 – 20mA đến máy chính. Máy sẽ thực hiện phân tích tiến hiệu để thông báo độ áp suất ngay trên màn hình hiển thị.

Hướng dẫn sử dụng máy đo áp suất

Hướng dẫn sử dụng thiết bị đo áp suất chính xác

Bất cứ ai cũng có thể sử dụng thiết bị này dễ dàng nếu thực hiện theo các bước sau đây:

Bước 1: Nhấn nút Bật/Tắt nguồn để khởi động máy.

Bước 2: Đặt đầu đo cảm biến đến vị trí trên thiết bị cần đo.

Bước 3: Giữ và đọc số liệu được hiển thị trên màn hình cùng với đơn vị đi kèm.

Bước 4: Bạn có thể lựa chọn phím chuyển đổi giữa các đơn vị đo để để đo áp suất theo đơn vị mong muốn.

Chú ý:

Mỗi thiết bị đo áp suất sẽ có những cách sử dụng, cách hiệu chỉnh đầu đo khác nhau. Để máy hoạt động hiệu quả và chính xác nhất. bạn nên đọc kỹ cách sử dụng máy trên quyển hướng dẫn sử dụng đi kèm.

Những lưu ý cần thiết khi sử dụng

Luôn đảm bảo sử dụng máy đo đúng cách.

Có phương pháp bảo quản thích hợp để duy trì được tuổi thọ cho thiết bị.

Khi đo, đầu đo cần đặt ở những vị trí bằng phẳng, không có dị vật. Như vậy mới đảm bảo kết quả đo được chính xác.

Sau khi sử dụng cần phải tắt nguồn điện, bảo quản cảm biến đúng quy định.

Bảo quản máy đo tại những nơi khô thoáng, không đặt dưới ánh nắng mặt trời.

Không đặt máy tại những nơi có thể bị rơi, dễ va đập làm ảnh hưởng đến máy và cảm biến áp suất.

Trong quá trình di chuyển, cần đặt máy trong hộp để tránh va đập.

Có những thiết bị đo áp suất nào?

Mỗi kiểu đo sẽ phù hợp với một dòng máy đo áp suất nhất định. Do vậy, bạn đừng bỏ qua những gợi ý dưới đây nhé!

Máy đo áp suất tuyệt đối

Áp suất tuyệt đối hay còn gọi là áp suất chân không tuyệt đối.

Do vậy, nếu bạn cần đo áp suất chân không thì nên chọn các loại máy đo áp suất tuyệt đối. Những chiếc máy này có thể đo được áp suất chân không khí quyển. Một số dòng máy được sử dụng phổ biến như: HT-1895, HT-1891, MP55…

Máy đo áp suất vi sai

Kiểu đo áp suất vi sai là việc đo áp suất trong một khu vực kín nhất định. Hoặc trong đường ống khi được tiến hành đo với các áp suất khác nhau. Kết quả chính là sự chênh lệch áp suất giữa hai vật thể đo.

Kết quả này không tính đến áp suất của hai bên so với áp suất khí quyển. Một số loại máy phổ biến như Kimo MP50, Kimo MP51, Testo 510,…

Máy đo áp suất calip

Kiểu đo này sử dụng để đo áp suất ở các không gian nhất định hoặc đường ống và được so với áp suất khí quyển. Đây cũng là kiểu đo được sử dụng phổ biến để xác định áp suất cho các thiết bị máy móc khác.

Loại máy đo áp suất nào tốt nhất hiện nay?

Để có quyết định lựa chọn được thiết bị đo áp suất chất lượng cho công việc. Bạn nên tham khảo ngay những thiết bị đo áp suất đang được sử dụng phổ biến hiện nay.

Máy đo độ áp suất Miko MP 50

Là thiết bị đo áp suất cầm tay chuyên dụng, có thể đo được áp suất chênh lệch. Kimo MP 50 mang đến những tính năng hoạt động đa dạng để đảm bảo độ chính xác cao.

Thiết bị đo áp suất Miko MP 50

– Phạm vi đo từ -1000 đến + 1000Pa

– Độ phân giải cao lên tới 1 Pa

– Độ chính xác ±0.5% – ±2 Pa

– Thiết kế nhỏ gọn, trọng lượng nhẹ

– Cho phép giữ kết quả đo được

– Hoạt động bằng pin 180 giờ

Máy đo chênh lệch áp suất Kimo MP51

Hãng Kimo – Pháp nổi tiếng thế giới về sản phẩm chất lượng, độ bền cao, đáp ứng yêu cầu sử dụng.

Máy đo chênh lệch áp suất Kimo MP51

– Khoảng đo áp suất rộng: từ -1000 đến + 1000mmH20

– Độ chính xác: ± 0,5% – ± 2 mm H20

– Kích thước nhỏ gọn, sử dụng chất liệu nhựa chịu nhiệt, chịu lực tốt.

– Thiết kế cầm tay dễ bỏ túi, linh hoạt trong nhiều trường hợp đo

Máy đo chênh lệch áp suất Testo 510

Testo 510 có lối thiết kế đơn giản, nhỏ gọn cùng trọng lượng nhẹ. Đấy chắc chắn sẽ là loại máy đo cầm tay thuận tiện cho nhiều vị trí khác nhau.

– Kết hợp ống pitot đo được tốc độ dòng chảy của khí.

– Độ chính xác: ±0.03 hPa (0 đến 0.30 hPa)/±0.05 hPa (0.31 đến 1.00 hPa).

– Có thể chuyển đổi giữa các đơn vị đo: hPa, mbar, Pa mmH2O, mmHg, inH2O, inHg, psi, m/s, fpm.

Máy đo chênh lệch áp suất Testo 510

Mua thiết bị đo áp suất chính hãng, chất lượng ở đâu?

Để đảm bảo máy mau về hoạt động tốt, đo chính xác cùng độ bền cao. Người mua phải tham khảo các địa chỉ chính hãng. TKTech hiện đang là đơn vị hàng đầu chuyên cung cấp các máy đo áp suất được nhập khẩu trực tiếp từ các nhà sản xuất uy tín như Testo, Kimo, Extech, Total meter…

Chúng tôi luôn cam kết sản phẩm chất lượng, chính hãng 100%, đầy đủ CO – CQ. Hãy nhanh tay gọi điện để được tư vấn chọn thiết bị đo áp suất loại tốt nhất, phù hợp với lĩnh vực, môi trường đo đạc mà bạn cần nhất!

(4) Liên hệ
(4) Liên hệ
(4) Liên hệ
(4) Liên hệ
(5) Liên hệ
(6) Liên hệ
(5) Liên hệ
(10) Liên hệ
(4) Liên hệ
(4) Liên hệ
(3) Liên hệ
(5) Liên hệ
(5) Liên hệ
(3) Liên hệ
(5) Liên hệ
(4) Liên hệ
(3) Liên hệ
(5) Liên hệ
(3) Liên hệ