Đồng hồ đo áp suất
Một trong những thiết bị đo lường áp suất phổ biến và hiệu quả nhất hiện nay đó chính là đồng hồ đo áp suất. Tuy nhiên, không hẳn ai cũng hiểu rõ về đặc điểm cấu tạo, nguyên lý hoạt động và đo áp suất có những loại đồng hồ phổ biến nào? Mời bạn đọc tham khảo chi tiết hơn trong bài viết dưới đây dưới đây.
Đồng hồ đo áp suất là gì?
Thiết bị này còn có tên là áp kế, đây là một thiết bị được sử dụng để đo áp suất của nước, áp suất khí nén, dầu thủy lực… Hiện nay, chúng có nhiều loại khác nhau với nhiều kiểu dáng, kích cỡ, vật liệu cũng như độ chính xác để phù hợp cho từng tiêu chuẩn, mục đích và ứng dụng khác nhau.
Tuy nhiên, đa số các đồng hồ dạng này đều được sản xuất theo kiểu bourdon. Tức là áp suất đi vào ống bourdon rỗng bên trong. Khi áp suất tăng làm ống bourdon giản nở ra. Thông qua các bánh răng truyền động kim đồng hồ sẽ di chuyển. Mặt đồng hồ với các chữ số biểu thị áp suất sẽ cho chúng ta biết được vị trí của kim đồng hồ với áp suất tác động vào ống bourdon.
Tìm hiểu về cấu tạo của đồng hồ đo áp suất
Một thiết bị thường có các bộ phận chính như:
– Vòng Bezel được dùng để lắp với vỏ đồng hồ.
– Kính của đồng hồ: đối với một số dòng tiêu chuẩn cao sẽ là loại kính an toàn 4mm chống va đập.
– Vòng đệm bằng cao su (Gasket hay O-ring): có nhiệm vụ làm kín, chống rò rỉ dầu đối với loại đồng hồ có dầu chống rung.
– Mặt hiển thị (Dial) với các chữ số tương ứng với thang đo của đồng hồ áp suất.
– Vỏ của đồng hồ (Case) giúp chứa ống Bourdon (7) và bảo vệ đồng hồ tránh va đập.
– Lỗ thoát khí an toàn.
– Ruột cảm biến: là loại ống Bourdon, với biên dạng “C” cho áp suất ≤60 Bar, với dây quấn xoắn ốc cho áp suất ≥ 60 Bar.
– Nắp đậy phòng nổ sẽ bung ra khi ống Bourdon bên trong bị phá vỡ. Áp suất tăng đột ngột làm cho nút chịu quá áp này bung ra, không làm đồng hồ bị nổ gây ảnh hưởng cho người vận hành và dây chuyền sản xuất.
– Ren kết nối: nếu khác kiểu ren kết nối thì không thể lắp được với nhau.
Nguyên lý đo áp suất của đồng hồ
Áp suất được truyền lên từ ren kết nối sau đó được nén trong ống Bourdon. Khi áp suất tăng làm cho ống Bourdon giãn nở ra theo chiều ngược kim đồng hồ. Thông qua các cơ cấu truyền động sự giãn nở ống bourdon làm cho kim đồng hồ quay. Dựa vào các vạch chia trên mặt hiển thị của đồng hồ chúng ta biết được thang đo của áp suất tại vị trí cần đo.
Lưu ý: đồng hồ áp suất âm ống Bourdon sẽ có áp suất -1…0 bar hoặc -760mmHg – 0 mmHg và chiều hoạt động ống Bourdon ngược lại so với đồng hồ áp suất thông thường bắt đầu từ 0 bar.
Phân loại đồng hồ đo áp suất
Thiết bị này được sử dụng phổ biến trong nhiều lĩnh vực: đo áp suất lốp xe máy – ô tô, đo áp suất nước, đo áp suất khí nén, đo áp suất dầu, đo áp suất gas máy lạnh, đo áp suất dầu thuỷ lực, đo áp suất chân không… với nhiều loại khác nhau:
> Bài viết liên quan có thể bạn quan tâm
Đồng hồ đo áp suất dạng cơ
Thiết bị này có cấu tạo chính là một ống cong rỗng nằm trong vỏ đồng hồ. Việc giãn nở theo áp suất sẽ giúp bơm đo lường áp suất. Ưu điểm của loại đồng hồ này là giá thành thấp, sử dụng phổ biến cho nhiều ứng dụng, chất đo lường như dầu, nước, gas, khí, hóa chất không ăn mòn.
Đối với loại đồng hồ cơ này sẽ có 2 loại mặt đồng hồ khác nhau là có dầu và không dầu. Đồng hồ áp suất chứa dầu sẽ có một lượng chất lỏng bên trong đồng hồ. Thường là Glycerin, Food hoặc Silicone.
Ưu điểm của đồng hồ áp suất có dầu
– Giảm rung động trên đường ống tác động lên kim đồng hồ.
– Khi áp suất thay đổi đột ngột đồng hồ áp suất không dầu có thể bị gãy kim. Khi có dầu sẽ làm giảm sự rung động giúp cho người vận hành để xem giá trị áp suất trên mặt đồng hồ.
– Dầu không chỉ nằm ở mặt đồng hồ mà còn ngập hết các bộ phận truyền động bên trong làm giảm ma sát, hao mòn giữa các bộ phận góp phần làm tăng tuổi thọ của đồng hồ.
– Dầu bên trong đồng hồ giúp giảm sự ngưng tụ của hơi nước khi ở nhiệt độ cao.
– Dầu dạng glycerine được sử dụng trong hầu hết các ứng dụng với giá thành thấp hơn rất nhiều so với silicone oil và food oil. Đối với đồng hồ áp suất 3 kim chúng ta phải sử dụng silicone oil bởi silicon cách điện.
Đồng hồ áp suất điện tử
Đây là dòng sản phẩm có khả năng hiển thị giá trị bằng số, có khả năng chống rung và kết quả đo lường chính xác cao. Cấu tạo chính của loại đồng hồ này gồm bộ phận cảm biến và bộ phận hiển thị kết quả. Chúng thường được dùng để đo áp suất nước, khí nén, hiệu chuẩn… ở những hệ thống đòi hỏi độ chính xác cao.
Đồng hồ đo áp suất màng
Loại đồng hồ dạng màng thường được sử dụng để đo lường áp suất trong các hệ thống chất có độ nhớt cao (bột giấy, giấy, nhựa, nước thải…) hoặc các môi trường có tính ăn mòn (Clo, axit…). Cấu tạo nổi bật của thiết bị này là có thêm bộ phận màng ngăn cách ly giữa môi trường ưu chất và các bộ phận khác của đồng hồ. Do đó hạn chế được tình trạng nghẹt đường dẫn vào bộ phận đo như các loại đồng hồ thông thường.
Đồng hồ áp suất tiếp điểm – 3 kim
Đây là một trong các loại đồng hồ sử dụng để đo áp suất phổ biến hiện nay. Thiết bị được dùng để đóng cắt tự động cho các thiết bị đã kết nối của hệ thống (máy bơm, máy nén khí, bơm chân không…). Và sử dụng rộng rãi trong các bơm của nhà máy thủy điện, sản xuất hóa chất, hệ thống xử lý nước thải…
Cấu tạo của nó nổi bật với 3 kim:
+ Màu đen: Giá trị đo thực tế của hệ thống
+ Kim mức áp suất cao (thường là màu xanh): hiển thị giá trị ngưỡng áp suất cao. Khi giá trị áp suất thực tế vượt qua giá trị này, thì tiếp điểm mở ra và tắt các thiết bị kết nối sẵn.
+ Kim mức áp suất thấp (thường là màu đỏ): hiển thị ngưỡng áp suất thấp nhất. Khi áp suất thực tế thấp hơn giá trị này, tiếp điểm đóng lại để các thiết bị được kết nối khởi động.
Đồng hồ đo áp suất chân không
Áp suất chân không hay còn được gọi là áp suất âm với các đơn vị đo mmHg, bar, Torr, Psi… để biểu thị lượng vật chất còn lại trong một khoảng không nhất định. Trong một không gian có áp suất chân không càng lớn thì lượng vật chất bên trong càng nhỏ.
Tới một giá trị chân không đạt 0 bar – 0 Torr – 0 Kpa – 760mmHg thì đạt mức chân không tuyệt đối. Tức là không còn vật chất bên trong, nếu so với áp suất khí quyển sẽ là áp suất âm : -1 bar, -760mmHg, -1kg/cm2… Do đó, loại đồng hồ này sẽ có giá trị từ -1…0 bar, 0 bar tại áp suất môi trường, -1 bar tại áp suất tuyệt đối – chân không.
Đồng hồ đo áp suất thấp
Đây là một thiết bị cơ học với bộ phận con nhộng/hộp xếp (capsule) để cảm ứng, đo và hiển thị các giá trị áp suất thấp của một hệ thống. Dải đo của loại đồng hồ này thường là dưới 600mbar (tương đương 0.6 bar = 60Kpa = 8.7 psi). Do đó, thiết bị này thường được dùng để đo áp suất của khí sạch (khí gas, phòng sạch, các khu vực sản xuất linh kiện điện tử, y tế…) chứ không dùng để đo các loại chất lỏng hay khí bẩn.
Các tiêu chí khi lựa chọn đồng hồ đo áp suất
Để có thể chọn được sản phẩm đúng kỹ thuật – tiết kiệm chi phí một cách tối đa thì bạn cần chú ý những thông số sau đây:
– Dải đo/thang của đồng hồ
– Môi chất cần đo là môi chất gì
– Đường kính mặt đồng hồ
– Kiểu chân kết nối
– Nhiệt độ làm việc.
Kết luận
Cũng giống như các thiết bị đo lường khác, các đồng hồ đo có thể và nên được hiệu chuẩn định kỳ để xác nhận rằng chúng đang làm việc một cách chính xác. Những dụng cụ đo áp suất này được sử dụng cho các hoạt động có tính chất nhạy cảm, liên quan tới chất lượng và độ an toàn nên đòi hỏi độ chuẩn xác cực cao, gần như tuyệt đối.
Bạn có thể tham khảo một số sản phẩm đồng hồ đo áp suất được TKTECH cung cấp ở phía dưới đây. Hoặc liên hệ qua hotline để được tư vấn cụ thể hơn về từng dòng sản phẩm. Giá của các đồng hồ dạng cơ sẽ thấp hơn nên được chọn sử dụng nhiều hơn loại điện tử hoặc đồng hồ 3 kim. Tại TKTECH luôn cam kết cung cấp các loại đồng hồ đo áp suất chất lượng tốt, độ chính xác cao và giá thành cạnh tranh.
Với 15 năm kinh nghiệm. Công ty TKTech chúng tôi chuyên phân phối các sản phẩm đồng hồ áp suất chất lượng của các hãng đồng hồ hàng đầu thế giới từ các nước như Đức, Pháp, Hà Lan, Nhật Bản... Quý khách mua hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi:Công ty Công Nghệ TK (TKTech)Địa chỉ: 232/14 đường số 9, phường 9, Gò Vấp, HCMWebsite: tktech.vnEmail: info@tktech.vn | Hotline: 094.777.888.4