Cách đo và kiểm tra IGBT sống hay chết bằng đồng hồ vạn năng

Khi nói tới các linh kiện điện tử có chức năng đóng ngắt mạch chính xác. Bạn sẽ được nghe tới một linh kiện có tên là IGBT – Một linh kiện cao cấp, hiện đại nhất trên thị trường. Vậy IGBT là gì? Cách đo và kiểm tra IGBT sống hay chết bằng đồng hồ vạn năng như thế nào? Hãy theo dõi bài viết sau để biết thêm về loại linh kiện này nhé!

IGBT là thiết bị gì?

IGBT-Linh-kien-ban-dan-pho-bien-trong-cac-thiet-bi-dien-dien-tu
IGBT – Linh kiện bán dẫn phổ biến trong các thiết bị điện, điện tử

IGBT là viết tắt của cụm từ Insulated Gate Bipolar Transistor. IGBT là một Transistor có cực điều khiển cách ly – một linh kiện bán dẫn công suất 3 cực.

IGBT sở hữu khả năng đóng cắt nhanh của MOSFET, vừa có thể chịu được mức tải lớn như Transistor thông thường. Chính vì vậy nên thay vì sử dụng các thiết bị chuyển mạch điện tử như BJT (Bipolar Junction Transistor) và MOSFET. Nó là các linh kiện bị hạn chế khi hoạt động ở dòng điện cao. Thì hầu hết hiện nay tất cả thiết bị đều sử dụng IGBT.

IGBT cũng là phần tử được điều khiển bằng điện áp, cho nên công suất điều khiển yêu cầu sẽ cực kỳ nhỏ. Hiện nay, công nghệ IGBT được ứng dụng khá phổ biến ở hầu hết các thiết bị máy hàn điện tử, biến tần, Servo Drive… Đặc biệt là sử dụng linh kiện IGBT vào bếp từ.

IGBT có ứng dụng như thế nào? Cách đo và kiểm tra IGBT sống hay chết bằng đồng hồ vạn năng 

Với nhiều ưu điểm nổi trội, IGBT được ứng dụng khá rộng rãi cho nhiều linh vực như:

– Sử dụng IGBT trong trình điều khiển động cơ một chiều và xoay chiều.

– Dùng để kết hợp đặc tích gate-drive đơn giản của MOSFET với điện áp cao và bão hòa thấp của transistor lưỡng cực.

– Dùng trong hệ thống cung cấp điện không kiểm soát (UPS)

– Dùng trong nguồn cấp điện có chế độ chuyển mạch (SMPS)

– Sử dụng trong gia nhiệt cảm ứng và điều khiển động cơ kéo

Nhận xét: thực tế thì IGBT được đánh giá là một linh kiện khá giống với Transistor bởi vì nó có chức năng đóng cắt siêu nhanh. Chính vì vậy, trong ngành điện công nghiệp thì công nghệ IGBT được ứng dụng khá phổ biến trong các máy hàn điện tử, máy cơ khí, máy cắt plasma… Tại đây, IGBT đóng vai trò là bộ biến tần rất hiệu quả.

Linh-kien-IGBT-duoc-dung-dong-ngat-mach-nhanh-chong
Linh kiện IGBT được dùng đóng ngắt mạch nhanh chóng

Bên cạnh đó, IGBT còn được ứng dụng trong công việc vận hành và lắp đặt máy nung cao tần. Nhờ linh kiện này, máy nung sẽ hoạt động ổn định hơn, cho khả năng chuyển mạch điện nhanh, đảm bảo quá trình vận hành nhanh chóng, hiệu quả. Nhờ đó, tiết kiệm tối đa chi phí và nâng cao năng suất lao động cho người sử dụng.

Vì sao cần đo và kiểm tra IGBT sống hay chết?

Tuy nhiên, trong quá trình thiết bị hoạt động sẽ có nhiều yếu tố tác động làm cho các linh kiện bên trong nó bị hư hỏng. Trong số đó sẽ có cả linh kiện IGBT nên bạn cần nắm được cách đo và kiểm tra IGBT sống hay chết bằng đồng hồ vạn năng để có phương án sửa chữa kịp thời.

Trước khi tiến hành quy trình đo kiểm linh kiện IGBT, người dùng cần lưu ý phải kiểm tra, đánh giá kỹ các yếu tố liên quan đến thông số. Để tránh các trường hợp hỏng hóc không cần thiết khi lắp thiết bị vào mạch điện.

Một số nguyên tắc cần nhớ khi kiểm tra IGBT như sau:

– Phải đảm bảo an toàn về điện, tránh phát sinh tĩnh điện trong quá trình kiểm tra. Bởi như thế sẽ khiến cho thiết bị của bạn dễ bị hỏng

– Mức điện áp ở cổng Gate và Emitter không nên để lớn hơn mức điện áp quy định của IGBT.

– Trong trường hợp cổng Gate bị hở thì bạn cần phải duy trì mức điện áp giữa Emitter và Collector thấp hơn 20V.

– Đồng hồ vạn năng sử dụng để đo IGBT phải có chức năng kiểm tra diode.

Hướng dẫn cách đo và kiểm tra IGBT sống hay chết bằng đồng hồ vạn năng

Cau-tao-va-nguyen-ly-hoat-dong-cua-IGBT
Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của IGBT

Bạn sử dụng một chiếc đồng hồ vạn năng có thang đo 10K (điện áp kích ngưỡng 9VDC). Cực dương của đồng hồ là que đo màu đen, còn cực âm đồng hồ là que đo màu đỏ. Sau đó tiến hành kiểm tra IGBT sống hay chết theo các bước hướng dẫn sau:

Bước 1: Xả điện áp giữa 3 chân G – C – E để IGBT không còn điện áp kích chân G. Lúc này, bạn đưa que đo màu đen kết nối với chân C hoặc chân E. Còn que đo màu đỏ kết nối với chân G.

Bước 2: Đo và kiểm tra 2 chân C, E (sẽ có một chiều kim lên). Bạn tiến hành chạm que đo màu đen vào chân C và chạm que đo màu đỏ vào chân E của IGBT. Lúc này thì kim của đồng hồ vạn năng sẽ không lên.

Sau đó, tiếp tục chạm que đo màu đen vào chân E và que đo màu đỏ chạm vào chân C. Lúc này kim chỉ thị đồng hồ vạn năng sẽ di chuyển lên. Thang kim sẽ lên gần sát vạch tối đa, nằm giữa 0 và 1 chứng tỏ IGBT đang tốt.

Bước 3: Thực hiện kích chân G của linh kiện IGBT bằng cách: chạm que đo màu đen vào chân G, còn que đo màu đỏ chạm vào chân C hoặc chân E.

Bước 4: Tiến hành kiểm tra sau khi kích chân G – Cách đo và kiểm tra IGBT sống hay chết bằng đồng hồ vạn năng 

Lúc này bạn kiểm tra xem sau khi kích xong thì chân C và chân E sẽ như thế nào?

– Tiến hành cắm que đo màu đen vào chân C, que đo màu đỏ vào chân E: Nếu đồng hồ vạn năng lên kim (thang kim lên gần sát vạch tối đa, nằm giữa 0 và 1) thì chứng tỏ cặp chân C-E của IGBT đang rất tốt, IGBT đã được kích và còn điều khiển tín hiệu kích tốt.

– Cắm que đo màu đen kết nối với chân E, que đo màu đỏ kết nối với chân C: Nếu thấy kim đồng hồ vạn năng di chuyển lên trên (thang kim lên gần sát vạch tối đa, nằm giữa 0 và 1). Như vậy chứng tỏ cặp chân E – C của IGBT tốt, cặp chân thể hiện bằng hình Diode của IGBT còn tốt.

Bước 5: Kiểm tra 2 chân còn lại của IGBT đó là G – C

Tiến hành đo và kiểm tra 2 chân G – C của IGBT để xem có bị rò hay bị thủng không bằng cách:

– Đặt que đo màu đen vào chân G, que đo màu đỏ vào chân C nhưng lúc này kim không lên

– Đặt que đo màu đen vào chân C, que đo màu đỏ cắm vào chân G và lúc này kim không lên

Cach-kiem-tra-IGBT-bang-dong-ho-van-nang-kim
Cách kiểm tra IGBT bằng đồng hồ vạn năng kim

Bước 6: Đo bổ sung và kiểm tra lớp bán dẫn giữa các cực – Cách đo và kiểm tra IGBT sống hay chết bằng đồng hồ vạn năng 

Sau khi hoàn thành 5 bước kiểm tra IGBT bằng đồng hồ kim ở trên. Nếu thấy linh kiện này thỏa mãn tất cả các phép đo, thì bước tiếp theo, chúng ta sẽ tiến hành đo lớp tiếp dẫn của IGBT:

– Cắm que đo màu đỏ vào chân E, que đo màu đen đặt vào chân C. Lúc này đồng hồ hiển thị điện áp trong trường hợp này là abcV (Ý nghĩa là điện áp lệch giữa 2 cực bán dẫn P và N còn tốt).

– Cắm que đo màu đỏ vào chân C, que đo màu đen chạm vào chân E. Lúc này đồng hồ hiển thị 0V

Lưu ý: Cấu trúc bán dẫn của IGBT rất giống với MOSFET. Chỉ khác là IGBT có thêm lớp nối với collector tạo nên cấu trúc bán dẫn p-n-p giữa emitter (tương tự cực gốc) với collector (tương tự với cực máng). Chứ không phải là n-n như ở MOSFET. Vậy nên, chúng ta có thể xem IGBT tương đương với một transistor p-n-p với dòng base được điều khiển bởi một MOSFET.

Bạn cũng có thể ứng dụng cách kiểm tra IGBT trên để kiểm tra IGBT bếp từ hoặc kiểm tra IGBT biến tần, giúp hỗ trợ công việc một cách tốt nhất.

Có thể bạn quan tâm

Những mẫu đồng hồ vạn năng hỗ trợ đo IGBT hiệu quả

Bạn có thể thực hiện cách đo và kiểm tra IGBT sống hay chết bằng đồng hồ vạn năng kim hoặc số đều được. Miễn là thiết bị đó phải có chức năng kiểm tra diode (đối với vạn năng số) hoặc có thang đo 10K (đối với vạn năng kim).

Dong-ho-van-nang-Hioki-3244-60-thich-hop-de-kiem-tra-IGBT
Đồng hồ vạn năng Hioki 3244-60 thích hợp để kiểm tra IGBT

Bên cạnh đó, bạn nên chọn các dòng đồng hồ đo điện chất lượng đến từ các thương hiệu uy tín như đồng hồ đo Kyoritsu, Hioki, Fluke… để đảm bảo độ chính xác của kết quả đo. Tất cả các thiết bị này đều được sản xuất trên dây chuyền hiện đại, có độ bền cao, an toàn cho người dùng và đặc biệt là độ sai số cực thấp, đảm bảo hiệu quả đo tốt nhất. Một số sản phẩm mà bạn có thể tham khảo như: – Đồng hồ vạn năng Kyoritsu 1109S, Kyoritsu 1011, Hioki DT4256, Sanwa YX-360TRF, Fluke 17B+…

Trên đây là thông tin về linh kiện IGBT, cách đo và kiểm tra IGBT sống hay chết bằng đồng hồ vạn năng. Hy vọng từ những kiến thức này sẽ giúp bạn tiến hành việc đo kiểm IGBT nhanh chóng, chính xác và an toàn. Nếu bạn có nhu cầu mua đồng hồ vạn năng, vui lòng liên hệ với TKTech để được tư vấn sản phẩm thích hợp với nhu cầu công việc của bạn. TKTech là đơn vị chuyên cung cấp thiết bị, dụng cụ đo diện chính hãng của các thương hiệu lớn. Mang tới cho quý khách hàng sự lựa chọn đa dạng về đồng hồ vạn năng và yên tâm về chất lượng cũng như dịch vụ.

Bài viết liên quan
Cách bảo quản gạo HIỆU QUẢ để giữ hương vị và dinh dưỡng
Với vai trò là thực phẩm chính trong mỗi bữa ăn của người Việt, việc tìm đúng cách bảo quản gạo không chỉ giúp duy trì hương vị và giá trị dinh dưỡng của gạo. Nó còn giúp bạn ngăn ngừa sâu mọt, nấm mốc và tiết kiệm chi phí…
Dịch vụ hiệu chuẩn nhiệt ẩm kế giá tốt tại TKTECH
Nhiệt ẩm kế là thiết bị giúp xác định chính xác nhiệt độ và độ ẩm tương đối của môi trường, đóng vai trò quan trọng trong nhiều lĩnh vực, từ sản xuất công nghiệp, nghiên cứu khoa học đến bảo quản thực phẩm, điều hòa không khí và y…
cach-lam-giam-do-kiem-cua-dat
Trong nông nghiệp và chăm sóc cây trồng, việc điều chỉnh độ kiềm của đất là một yếu tố quan trọng để đảm bảo sự phát triển và năng suất của cây trồng. Độ kiềm cao có thể gây ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe của cây và chất…
Hiện nay, tiếng ồn trở thành một yếu tố không thể tránh khỏi trong hầu hết các môi trường sống và làm việc. Chính vì vậy, máy đo độ ồn đã trở thành một công cụ không thể thiếu, giúp chúng ta đo lường, giám sát và điều chỉnh mức…

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *