Máy toàn đạc điện tử
Trong lĩnh vực đo đạc khảo sát có một công cụ phổ biến mà ai cũng biết đó chính là máy toàn đạc. Có 2 loại máy toàn đạc được sử dụng phổ biến từ trước tới nay: loại cơ và điện tử. Hiện nay, loại hiển thị điện tử được sử dụng phổ biến hơn vì tính tiện dụng và chính xác. Vậy máy toàn đạc điện tử là công cụ như thế nào, bao gồm những tính năng gì? Cùng tìm hiểu tại bài viết dưới đây nhé!
Khái niệm máy toàn đạc điện tử là gì?
Đây là một thiết bị được sử dụng trong lĩnh vực đo đạc chuyên sâu. Nó được thiết kế để đo các thông số như góc, khoảng cách, độ cao và tọa độ địa lý của các vật thể trên mặt đất. Thiết bị này sử dụng công nghệ điện tử để tăng độ chính xác và hiệu quả công việc của các nhà đo đạc.
Nhờ tích hợp bộ cảm biến góc và khoảng cách, máy tính và các thiết bị hiển thị để lưu trữ và xử lý dữ liệu đo đạc. Thiết bị này có thể đo và tính toán các thông số đo đạc một cách nhanh chóng, chính xác hơn nhiều so với các thiết bị đo đạc cơ học.
Cấu tạo của thiết bị toàn đạc
Thiết bị toàn đạc điện tử bao gồm nhiều bộ phận khác nhau, mỗi bộ phận có chức năng cụ thể để đảm bảo tính chính xác và hiệu quả của quá trình đo đạc. Các bộ phận chính bao gồm:
Thiết bị đo góc và khoảng cách
Bộ phận này bao gồm bộ cảm biến góc và khoảng cách để đo các thông số như góc đo, khoảng cách đo, độ cao và tọa độ địa lý của các vật thể trên mặt đất. Các thông số này sẽ được chuyển đến bộ xử lý để tính toán và lưu trữ.
Bộ xử lý dữ liệu
Đây là bộ phận trung tâm của máy toàn đạc điện tử, chịu trách nhiệm thu thập, xử lý và lưu trữ dữ liệu đo đạc. Bộ xử lý dữ liệu còn cung cấp các tính năng để tính toán và hiển thị kết quả đo đạc một cách nhanh chóng và chính xác.
Thiết bị hiển thị
Bộ phận này cung cấp các thông tin về kết quả đo đạc cho người sử dụng. Các thông tin này thường được hiển thị trên màn hình LCD hoặc ống kính. Các thông tin cũng có thể được lưu trữ trong bộ nhớ để xem lại sau này hoặc truyền qua mạng cho những người khác sử dụng.
Pin và nguồn điện
Dụng cụ này sử dụng các pin hoặc nguồn điện để cung cấp năng lượng cho các bộ phận của nó. Đây là yếu tố quan trọng để đảm bảo thiết bị hoạt động ổn định và đáng tin cậy.
Các tính năng chính của máy toàn đạc điện tử
Đây là một thiết bị đa năng được sử dụng trong rất nhiều công việc đo đạc khác nhau nhờ được trang bị nhiều tính năng như:
Tính năng đo góc
Người dùng có thể sử dụng thiết bị này để bóp ke góc vuông, bẻ các điểm trục giao nhau, đo bố trí tim trục… hoặc đo góc trong đường truyền, lưới tọa độ…
Tính năng đo khoảng cách
Máy sẽ giúp người dùng định khoảng cách giữa 2 mục tiêu như con sông, gò đất… hoặc đo khoảng cách trong đường chuyền, lưới tọa độ..
Tính năng đo cao độ
Máy toàn đạc điện tử còn được ứng dụng trong công tác khảo sát cao độ san lấp, đo lấy cao độ đầu cọc…
>> Xem thêm
- Top 9 máy cân bằng laser 5 tia xanh chất lượng nhất 2022
- Hướng dẫn sử dụng và thay thế mạch máy cân bằng laser
Chương trình đo bố trí điểm
Đây là chương trình đo thông dụng trong tất cả các dòng máy toàn đạc dạng điện tử. Người dùng có thể định vị công trình, bố trí điểm tọa độ một cách nhanh chóng, chính xác.
Chức năng đo khảo sát của máy toán đạc điện tử
Đây là chương trình đo chi tiết thường dùng phục vụ công tác thi công trắc địa, xác định tọa độ, khảo sát hiện trạng, đo vẽ bản đồ địa chính, địa hình.
Đo diện tích và khối lượng
Thiết bị có thể đo và tự động tính toán ra diện tích, khối lượng nhờ khả năng đo các giá trị vị trí chiều cao các điểm khống chế.
Chuyền mốc tọa độ gốc về công trình
Bạn có thể sử dụng thiết bị này để chuyền tọa độ gốc từ vị trí rất xa về công trình, để xây dụng một hệ thống lưới tọa độ, cao độ khống chế cho công trình mà không làm sai lêch tọa độ, giúp thuận lợi cho quá trình thi công.
Đánh giá ưu và nhược điểm của máy toàn đạc dạng điện tử
Bên cạnh các tính năng đa dạng, người sử dụng cần phải xem xét kỹ các ưu và nhược điểm sau đây trước khi quyết định mua và sử dụng.
Ưu điểm của máy toàn đạc
– Độ chính xác cao hơn nhiều so với các máy toàn đạc thủ công. Bởi thiết bị này sử dụng các công nghệ hiện đại (cảm biến, máy tính, tự động đo lường và tính toán các giá trị…)
– Dễ sử dụng: với giao diện thân thiện, bạn có thể sử dụng ễ dàng điều khiển và cài đặt các thông số. Nó cũng cung cấp kết quả đo đạc nhanh chóng và chính xác.
– Có tính năng tự động hóa: nhờ khả năng tự động hóa của thiết bị mà người sử dụng tiết kiệm thời gian và công sức trong quá trình đo đạc.
– Có thể lưu trữ dữ liệu: máy toàn đạc điện tử thường có khả năng lưu trữ dữ liệu và kết nối với máy tính để truyền dữ liệu nhanh chóng và chính xác.
– Làm việc được trong môi trường khắc nghiệt như mưa, tuyết, bụi bẩn và ánh sáng yếu.
Nhược điểm của máy toàn đạc điện tử
– Giá thành đắt đỏ: Sản phẩm này thường có giá thành đắt đỏ hơn so với máy toàn đạc thủ công. Vì thế sẽ không phù hợp cho các doanh nghiệp hoặc cá nhân mới bắt đầu hoạt động.
– Cần phải sạc điện thường xuyên: vì có một số model hoạt động bằng nguồn điện nên cần phải được sạc điện thường xuyên, nếu không nó sẽ không hoạt động được. Điều này có thể gây khó khăn trong các khu vực không có nguồn điện ổn định hoặc các công trình ngoài trời.
Ứng dụng của máy toàn đạc
Nó là một công cụ đo đạc được sử dụng rất phổ biến trong công trình xây dựng, nghiên cứu địa chất, địa chính, địa lý và nhiều ngành công nghiệp khác. Cụ thể:
– Dùng để đo đạc cho các công trình xây dựng công nghiệp, dân dụng: định vị tim cọc để ép cọc, định vị tim trục để xây tường… hoặc chuyển điểm thiết kế ra thực địa ở thiết kế bố trí.
– Đo đạc trong lĩnh vực xây dựng giao thông, thủy lợi.
– Đo đạc khảo sát địa chính, khảo sát địa hình… để thành lập bản đồ.
Một số lưu ý khi sử dụng để máy được bền hơn
Vì là một thiết bị điện tử nên nếu muốn nâng cao tuổi thọ của thiết bị thì trong quá trình sử dụng, bạn hãy lưu ý những điều sau:
– Luôn bảo quản máy toàn đạc ở những nơi khô thoáng, sạch sẽ, tránh ẩm ướt và bụi bẩn.
– Nên đặt máy toàn đạc vào hộp có tính năng chống va chạm khi di chuyển đến các địa điểm làm việc.
– Thường xuyên lau chùi, vệ sinh máy để loại bỏ bụi bẩn.
– Nên sạc pin đầy đủ khi sử dụng, tránh thường xuyên dùng cạn pin.
– Nên sử dụng pin chính hãng, để tránh chai pin hoặc làm hỏng pin.
– Bảo dưỡng định kỳ cho máy.
Mua máy toàn đạc điện tử ở đâu tốt nhất?
Hiện nay, bạn có thể dễ dàng lên mạng và tìm kiếm được vô vàn địa chỉ bán máy toàn đạc thủ công hoặc điện tử. Nhưng quan trọng là chọn địa chỉ nào để tránh mua phải hàng giả hàng kém chất lượng. Một đơn vị hiện cung cấp máy toàn đạc điện tử uy tín, chất lượng, giá thành phù hợp cùng các chính sách sau bán hàng tốt nhất. Đó chính là TKTECH – Nhà phân phối các thiết bị đo chính hãng của nhiều thương hiệu nổi tiếng.
Tại TKTECH đang cung cấp thiết bị này của các hãng như: Spectra, Geomax, Leica, Nikon, Nivi, Topcon, Trimble… với nhiều phân khúc sản phẩm đa dạng. Đội ngũ nhân viên kinh nghiệm của TKTECH chắc chắn sẽ giúp bạn lựa chọn được loại máy toàn đạc phù hợp với yêu cầu công việc cũng như nguồn vốn đầu tư của mình nhất.