Rơ le nhiệt là gì? Cấu tạo, Chức năng, Nguyên lý hoạt động

Rơ le nhiệt là thiết bị điện được sử dụng phổ biến trong đời sống và công việc hàng ngày. Nó giúp cho hoạt động cơ của các thiết bị điện không bị hỏng do sự thay đổi đột ngột của dòng điện. Vậy rơ le nhiệt là gì và có cấu tạo như thế nào? Nguyên lý hoạt động ra sao? Để biết được những thông tin này, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết sau đây nhé!

Rơ le nhiệt là gì?

Ro-le-nhiet-co-tac-dung-gi
Rơ le nhiệt có tác dụng gì

Rơ le nhiệt tiếng Anh là Relay nhiệt hay còn gọi là Role nhiệt. Đây là một loại thiết bị điện giúp bạn bảo vệ động cơ và mạch điện khỏi bị quá tải. Dụng cụ này thường được sử dụng kèm với Contactor (Khởi động từ). Chức năng chính của role nhiệt là tự động đóng cắt tiếp điểm nhờ sự co dãn vì nhiệt của các thanh kim loại.

Rơ le nhiệt dùng để làm gì?

Công dụng của rơ le nhiệt là gì? Đó chính là bảo vệ các thiết bị điện khi dòng điện bị quá tải hoặc tăng lên đột ngột. Nhờ có nó mà máy móc và các thiết bị hoạt động bền bỉ và ổn định hơn. Giảm thiểu tối đa nguy cơ hư hỏng trong quá trình sử dụng điện.

Trong lĩnh vực điện dân dụng, role nhiệt được ứng dụng cho nhiều loại máy móc và thiết bị gia đình. Ví dụ như rơ le nhiệt cho máy bơm nước, máy điều hòa, lò nướng…

Lưu ý: Relay nhiệt chỉ tác động làm thay đổi trạng thái tiếp điểm chứ không tự ngắt được nguồn điện. Do đó bắt buộc phải kết hợp với 1 thiết bị đóng cắt khác.

Cấu tạo rơ le nhiệt gồm các bộ phận nào

Ro-le-nhiet-la-gi-Cau-tao-ra-sao
Rơ le nhiệt là gì? Cấu tạo ra sao

Thiết bị bảo vệ này được thiết kế tỉ mỉ với các bộ phận chính sau:

  1. Đòn bẩy
  2. Tiếp điểm thường đóng (NC)
  3. Tiếp điểm thường mở (NO)
  4. Vít chỉnh dòng điện tác động
  5. Thanh lưỡng kim
  6. Dây đốt nóng
  7. Cần gạt
  8. Nút phục hồi (Reset)

Đặc điểm của rơ le nhiệt là gì?

Thiết bị này cần phải có một khoảng thời gian nhất định để tác động dựa trên cơ chế giãn nở vì nhiệt. Chứ không tác động nhanh (tức thời) như các thiết bị đóng cắt bằng cơ chế điện từ. Do vậy nên role nhiệt chỉ dùng để bảo vệ quá tải chứ không dùng bảo vệ ngắn mạch. Nếu muốn bảo vệ ngắn mạch thì phải dùng kèm với Aptomat, Cầu chì.

Phạm vi hoạt động:

Thiết bị hoạt động ở điện áp xoay chiều 500V, tần số 50Hz, có nhiều khoảng tác động từ vài trăm mA đến vài trăm A. Rơ le nhiệt của các thương hiệu lớn như Mitsubishi, LS, Schneider, Eaton có khoảng tác động từ 0.1A đến 800A.

Các nút trên thiết bị – Rơ le nhiệt là gì?

Rơ le có  2 trạng thái đó là ON và OFF. Nó ở trạng thái nào sẽ phụ thuộc vào việc có dòng điện chạy qua rơ le nhiệt hay không. Trên rơ le có 3 kí hiệu là NO, NC và COM.

– COM (common): là chân chung, nơi kết nối đường cấp nguồn chờ, nó luôn được kết nối với 1 trong 2 chân còn lại. Còn việc nó kết nối chung với chân nào sẽ phụ thuộc vào trạng thái hoạt động của rơ le.

– NC và NO là 2 chuân chuyển đổi:

  • NC (Normally Closed): nghĩa là bình thường nó đóng. Khi rơ le đang ở trạng thái OFF, chân COM sẽ nối với chân này.
  • NO (Normally Open): khi rơ le ở trạng thái ON (có dòng điện đi qua cuộn dây) thì chân COM sẽ được kết nối với chân này. Kết nối COM và NC khi bạn muốn có dòng điện cần điều khiển khi rơ le ở trạng thái OFF. Khi rơ le ON thì dòng này sẽ bị ngắt. Ngược lại thì nối COM với NO.

Các loại rơ le nhiệt hiện nay

Thiet-bi-ro-le-nhiet-rat-da-dang-mau-ma
Thiết bị rơ le nhiệt rất da dạng mẫu mã

Hiện nay, người ta thường sử dụng 3 tiêu chí sau đây để phân loại rơ le:

– Dựa vào kết cấu: Rơ le kiểu hở và rơ le kiểu kín.

– Dựa vào phương thức đốt nóng: Rơ le đốt nóng trực tiếp, rơ le đốt nóng gián tiếp và rơ le đốt nóng hỗn hợp.

– Dựa theo yêu cầu sử dụng: Rơ le nhiệt 1 cực và rơ le nhiệt 2 cực.

>> Xem thêm

Nguyên lý làm việc của Role nhiệt là gì?

Như tên gọi của nó, rơ le nhiệt hoạt động dựa trên sự thay đổi nhiệt độ của dòng điện. Khi dòng điện quá tải sẽ phát sinh ra một nhiệt lượng lớn khiến cho tấm kim loại của rơ le bị đốt nóng dẫn tới hiện tượng bị giãn nở. Trong thành phần cấu tạo của rơ le nhiệt, phiến kim loại kép đóng vai trò vô cùng quan trọng nhằm giúp thiết bị hoạt động được hiệu quả nhất. Phiến kim loại kép này được ghép từ 2 thanh kim loại có chỉ số giãn nở khác nhau.

Thông thường thì thanh kim loại sẽ có hệ số giãn nở ít hơn và thường dùng invar (gồm 36% Ni + 64% Fe). Thanh kim loại thứ 2 thường được làm bằng đồng thau hoặc thép crom – niken. Bởi vì chỉ số giãn nở của nó lớn hơn khoảng 20 lần so với invar.

Hướng dẫn chọn rơ le nhiệt

Rơ le có tác dụng là tác động ở giá trị (1.2 ÷ 1.3) ldm. Ngoài ra, chế độ làm việc của phụ tải và nhiệt độ môi trường xung quanh cần được xem xét.

Thực tế, việc lựa chọn relay nhiệt phù hợp với động cơ là đảm bảo dòng điện định mức trên bảng thông số sản phẩm bằng với dòng điện định mức của động cơ điện cần để bảo vệ. Cùng với đó, việc lựa chọn thiết bị này cũng cần cân nhắc đến nhiều yếu tố khác như: phụ tải, nhiệt độ, môi trường…

Các thông số cần thiết khi chọn rơ le nhiệt là gì?

Để đảm bảo chọn được relay nhiệt chất lượng, phù hợp với nhu cầu sử dụng, bạn cần phải quan tâm một số yếu tố sau:

– Dòng điện định mức

– Dòng contactor phù hợp với relay nhiệt

– Bạn cần phải tính toán để đảm bảo việc lựa chọn dòng định mức được chính xác theo công thức:

– Idm = Itt x 2

– Iccb = Idm x 2

– Ict = (1,2-1,5)Idm

Ví dụ như, nếu động cơ có tải 3 pha, 380V, 3kW thì dòng định mức sẽ được tính với công thức:

Itt = P/(1.73 x 380 x 0,85) ở đây hệ số cos phi là 0,85.

Theo đó, sẽ có được Itt = 3000/(1,73x380x0,85)=5,4A

Như vậy, dòng định mức của relay nhiệt cần lựa chọn là 8A. Thường thì relay nhiệt sẽ có dải chỉnh dòng dư ra để đảm bảo việc điều chỉnh dòng được tiện lợi khi ứng dụng vào thực tế tải của động cơ

Một số lưu ý quan trọng khi chọn rơ le nhiệt là gì

Nên lựa chọn relay nhiệt ở ngưỡng tương ứng hoặc cao hơn so với dải hoạt động của động cơ. Cùng với đó, ngưỡng điều chỉnh thấp nhất của thiết bị này nên chọn thấp hơn so với khoảng giữa ở trong dải hoạt động mà động cơ được thiết kế. Nếu chọn ngưỡng điều chỉnh cao nhất thì relay nhiệt phải cao hơn so với ngưỡng trên mà dải hoạt động của động cơ đang có.

Trên thị trường hiện nay có một số loại relay nhiệt được thiết kế có chân cắm được vào contactor. Vì thế, nếu chọn loại relay nhiệt thì cần chọn đúng loại contactor tương thích mới có thể có được hiệu quả sử dụng tốt nhất.

Có một số loại relay nhiệt được tích hợp thêm tính năng bảo vệ mất pha. Nhưng thực tế thì thị trường hiện không phổ biến loại này. Vì thế, việc lựa chọn relay nhiệt có tính năng bảo vệ mất pha riêng sẽ là lựa chọn đúng đắn hơn.

Top 3 Hãng sản xuất relay nhiệt tốt nhất hiện nay

Nắm bắt được nhu cầu sử dụng thiết bị rơ le nhiệt, hiện nay có rất nhiều hãng sản xuất sản phẩm này. Tuy nhiên, bạn nên chọn sản phẩm đến từ các hãng uy tín để có chất lượng tốt nhất. Điển hình như một vài thương hiệu sau:

Rơle nhiệt Schneider – Rơ le nhiệt là gì?

Relay-nhiet-dien-tu-Schneider-LR97-Schneider
Relay nhiệt điện tử Schneider LR97 Schneider

Đây là một trong những thương hiệu sản xuất rơle tốt nhất hiện nay mà bạn không nên bỏ qua. Ưu điểm của các sản phẩm đến từ Schneider là chất lượng tốt đi cùng công nghệ kỹ thuật cao. Vì thế, thiết bị có thể sử dụng cho các hệ thống điện tại các công trình.

Rơle nhiệt Mitsubishi

Ro-le-nhiet-Mitsubishi-TH-T25
Rơ le nhiệt Mitsubishi TH-T25 0.35A

Là thương hiệu đến từ Nhật Bản, rơle Mitsubishi được người dùng đánh giá rất cao về chất lượng cũng như giá thành hợp lý. Sử dụng rơle Mitsubishi sẽ giúp bạn bảo vệ tốt thiết bị cũng như bảo vệ pha để tránh tình trạng quá tải.

Rơle nhiệt LS – Rơ le nhiệt là gì?

Role-nhiet-LS
Rơle nhiệt LS

Các loại rơ le nhiệt LS hiện nay được sử dụng rất rộng rãi. Đến từ Hàn Quốc nhưng rơle nhiệt có giá thành không quá đắt. Ngoài độ bền cao khi dùng thì rơle nhiệt LS còn hoạt động vô cùng ổn định.

Trên đây là các thông tin để trả lời câu hỏi: Rơ le nhiệt là gì? Hy vọng bài viết sẽ cung cấp cho bạn nhiều thông tin bổ ích cho công việc của mình.

Bài viết liên quan
kiem tra nuoc sach bang quy tim
Hiện nay có rất nhiều cách để kiểm tra chất lượng nguồn nước sinh hoạt, đảm bảo nguồn nước đang sử dụng luôn an toàn. Một trong số đó là cách kiểm tra nước sạch bằng quỳ tím. Vậy liệu phương pháp này có thể giúp bạn đánh giá chính…
may do do am mun cua(1)
Nếu muốn sản xuất giấy, đồ nội thất bằng gỗ công nghiệp thì việc sử dụng máy đo độ ẩm dăm gỗ là việc rất quan trọng phải thực hiện. Việc đo độ ẩm mùn cưa sẽ giúp bạn biết chính xác xem độ ẩm đó đã đạt chuẩn hay…
thiet bi dinh vi a8
Với kích thước chỉ bằng một ngón tay, top 3 các thiết bị định vị nhỏ gọn mà bài viết giới thiệu sau đây cực kỳ hữu ích cho nhu cầu theo dõi của con người ngày nay. Nếu bạn đang có nhu cầu tìm hiểu về các thiết bị…
testo 470
Máy đo tốc độ vòng quay không tiếp xúc nào tốt nhất? Một trong những phương pháp đo tốc độ vòng quay được áp dụng phổ biến nhất hiện nay đó chính là đo không tiếp xúc. Chính vì vậy nên các dòng máy đo RPM sử dụng phương pháp…

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *