Phân biệt kiểm định, hiệu chuẩn và hiệu chỉnh

Việc sử dụng các thiết bị đo lường giúp ích rất nhiều cho con người trong các lĩnh vực đời sống, y tế, nghiên cứu khoa học. Để đảm bảo được sự chính xác cho các kết quả đo thì chúng ta cần đến việc hiệu chuẩn, kiểm định và hiệu chỉnh. Những cái tên gần giống nhau nhưng khái niệm cũng như mục đích của chúng hoàn toàn khác nhau. Vậy nên hôm nay hãy cùng chúng tôi tìm hiểu và phân biệt kiểm định, hiệu chuẩn và hiệu chỉnh chính xác nhé!

Kiem-dinh-hieu-chuan-hieu-chinh-la-gi
Kiểm định – Hiệu chuẩn – Hiệu chỉnh là gì

Khái niệm kiểm định là gì?

Kiểm định (Verification) là hoạt động đánh giá, xác nhận đặc tính kỹ thuật đo lường của thiết bị quan trắc môi trường theo yêu cầu kỹ thuật đo lường và thực hiện biện pháp kiểm soát về đo lường. Bao gồm kiểm định ban đầu trước khi đưa vào sử dụng, kiểm định định kỳ trong quá trình sử dụng và kiểm định sau sửa chữa.

Đặc điểm của hoạt động Kiểm định

Kiểm định là điều kiện pháp lý đối với các thiết bị đo lường nằm trong diện bắt buộc phải kiểm định trước khi đưa vào hoạt động. Và Kiểm định là điều kiện bắt buộc đối với các thiết bị cần được kiểm định định kỳ trong thời gian hoạt động. Chu kỳ kiểm định đã được quy định trong thông tư 23:2013/TT-BKHCN.

Kiem-dinh-an-toan-thiet-bi
Kiểm định an toàn thiết bị

Quy trình thực hiện kiểm định – Phân biệt kiểm định, hiệu chuẩn và hiệu chỉnh 

Người thực hiện sẽ đưa vật chuẩn/chất chuẩn đã được chứng nhận và liên kết chuẩn để thiết bị đo đo lại trong giải đo của thiết bị. Kết quả đo lại phải nằm trong khoảng sai số cho phép. Khi đó thiết bị sẽ được dán tem và cấp giấy chứng nhận kiểm định. 

Nếu kết quả đo lại không đạt yêu cầu, tổ chức kiểm định đề nghị người sử dụng thiết bị phải sửa chữa/hiệu chuẩn thiết bị để kiểm định lại. Tổ chức kiểm định được Tổng cục Tiêu chuẩn – Đo lường – Chất lượng đánh giá và cấp phép ủy quyền.

Khái niệm hiệu chuẩn là gì?

Hiệu chuẩn (Calibration) là các hoạt động kỹ thuật nhằm đưa thiết bị/phương tiện đo cung cấp chính xác các giá trị đo lường.

Đặc điểm của hoạt động Hiệu chuẩn

Hiệu chuẩn là hoạt động thường xuyên của người sử dụng thiết bị để đảm bảo thiết bị đo luôn luôn trong tình trạng chính xác. Bởi vì trong quá trình hoạt động thiết bị sẽ bị sai lệch bởi tác động của nhiều yếu tố khách quan và chủ quan.

Hieu-chuan-thiet-bi-do-luong-hoa-ly
Hiệu chuẩn thiết bị đo lường hóa lý

Ví dụ: Một cái cân đã được kiểm định và dán tem kiểm định nhưng trước khi cân người sử dụng cân vẫn phải chỉnh cân về 0. Do núm vặn chỉnh 0 bị trôi khi di chuyển. Hành động điều chỉnh về 0 được gọi là hiệu chuẩn.

Đối với những thiết bị đo lường hóa lý, thủ tục hiệu chuẩn phức tạp hơn và phải tuân theo quy trình chặt chẽ của nhà sản xuất đưa ra.

Quá trình hiệu chuẩn diễn ra như thế nào?

Người  ta sử dụng chất chuẩn để lập đường chuẩn (lập mối tương quan giữa nồng độ chuẩn áp đặt với các đại lượng vật lý mà thiết bị đo/đếm được như cường độ dòng mA; hiệu điện thế mV; số đếm account, mật độ hấp thụ quang học Abs…) hoặc phương trình hiệu chuẩn y=f(x) cho thông số cần đo.

– Chu kỳ hiệu chuẩn: do nhà sản xuất thiết bị khuyến cáo. Ngoài ra trong quá trình sử dụng thiết bị/phương tiện đo người sử dụng phải kiểm tra lại độ chính xác bằng cách đưa vật chuẩn/chất chuẩn để đo lại. Nếu sai số vượt giới hạn cho phép thì phải tiến hành hiệu chuẩn lại.

Khái niệm hiệu chỉnh là gì? Phân biệt kiểm định, hiệu chuẩn và hiệu chỉnh 

Hiệu chỉnh (adjustment) được tiến hành sau khi hiệu chuẩn. Nếu thiết bị đo không đảm bảo yêu cầu đo lường như mong muốn thì cần được sửa chữa, căn chỉnh lại.

Đặc điểm của hoạt động Hiệu chỉnh

Hiệu chỉnh nhằm mục đích đưa thiết bị đo hoạt động chính xác trở lại để khi thực hiện tiếp việc hiệu chuẩn sẽ đạt yêu cầu. Trong giấy chứng nhận hiệu chuẩn sẽ ghi rõ giá trị sai số (error). Nếu lấy ngược dấu, sai số sẽ là số hiệu chính (correction), là giá trị cộng đại số vào kết quả của phép đo để bù sai số hệ thống.

Hieu-chinh-thiet-bi-do-lung-la-gi
Hiệu chỉnh thiết bị đo lường là gì

Mục đích chính của hoạt động hiệu chỉnh

Việc hiệu chỉnh một thiết bị đo là những hoạt động kiểm tra và nếu cần thiết thì điều chỉnh để cho kết quả đầu ra đồng bộ với các yếu tố đầu vào trong dải đo được quy định. Nếu như không được hiệu chỉnh đúng để cho kết quả đo chính xác thì một thiết bị hiện đại đến đâu cũng trở nên vô dụng.

>> Xem thêm

Làm thế nào để phân biệt kiểm định, hiệu chuẩn và hiệu chỉnh?

Chúng ta sẽ cùng so sánh các điểm giống nhau và khác nhau của ba hoạt động này.

Phân biệt kiểm định và hiệu chuẩn

Điểm giống nhau:

– Cả kiểm định và hiệu chuẩn đều là hoạt động kiểm tra, so sánh giữa kết quả đo chuẩn và kết quả hiển thị trên thiết bị đo lường.

– Đơn vị thực hiện kiểm định và hiệu chuẩn phải đăng ký chức năng và đáp ứng đủ các yêu cầu của Nghị định số 105/2016/NĐ-CP của Chính phủ. Đây là điều khoản Quy định về điều kiện hoạt động của tổ chức kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường.

– Sau khi kiểm tra, thiết bị đo lường sẽ được cấp tem kiểm định/hiệu chuẩn và giấy chứng nhận kết quả kiểm định/hiệu chuẩn.

Cach-phan-biet-kiem-dinh-hieu-chuan-va-hieu-chinh
Cách phân biệt kiểm định, hiệu chuẩn và hiệu chỉnh

Điểm khác nhau: Phân biệt kiểm định, hiệu chuẩn và hiệu chỉnh 

Xét về tính bắt buộc:

– Hoạt động Kiểm định thiết bị đo lường là bắt buộc. Nó được quy định theo Luật của Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành danh mục các thiết bị phải kiểm định và quy trình kiểm định.

– Hoạt động Hiệu chuẩn không bắt buộc theo luật và việc hiệu chuẩn hay không tùy thuộc vào nhu cầu của người sử dụng. Hoặc tùy vào quy định riêng của của tổ chức,cá nhân người sử dụng hay yêu cầu đặc thù của công việc.

Xét về kết quả:

– Hoạt động Kiểm định khi đạt yêu cầu sẽ được cấp Giấy chứng nhận kết quả kiểm định, tem kiểm định

– Hoạt động Hiệu chuẩn khi đạt yêu cầu sẽ được cấp Giấy chứng nhận kết quả hiệu chuẩn và tem hiệu chuẩn.

Phan-biet-hieu-chuan-va-kiem-dinh
Phân biệt Hiệu chuẩn và Kiểm định
Xét về quy trình thực hiện:

– Quy trình kiểm định do Bộ KHCN ban hành

– Quy trình hiệu chuẩn thông thường do đơn vị chứng nhận soạn thảo và được thẩm duyệt khi đăng ký tổ chức hiệu chuẩn theo Nghị định số 105/2016/NĐ-CP.

Xét về thời gian thực hiện: Phân biệt kiểm định, hiệu chuẩn và hiệu chỉnh 

– Hoạt động Kiểm định bắt buộc thực hiện trong 3 trường hợp: Trước khi đưa vào sử dụng, sau khi sửa chữa, kiểm định định kì. Thời hạn kiểm định định kỳ mỗi loại thiết bị được quy định rõ trong Thông tư của BKHCN. Thời hạn kiểm định thường từ 1 đến 5 năm tùy loại thiết bị đo.

– Hoạt động Hiệu chuẩn được thực hiện khi có nhu cầu, thời hạn hiệu chuẩn khuyến nghị thông thường là 12 tháng.

Xét về vai trò:

– Hoạt động Kiểm định: Xác định, xem xét sự phù hợp của phương tiện đo so với yêu cầu pháp lý có đạt các chỉ tiêu kỹ thuật cụ thể hay không.

– Hoạt động Hiệu chuẩn: Đảm bảo sự hiển thị số đo của một phương tiện đo phù hợp với các phép đo khác; Xác định độ không đảm bảo đo của phương tiện đo; Thiết lập sự tin cậy của phương tiện đo.

Phan-biet-kiem-dinh-hieu-chuan-va-hieu-chinh
Phân biệt kiểm định, hiệu chuẩn và hiệu chỉnh

Hiệu chuẩn và Hiệu chỉnh làm sao để phân biệt?

Hoạt động Hiệu chuẩn và Hiệu chỉnh có quy định khác nhau hoàn toàn về bản chất.

* Hiệu chuẩn là đánh giá về sự sai số, kiểm tra tính chính xác của các máy móc thiết bị đo.

* Hiệu chỉnh là điều chỉnh để sửa chữa thiết bị nếu cần thiết để có được độ chính xác tin cậy.

Trên đây là các thông tin chính xác giúp bạn phân biệt kiểm định, hiệu chuẩn và hiệu chỉnh. Để tránh được nhầm lẫn trong cách dùng từ, xác định đúng những việc cần làm để áp dụng vào công việc và cuộc sống. Hy vọng bài viết này bổ ích dành cho bạn!

Bài viết liên quan
y nghia cac thong so tren binh ac quy 4
Trên bình ắc quy được nhà sản xuất ghi chú hầu như đầy đủ thông tin từ điện áp, dung lượng, dòng khởi động, thông số kích thước ắc quy, các hướng dẫn, cảnh báo khi sử dụng bình, năm sản xuất ắc quy… Việc đọc hiểu các thông số…
noi tro ac quy la gi
Đối với những người làm việc trong lĩnh vực công nghiệp điện, kỹ thuật viên ô tô hay nhân viên hệ thống lưu trữ năng lượng, cụm từ “nội trở ắc quy 12V 200Ah” không còn xa lạ. Trong thế giới của năng lượng di động và lưu trữ, chỉ…
doi don vi
Trong lĩnh vực đo lường, đơn vị NTU và mg/l là hai đơn vị phổ biến được sử dụng để đo lường độ đục của nước. Độ đục là một chỉ số quan trọng phản ánh mức độ hiện diện của các hạt rắn, vi khuẩn hoặc chất hữu cơ…
tieu chua do duc cua nuoc
Có rất nhiều chỉ tiêu hóa lý, vi sinh trong nước theo các cấp độ quan sát khác nhau. Trong đó, độ đục của nước là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá chất lượng của nguồn nước có đảm bảo hay bị ô nhiễm. Để hiểu rõ hơn…

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *