mmhg là gì? Các chỉ số biểu thị bằng đơn vị mmHg có ý nghĩa gì?

Có thể bạn chưa biết, hệ thống các đơn vị đo lường trong mỗi lĩnh vực đều vô cùng phong phú và đa dạng. Minh chứng cho điều đó chính là hệ thống đơn vị đo áp suất. Một trong số đơn vị đo áp suất được nhiều người tìm kiếm hiện nay là mmHg. Vậy đơn vị mmHg là gì và được ứng dụng trong những lĩnh vực nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về mmHg trong bài viết hôm nay nhé!

Don-vi-mmHg-la-gi
Đơn vị mmHg là gì

Ký hiệu mmhg là gì?

mmhg là một đơn vị đo áp suất, được định nghĩa là áp suất chính xác được tạo bởi một cột thủy ngân cao 1000mm. Mặc dù không thuộc trong hệ thống đơn vị SI, nhưng milimet thủy ngân (mmHg) vẫn được sử dụng rất thường xuyên trong ngành y học, khí tượng, hàng không và nhiều lĩnh vực khác.

Về ký hiệu, bạn có thể sử dụng mmHg hay mm Hg đều được. Đây là đơn vị đo áp suất sử dụng sự thay đổi độ cao của cột thủy ngân. Nên khi thủy ngân trong ống tăng hoặc giảm là tùy thuộc vào sự chênh lệch áp suất.

Đơn vị đo áp suất này không quá chính xác vì chúng có thể thay đổi theo từng vị trí, tùy thuộc vào tỷ trọng và nhiệt độ của chất lỏng. Ngay cả trọng lực cục bộ cũng có thể ảnh hưởng một chút đến phép đo.

Hiện nay con số chính xác của đơn vị này là: 1mmHg = 133.322368 pascals.

Mot-minimet-thuy-ngan-bang-bao-nhieu
Một minimet thủy ngân bằng bao nhiêu

Ứng dụng của đơn vị mmHg là gì?

Đơn vị đo mmHg thường được sử dụng trong lĩnh vực Y học để đo huyết áp. Tuy nhiên, Thủy Ngân là một nguyên tố khá độc hại nếu không biết sử dụng. Thủy ngân được sử dụng trong nhiệt kế, áp kế, áp suất kế, huyết áp kế, van phao, công tắc thủy ngân, rơle thủy ngân, đèn huỳnh quang và các thiết bị khác…

Vậy 1mmHg bằng bao nhiêu các đơn vị đo lường khác?

Qua khái niệm trên chắc bạn cũng nắm được mmHg là gì, vậy bạn có thắc mắc 1 mmHg thì sẽ bằng bao nhiêu mPa, bao nhiêu psi… không?

Quy đổi đơn vị mmHg qua hệ mét

1 mmHg = 1,33×10-4 MPa (Megapascal)

1 mmHg = 1,33×10-3 Bar

1 mmHg = 1,36×10-3 kgf/cm2

1 mmHg = 0,13 kPa (Kilopascal)

1 mmHg = 1,33 hPa (Hectopascal)

1 mmHg = 1,33 Milibar

1 mmHg = 13,6 kgf/m2

1 mmHg = 133,32 Pa (Pascal)

Cach-quy-doi-don-vi-mmHg-bang-Google
Cách quy đổi đơn vị mmHg bằng Google

Hệ đo lường Anh/Mỹ, 1 mmHg là gì và bằng bao nhiêu?

1 mmHg = 1,93×10-5 ksi (Kilopound trên inch vuông)

1 mmHg = 0,02 psi (Pound trên inch vuông)

1 mmHg = 2,78 psf (Pound trên foot vuông )

Quy đổi đơn vị mmHg sang đơn vị Nước

1 mmHg = 0,01 mH2O (Mét cột nước )

1 mmHg = 1,36 cmH2O (Centimet cột nước)

1 mmHg = 0,04 ftH2O (Chân nước)

1 mmHg = 0,54 inH2O (Inch cột nước)

1 mmHg là gì sẽ bằng bao nhiêu đơn vị áp suất?

1 mmHg = 1,32×10-3 Khí quyển vật lý (atm)

1 mmHg = 1,36×10-3 Khí quyển kỹ thuật

Đơn vị mmHg trong hệ đơn vị thủy ngân

1 mmHg = 0,04 inHg (Inch cột thủy ngân)

1 mmHg = 0,1 cmHg (Centimet cột thủy ngân)

1 mmHg = 1 mmHg (Milimét cột thủy ngân )

1 mmHg = 1 Torr

Bang-quy-doi-don-vi-do-ap-suat
Bảng quy đổi đơn vị đo áp suất

Trong ngành y học, mmHg là gì?

Trong ứng dụng y học, milimet thủy ngân hay mmHg được dùng để xác định áp lực. Các phép tính chủ yếu có mối quan hệ chặt chẽ với mức áp suất của khí quyển hiện tại. Chẳng hạn, nếu giá trị huyết áp đạt 120 mmHg tương ứng với điều kiện khí quyển 760mmHg thì đồng nghĩa với 880mmHg trong điều kiện chân không  lý tưởng. Một số ứng dụng của đơn vị mmHg bao gồm:

  • Dùng làm đơn vị đo huyết áp
  • Đơn vị xác định áp lực nội nhãn, với một tonometer
  • Dùng xác định áp lực dịch não tủy
  • Xác định áp lực nội sọ, áp lực tiêm áp tay
  • Xác định áp lực tiêm bắp, áp suất tĩnh mạch trung tâm
  • Sử dụng khi đặt ống động mạch phổi hoặc thông cơ khí.

Huyết áp cơ thể người được tính theo mmHg là gì?

Thực tế, huyết áp của người khỏe mạnh và người mắc bệnh huyết áp không giống nhau. Đối với người bình thường, huyết áp sẽ ở mức 120/80mmHg. Nếu vượt quá cao hoặc hạ quá thấp so với chỉ số trên, chứng tỏ cơ thể đang bị cao huyết áp hoặc hạ huyết áp. Đồng thời sẽ xuất hiện những triệu chứng nguy hiểm đến sức khỏe.

Trong ứng dụng thực tế, nhiều trường hợp đòi hỏi chuyển milimet thủy ngân qua đơn vị atm để xác định tình trạng huyết áp của bệnh nhân đang ở mức độ nào. Vậy 1 mmHg bằng bao nhiêu atm?

1 atm = 760mmHg =1,013.105 Pa =1,033 at

1 mmHg = 1/760 atm= 0.001315 atm

Đơn vị mmHg xuất hiện cùng áp kế thủy ngân và là đơn vị phổ biến trong việc đo lường chỉ số huyết áp của cơ thể. Trong y khoa, milimet thủy ngân mmHg được ứng dụng  để xác định nhiều chỉ số khác liên quan đến sức khỏe. Và dụng cụ sử dụng đơn vị mmHg chính là máy đo huyết áp.

Máy đo huyết áp là gì?

May-do-huyet-ap
Máy đo huyết áp

Đây là một dụng cụ đo lượng huyết áp tăng, giảm trong thời gian nhất định. Máy gồm màn hình (đối với máy điện tử), đồng hồ đo và bơm (đối với máy cơ), vòng bít. Huyết áp sẽ được đo bằng dao động, sau đó sử dụng thuật toán phân tích đưa chỉ số lên màn hình.

Với các chỉ số được hiển thị rõ ràng trên màn hình mà mọi người có thể tự theo dõi tình trạng sức khỏe của bản thân. Từ đó bạn có thể vạch ra chế độ ăn uống và nghỉ dưỡng phù hợp, có kế hoạch luyện tập hợp lý để nâng cao và phòng tránh những căn bệnh nguy hiểm.

Cách đọc chuẩn đơn vị đo huyết áp mmHg là gì?

Như đã nói ở trên, đơn vị đo huyết áp thường được tính bằng mi-li-mét thủy ngân, viết tắt là mmHg. Milimet thủy ngân được sử dụng trong các máy đo huyết áp chính xác đầu tiên. Hiện nay, nó vẫn được sử dụng làm đơn vị tiêu chuẩn cho áp suất trong y học.

Dù là máy đo huyết áp điện tử ở cổ tay hay bắp tay, thì cách đọc các chỉ số trên máy thường không khác gì nhau.

SYS mmhg nghĩa là gì?

Đây là chỉ số to nhất hiện lên trên các máy đo huyết áp, có tên là chỉ số huyết áp tâm thu (huyết áp tối đa). Nó thể hiện áp lực máu lên động mạch trong quá trình tim co bóp. Đây là chỉ số được quan tâm nhiều nhất vì nó thể hiện khả năng bơm máu của tim đến các cơ quan khác trên cơ thể.

Con chỉ số DIA mmHg là chỉ số huyết áp tâm trương (huyết áp tối thiểu) thể hiện áp lực của máu lên động mạch trong quá trình tim giãn ra.

PULSE mmhg là gì?

Đây chính là ký hiệu biểu thị cho chỉ số đo nhịp tim. Nó được hiểu đơn giản là số lần co bóp của tim trong 1 phút. Đối với người trưởng thành khi ở trạng thái nghỉ ngơi chỉ số nhịp tim sẽ nằm trong khoảng từ 60 – 100 nhịp/phút, mức tốt nhất trong khoảng 60 – 80 nhịp/phút. Tuy nhiên, chỉ số này sẽ thay đổi phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau.

PUL mmhg nghĩa là gì?

Đây chính là ký hiệu biểu thị cho mạch đập khi đo huyết áp. Thông thường, chỉ số mạch đập pul mmhg của người bình thường sẽ từ 60 đến dưới 100 lần / phút.

MAP mmhg là gì?

MAP mmHg chính là ký hiệu của Huyết áp trung bình (Mean Arterial Pressure) hay còn được gọi là huyết áp động mạch trung bình. Đây chính là áp lực trung bình của động mạch trong một chu kỳ tim.

Theo khoa học, huyết áp trung bình MAP mmHg của người bình thường sẽ dao động trong khoảng 90/60 mmHg đến 140/90 mmHg.

Chỉ số huyết áp trung bình (MAP) dùng để đánh giá tình trạng lưu thông máu của các bộ phận trong cơ thể, chỉ số này thường được dùng trong hồi sinh cấp cứu.

Huyết áp trung bình động mạch bình thường sẽ nằm trong khoảng từ 70-95 mmHg.

Nếu chỉ số huyết áp trung bình động mạch dưới 70 mmHg có nghĩa là độ lưu thông máu vào các bộ phận trong cơ thể bị giảm.

Don-vi-do-huyet-ap-tinh-bang-mmHg-la-gi
Đơn vị đo huyết áp tình bằng mmHg là gì

Chỉ số huyết áp của cơ thể người là bao nhiêu?

Dựa vào các chỉ số được hiển thị kể trên, bạn có thể biết tình trạng huyết áp như thế nào: bình thường, cao hoặc thấp.

– Huyết áp bình thường: dao động từ khoảng 90/60 mmHg đến 140/90 mmHg. Đặc biệt, huyết áp ở người trẻ tuổi có thể đạt 145/95 mmHg, là hết sức bình thường nhé!

– Huyết áp cao: chỉ số huyết áp tâm thu lớn hơn 140 và chỉ số huyết áp tâm thu lớn hơn 90.

– Huyết áp thấp: chỉ số huyết áp tâm trương nhỏ hơn hoặc bằng 90 và chỉ số huyết áp tâm trương nhỏ hơn 60.

Bài viết hôm nay chúng tôi đã giới thiệu đến bạn thông tin liên quan đến đơn vị mmHg là gì? Hy vọng bạn đã có thêm những kiến thức bổ ích và hiểu thêm về các chỉ số huyết áp cho cơ thể.

Bài viết liên quan
y nghia cac thong so tren binh ac quy 4
Trên bình ắc quy được nhà sản xuất ghi chú hầu như đầy đủ thông tin từ điện áp, dung lượng, dòng khởi động, thông số kích thước ắc quy, các hướng dẫn, cảnh báo khi sử dụng bình, năm sản xuất ắc quy… Việc đọc hiểu các thông số…
noi tro ac quy la gi
Đối với những người làm việc trong lĩnh vực công nghiệp điện, kỹ thuật viên ô tô hay nhân viên hệ thống lưu trữ năng lượng, cụm từ “nội trở ắc quy 12V 200Ah” không còn xa lạ. Trong thế giới của năng lượng di động và lưu trữ, chỉ…
doi don vi
Trong lĩnh vực đo lường, đơn vị NTU và mg/l là hai đơn vị phổ biến được sử dụng để đo lường độ đục của nước. Độ đục là một chỉ số quan trọng phản ánh mức độ hiện diện của các hạt rắn, vi khuẩn hoặc chất hữu cơ…
tieu chua do duc cua nuoc
Có rất nhiều chỉ tiêu hóa lý, vi sinh trong nước theo các cấp độ quan sát khác nhau. Trong đó, độ đục của nước là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá chất lượng của nguồn nước có đảm bảo hay bị ô nhiễm. Để hiểu rõ hơn…

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *