Ngày nay, trong rất nhiều lĩnh vực, công việc và trong cuộc sống đều có nhu cầu đo cường độ ánh sáng để đánh giá chất lượng độ sáng tốt phất. Chính vì thế mà những chiếc máy đo Lux (đo ánh sáng) cũng được ra đời. Vậy làm thế nào để chọn được máy đo Lux (cường độ ánh sáng) phù hợp nhất cho mình? Câu trả lời sẽ có ngay tại bài viết dưới đây.
Máy đo Lux (cường độ ánh sáng) là gì?
Máy đo Lux là một loại thiết bị dùng để đo độ sáng, được tính bằng đơn vị đo gọi là lux (lx). Lux là đơn vị đo của cường độ ánh sáng trên một diện tích được đo bằng mét vuông (m²). Máy đo Lux thường được sử dụng trong các lĩnh vực như kiểm tra ánh sáng trong phòng học, văn phòng, sảnh khách sạn, hành lang, các khu vực công cộng và trong ngành công nghiệp, thiết kế chiếu sáng và quảng cáo.
Ngoài việc đo độ sáng, một số loại máy đo Lux còn có thể đo nhiều thông số khác như nhiệt độ, độ ẩm, áp suất, độ ồn, tốc độ gió, độ tắc nghẽn khí và khí CO2. Điều này giúp người dùng đánh giá được chất lượng không khí trong các môi trường sống và làm việc.
Nguyên lý hoạt động
Trước khi tìm hiểu làm sao để chọn được máy đo Lux (cường độ ánh sáng) phù hợp thì bạn phải biết cách thức hoạt động của thiết bị này. Các máy đo Lux thường có một cảm biến ánh sáng được đặt trên đầu dò của máy, cảm biến này sẽ bắt được ánh sáng từ môi trường và chuyển đổi thành một tín hiệu điện. Sau đó, máy đo sẽ tính toán cường độ ánh sáng dựa trên tín hiệu điện này và hiển thị kết quả trên màn hình của máy.
Ứng dụng của máy đo lux hiện nay
Nhu cầu đo cường độ ánh sáng (lux meter) có thể phát sinh trong nhiều lĩnh vực, ví dụ như:
– Kiểm tra ánh sáng trong công nghiệp: Các nhà sản xuất có thể sử dụng lux meter để đo cường độ ánh sáng trong quá trình sản xuất và kiểm tra xem đèn chiếu sáng có đáp ứng được yêu cầu của sản xuất hay không.
– Xây dựng: Kiểm tra cường độ ánh sáng trong các công trình xây dựng và các công trình kiến trúc.
Nội thất và trang trí: Giúp xác định cường độ ánh sáng để phù hợp với mục đích sử dụng của không gian, như là phòng khách, phòng ngủ, phòng làm việc, trang trí nội thất.
– Điện tử: Đo cường độ ánh sáng trong sản xuất và kiểm tra các thiết bị điện tử, đảm bảo các sản phẩm phù hợp với yêu cầu tiêu chuẩn.
– Nghiên cứu khoa học: Trong nghiên cứu vật lý, sinh học, và hóa học, đo cường độ ánh sáng có thể cần thiết để xác định các thông số quan trọng của các phản ứng hoặc môi trường nghiên cứu.
– Y tế: Đo cường độ ánh sáng trong các khu vực chăm sóc bệnh nhân, ví dụ như trong phòng mổ hoặc phòng khám.
Cách chọn được máy đo Lux (cường độ ánh sáng) phù hợp
Để chọn được mẫu máy đo Lux phù hợp với nhu cầu sử dụng và công việc của bạn, cần cân nhắc các yếu tố sau:
Phạm vi đo của máy đo Lux
Trước khi đưa ra quyết định chọn model máy đo Lux, bạn cần xác định phạm vi đo cần thiết của công việc mình. Ví dụ như phòng chiếu phim thì sẽ cần ít ánh sáng hơn so với phòng làm việc. Do đó, bạn phải chọn máy đo Lux có phạm vi đo thích hợp để đảm bảo độ chính xác của kết quả đo.
Đối với mỗi ứng dụng khác nhau, phạm vi đo có thể khác nhau. Ví dụ, nếu bạn đang làm việc trong một môi trường văn phòng, phạm vi đo của bạn có thể từ 0 đến 2.000 Lux. Trong khi đó, nếu bạn đang làm việc trong một nhà máy sản xuất hoặc nhà kính, phạm vi đo có thể lên đến 100.000 Lux.
Loại cảm biến trên máy – Cách chọn được máy đo Lux (cường độ ánh sáng) phù hợp
Cảm biến ánh sáng trên các dòng máy đo Lux có thể được làm bằng nhiều loại vật liệu khác nhau. Ví dụ như silicon, selen, hoặc photodiode… Mỗi loại cảm biến sẽ có các đặc tính và phản ứng khác nhau đối với ánh sáng mà nó sẽ thực hiện kiểm tra. Do đó, bạn cần chú ý lựa chọn loại cảm biến phù hợp với ứng dụng của mình.
Ví dụ, cảm biến silicon rất nhạy cảm với ánh sáng màu đỏ và xanh lá cây, trong khi cảm biến selen thì có độ nhạy cao hơn với ánh sáng màu vàng. Tùy thuộc vào nhu cầu đo lường, bạn cần lựa chọn loại cảm biến phù hợp.
>> Có thể bạn quan tâm
- Cách sử dụng máy đo cường độ ánh sáng đơn giản đảm bảo chính xác
- Các loại ánh sáng và giải pháp kiểm soát ánh sáng
Độ chính xác của các phép đo
Độ chính xác của máy đo Lux là một yếu tố quan trọng cần cân nhắc hàng đầu trong việc chọn được máy đo Lux (cường độ ánh sáng) phù hợp. Các máy đo Lux có độ chính xác càng cao sẽ cung cấp kết quả đo càng chính xác hơn. Từ đó sẽ giúp đảm bảo an toàn và hiệu quả trong các ứng dụng đo lường của bạn.
Mức độ tiện nghi
Nếu bạn cần sử dụng máy đo Lux thường xuyên, cần lựa chọn máy có thiết kế tiện lợi, dễ dàng sử dụng và vận chuyển.
Thương hiệu và giá cả – Cách chọn được máy đo Lux (cường độ ánh sáng) phù hợp
Hãy chọn các dòng máy đo Lux từ những thương hiệu nổi tiếng và đáng tin cậy để đảm bảo chất lượng và hiệu quả của máy khi đo. Tuy nhiên, giá cả của máy đo cường độ ánh sáng Lux cũng là một yếu tố cần xem xét kỹ lưỡng. Làm thế nào để đảm bảo rằng nó phù hợp với ngân sách của bạn.
Máy đo Lux (cường độ ánh sáng) Testo
Testo là một thương hiệu sản xuất thiết bị đo chất lượng hàng đầu của Đức. Hãng này hiện có rất nhiều loại máy đo lux khác nhau cho từng mục đích sử dụng cụ thể. Trong số đó, bạn có thể tham khảo model Testo 540. Đây là một chiếc máy đo Lux bỏ túi nhỏ gọn, đo các chỉ số ánh sáng nhanh chóng, phạm vi đo lớn. Đây chính là câu trả lời cho câu hỏi: “Làm thế nào chọn được máy đo Lux (cường độ ánh sáng) phù hợp”.
Testo 540 có phạm vi đo cường độ ánh sáng từ 0 – 99999 Lux hoặc 0 – 9300 ftc, sau 0,5 giây cho kết quả chính xác trên màn hình. Độ chính xác: ±3 Lux hoặc ±3%.
Ưu điểm nổi bật của Testo 540
Bên cạnh các tính năng cơ bản của một thiết bị đo ánh sáng, Testo 540 còn có các tính năng ưu việt khác như:
– Bộ ghi dữ liệu WiFi: Khi được kết nối với internet, bộ ghi dữ liệu có thể lưu trữ thông tin mà nó ghi lại và phát cảnh báo – thông báo khi giá trị giám sát vượt ngưỡng được giới hạn từ trước.
– Đầu dò bên ngoài: Ví dụ, đầu dò lux nhỏ gọn được sử dụng trong tủ trưng bày và trên các tác phẩm triển lãm, cung cấp khả năng giám sát mà vẫn giữ được tính thẩm mỹ cho các vật trưng bày nhạy cảm với ánh sáng.
=> Testo 540 là công cụ đo lường hoàn hảo để ghi dữ liệu trong thời gian dài. Máy kết hợp bộ ghi tốc độ không khí & bộ đo – ghi IAQ với cảm biến lux tích hợp, nhiệt độ, độ ẩm. Đồng thời có thêm cảm biến UV để đảm bảo giám sát toàn diện các điều kiện ánh sáng xung quanh và độ chiếu rọi trong viện bảo tàng.
Kết luận
Vừa rồi bài viết đã hướng dẫn bạn cách chọn được máy đo Lux (cường độ ánh sáng) phù hợp. Hy vọng qua đây sẽ giúp bạn nắm rõ các tiêu chí và lựa chọn sản phẩm phù hợp nhất cho nhu cầu sử dụng. Để mua được những chiếc máy đo ánh sáng chất lượng chính hãng, có bảo hành tốt, giá cả hợp lý. Hãy liên hệ ngay hotline của TKTech để được tư vấn cụ thể nhé!