Tìm hiểu về những cách chỉnh máy đo nhiệt độ Microlife

Nhiệt kế đo thân nhiệt là một trong những thiết bị cần thiết và quan trọng trong các gia đình, trường học, bệnh viện, khu công nghiệp… Tuy nhiên, trong quá trình thao tác sử dụng thiết bị có thể gặp một số lỗi cơ bản như: máy bị mất tiếng, lỗi màn hình, không chuyển đổi đơn vị đo được… Hiện nay, nhiệt kế hồng ngoại đo trán của hãng Microlife là sản phẩm quen thuộc nhất. Vậy nên bạn hãy tham khảo bài viết dưới đây để nắm được cách chỉnh máy đo nhiệt độ Microlife chính xác và hiệu quả nhất nhé!

Giới thiệu về máy đo nhiệt độ Microlife

Microlife là thương hiệu chuyên sản xuất các loại nhiệt kế điện tử chất lượng đến từ Thụy Sĩ. Sản phẩm của nhà sản xuất này được nhiều người dùng tin tưởng và lựa chọn nhất hiện nay. Để có thể sử dụng thiết bị cho kết quả chính xác khi đo thì cần phải biết sử dụng đúng cách. Nếu bạn mới mua máy và chưa biết cách dùng thì tham khảo hướng dẫn sau:

Nhiet-ke-hong-ngoai-Microlife
Nhiệt kế hồng ngoại Microlife

Cách sử dụng nhiệt kế Microlife đo thân nhiệt

Đo thân nhiệt bằng thiết bị này sẽ giúp bạn dễ dàng theo dõi được tình trạng thân nhiệt của người bệnh chính xác. Cách sử dụng nhiệt kế Microlife để đo thân nhiệt như sau:

Bước 1: Di chuyển nhiệt kế Microlife về chế độ đo nhiệt độ cơ thể.

Bước 2: Khởi động máy bằng cách nhấn vào nút nguồn (on/off). Màn hình sẽ hiển thị tất cả các chỉ số khoảng 2 giây. Kết quả đo lần trước được hiển thị tự động 2 giây kèm biểu tượng M. Khi biểu tượng °C và °F nhấp nháy và máy phát ra tiếng bíp tức là máy đã sẵn sàng sử dụng.

Cach-su-dung-Microlife-do-than-nhiet
Cách sử dụng Microlife đo thân nhiệt

Bước 3: Đưa đầu dò của máy gần với vị trí giữa trán một khoảng không khoảng từ 1- 5 cm. Trước khi đo cần chú ý không để trán ướt, không để tóc che, không đội mũ sát gần đuôi lông mày 1 cm.

Bước 4: Nhấn nút khởi động máy (Start), đưa nhiệt kế chạy ngang theo phần trên lông mày để nhiệt kế cảm ứng quét nhiệt độ. Sau khoảng 3 giây thì nhấn thả nút Start, khi máy phát tiếng bíp là đã tiến hành đo xong.

Bước 5: Kiểm tra kết quả đo được hiển thị ngay trên màn hình nhiệt kế.

Cách sử dụng nhiệt kế Microlife đo vật thể

Ngoài đo thân nhiệt, sản phẩm của Microlife còn được tích hợp chức năng đo vật thể riêng như sau:

Bước 1: Đưa máy về chế độ đo vật thể.

Bước 2: Nhấn nút nguồn (on/off) để khởi động máy. Màn hình sẽ hiển thị tất cả các chỉ số khoảng 2 giây. Kết quả đo lần trước được hiển thị tự động 2 giây kèm biểu tượng M. Khi biểu tượng °C và °F nhấp nháy và máy phát ra tiếng bíp là đã sẵn sàng sử dụng.

Bước 3: Đưa đầu dò của máy gần với vật thể cần đo và cách một khoảng từ 1- 5 cm.

Bước 4: Nhấn giữ nút Start trong khoảng 3 giây để máy tiến hành đo. Sau 3 giây, thả tay và nghe tiếng bíp là máy đã đo nhiệt độ xong.

Bước 5: Kiểm tra kết quả được hiển thị trên màn hình

Cách chỉnh máy đo nhiệt độ Microlife về thời gian

Từng loại model nhiệt kế Microlife khác nhau sẽ có cách cài đặt thời gian khác nhau. Sau đây sẽ là hướng dẫn cách cài đặt thời gian trên máy đo nhiệt độ cụ thể cho từng loại:

Đối với model máy đo nhiệt độ Microlife MR1MF1 và máy NC150

Sau khi lắp pin vào trong máy thì trên màn hình sẽ hiển thị số liệu của năm. Bạn nhấn Start để thay đổi năm tương ứng với hiện tại và xác nhận bằng cách nhấn nút M ở phía sườn phải của thiết bị. Sau khi cài đặt năm thành công, máy sẽ mặc định ở chế độ chờ bạn cài đặt tháng. Thao tác để cài lại tháng cũng tương tự như phần cài đặt năm.

Khi đã hoàn thành các bước trên, bạn nhấn Start để tiếp tục cài đặt lại ngày và giờ với thao tác tương tự. Lưu ý là chế độ giờ sẽ có 2 loại tuyến: 12 giờ và 24 giờ, bạn nên chọn tùy vào nhu cầu sử dụng của mình.

Đối với model máy đo nhiệt độ Microlife FR1DZ1 và NC100

Hai model máy này thuộc dạng nhỏ nên sẽ không có phần cài đặt thời gian. Vì vậy không có cách chỉnh máy đo nhiệt độ Microlife về mặt thời gian và gây bất tiện trong quá trình theo dõi tình trạng sức khỏe của người dùng.

Cach-chinh-may-do-nhiet-do-Microlife
Cách chỉnh máy đo nhiệt độ microlife

Đối với model máy đo nhiệt độ Microlife NC200

Sau khi bạn lắp pin vào và ấn nút nguồn thì máy sẽ tự động ở chế độ cài đặt thời gian. Lúc này, bạn nhấn vào nút M để thực hiện thay đổi số năm theo mong muốn rồi xác nhận bằng nút Mode. Tiếp theo là thao tác cài đặt ngày và giờ cũng tương tự như vậy. Sau khi đã cài đặt xong thời gian thì bạn hãy bấm nút nguồn để bắt đầu quá trình đo nhiệt độ.

Cách chỉnh máy đo nhiệt độ Microlife về độ C và độ F

Nhiệt kế thân nhiệt Microlife thường cung cấp hai chế độ đo là độ C và độ F. Độ C sẽ được dùng phổ biến ở Việt Nam hơn, còn độ F thì được dùng nhiều ở các nước khác. Máy đo khi mới mua về sẽ được mặc định ở độ C nhưng nếu bạn có nhu cầu điều chỉnh từ độ C sang độ F hoặc ngược lại vẫn có thể thực hiện dễ dàng.

Đối với model máy NC100, NC150, FR1MF1, FR1DZ1

Nếu như thiết bị đang ở chế độ bật thì bạn hãy nhấn vào biểu tượng nút nguồn ở trên thân máy để tắt máy đi. Sau đó, nhấn nút Start trong khoảng 8 giây cho đến khi màn hình hiển thị biểu tượng dấu gạch ngang và độ F (hoặc độ C) nhấp nháy thì thả tay ra. Tiếp tục nhấn nút Start thêm một lần nữa, khi đó màn hình sẽ hiển thị chế độ đo nhiệt khác. Cuối cùng, bạn chờ khoảng 3 giây để máy ổn định và có thể sử dụng.

Cach-chuyen-do-tu-F-sang-do-C
Cách chuyển độ từ F sang độ C

Đối với model máy NC200 – Cách chỉnh máy đo nhiệt độ Microlife về độ C và F

Đầu tiên, bạn để máy ở chế độ tắt nguồn sau đó nhấn giữ nút mode trong khoảng 3 giây cho đến khi màn hình hiển thị biểu tượng dấu gạch ngang và ký hiệu độ F (hoặc độ C) nhấp nháy thì nhấn nút M để thực hiện chuyển. Tiếp theo, bạn nhấn nút mode một lần nữa để xác nhận và chờ khoảng 5 giây để máy ổn định lại là có thể sử dụng được.

Lưu ý: một số công việc như: cài đặt nhiệt độ trên điều hòa không khí, xác định mức nhiệt, báo cáo dữ liệu nhiệt… thì mới cần đo ở chế độ độ F.

Ngoài ra, nếu đổi độ F sang độ C nhiệt kế Microlife không được, bạn có thể áp dụng công thức tính để có thể chủ động hơn khi chuyển đổi. Lưu ý, chênh lệch nhiệt độ 1°F tương đương với chênh lệch nhiệt độ 0,556°C.

>> Có thể bạn quan tâm

Cách chỉnh máy đo nhiệt độ Microlife ở chế độ đo nhân nhiệt và đo môi trường

Hiện nay, hầu hết các model máy đo nhiệt độ của Microlife đều có 2 chế độ là đo thân nhiệt và đo môi trường. Người dùng có thể linh hoạt điều chỉnh giữa hai chế độ đo này như sau:

Đầu tiên, bạn nhìn ở mặt bên của sản phẩm sẽ có một nút gạt cùng biểu tượng đo nhiệt độ. Hình đầu người sẽ là biểu thị cho chế độ đo thân nhiệt. Còn hình ngôi nhà sẽ là chế độ đo bề mặt đồ vật, môi trường của thiết bị.

Chinh-may-do-nhiet-do-Microlife-o-che-do-do
Chỉnh máy đo nhiệt độ Microlife ở chế độ đo

Cách chỉnh máy đo nhiệt độ Microlife về tính năng ghi nhớ và xem lại

Nhiệt kế đo nhiệt độ Microlife sẽ có khả năng ghi nhớ được 30 dữ liệu đo gần nhất. Nếu muốn xem lại các dữ liệu này thì bạn thực hiện thao tác đơn giản như sau:

Đầu tiên, bạn tắt nguồn của máy và nhấn nút Start trong khoảng 3 giây cho đến khi thấy biểu tượng M nhấp nháy trên màn hình. Sau đó bạn nhấn tiếp nút Start để hiển thị kết quả đo trên màn hình và đây chính là kết quả đo gần nhất. Cứ như vậy bạn nhấn Start là có thể xem được các kết quả trước đó.

Lưu ý: đối với các model máy đo nhiệt độ Microlife FR1MF1, NC150, NC200 thì thay vì ấn Start để xem kết quả, bạn cần bấm nút M.

Một số lưu ý khi sử dụng nhiệt kế điện tử Microlife

Bên cạnh những cách chỉnh máy đo nhiệt độ Microlife được giới thiệu ở trên, bạn cần lưu ý thêm các vấn đề sau để sử dụng thiết bị hiệu quả hơn:

– Để người đo được nghỉ ngơi ổn định nếu người đo vừa di chuyển ở bên ngoài về.

– Không thực hiện đo ở khu vực môi trường ẩm vì kết quả đo sẽ bị ảnh hưởng.

– Không nên ăn uống, tập thể dục hay vận động mạnh ngay trước khi đo.

– Nếu sử dụng đo cho nhiều người, đặc biệt là những người đang bệnh thì cần làm sạch đầu dò gạc tẩm cồn rồi đợi khoảng 15 phút trước khi đo.

– Không dùng các chất tẩy rửa có tính ăn mòn để vệ sinh máy. Không làm trầy xước bề mặt của đầu dò, sẽ gây hư hại cho bộ phận cảm biến.

– Nếu không sử dụng thiết bị thường xuyên thì nên tháo rời pin để tránh tình trạng rò rỉ pin hư hại các linh kiện bên trong.

Luu-y-khi-su-dung-nhiet-ke-Microlife
Lưu ý khi sử dụng nhiệt kế Microlife

Lưu ý về thông báo lỗi trên màn hình nhiệt kế Microlife

Trong quá trình sử dụng nhiệt kế điện tử Microlife có thể xảy ra một số lỗi. Tùy vào từng lỗi mà máy sẽ hiển thị cảnh báo ngay trên màn hình cho người dùng biết để điều chỉnh. Một số thông báo lỗi thường gặp trên nhiệt kế Microlife như:

– Ký hiệu H: Nhiệt độ máy đo được quá cao, vượt mức 42.2 °C (108.0 °F) khi đo thân nhiệt hoặc hơn 100 °C (212 °F) khi đo vật thể. Hoặc nhiệt độ môi trường đang đo quá cao, hơn 40 °C (104 °F).

– Ký hiệu L: Nhiệt độ máy đo được thấp hơn mức cho phép, 34.0 °C (93.2 °F) khi đo thân nhiệt hoặc thấp hơn 0 °C (32 °F) khi đo vật thể. Hoặc nhiệt độ môi trường đang đo quá thấp.

– Ký hiệu Err: Máy gặp sự cố, hãy tắt máy và khởi động lại rồi tiến hành đo. Nếu máy vẫn gặp lỗi thì cần liên hệ trung tâm bảo hành.

– Màn hình trống, không hiển thị gì: Lỗi hết pin hoặc pin lắp sai, lắp lỏng. Kiểm tra lại cách lắp pin hoặc thay pin mới nếu pin hết.

– Màn hình nhấp nháy biểu tượng pin: Máy báo sắp hết pin, cần thay pin mới để tiếp tục sử dụng.

Cach-su-dung-may-do-nhiet-do-than-nhiet-Microlife
Cách sử dụng máy đo nhiệt độ thân nhiệt Microlife

Kết luận

Sau khi tìm hiểu về cách chỉnh máy đo nhiệt độ Microlife, mong rằng bạn đọc sẽ cảm thấy việc sử dụng thiết bị này trở nên đơn giản và thuận lợi hơn. Để có thêm những thông tin bổ ích hoặc nếu có nhu cầu sở hữu máy đo nhiệt độ chất lượng, hãy liên hệ với TKTECH để được tư vấn và mua hàng tốt nhất nhé!

Bài viết liên quan
kiem tra nuoc sach bang quy tim
Hiện nay có rất nhiều cách để kiểm tra chất lượng nguồn nước sinh hoạt, đảm bảo nguồn nước đang sử dụng luôn an toàn. Một trong số đó là cách kiểm tra nước sạch bằng quỳ tím. Vậy liệu phương pháp này có thể giúp bạn đánh giá chính…
may do do am mun cua(1)
Nếu muốn sản xuất giấy, đồ nội thất bằng gỗ công nghiệp thì việc sử dụng máy đo độ ẩm dăm gỗ là việc rất quan trọng phải thực hiện. Việc đo độ ẩm mùn cưa sẽ giúp bạn biết chính xác xem độ ẩm đó đã đạt chuẩn hay…
thiet bi dinh vi a8
Với kích thước chỉ bằng một ngón tay, top 3 các thiết bị định vị nhỏ gọn mà bài viết giới thiệu sau đây cực kỳ hữu ích cho nhu cầu theo dõi của con người ngày nay. Nếu bạn đang có nhu cầu tìm hiểu về các thiết bị…
testo 470
Máy đo tốc độ vòng quay không tiếp xúc nào tốt nhất? Một trong những phương pháp đo tốc độ vòng quay được áp dụng phổ biến nhất hiện nay đó chính là đo không tiếp xúc. Chính vì vậy nên các dòng máy đo RPM sử dụng phương pháp…

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *