Tủ điện hạ thế là gì? Các loại tủ điện hạ thế phổ biến hiện nay

Tại các trạm biến áp, tủ điện hạ thế là thành phần quan trọng không thể thiếu. Ngoài ra, tại các trạm kỹ thuật ở khu công nghiệp hoặc nhà máy sản xuất, bạn cũng dễ thấy được thiết bị này. Vậy tủ điện hạ thế là gì? Các loại tủ điện hạ thế phổ biến hiện nay gồm các loại nào? Hãy cùng TKTech tìm hiểu về thiết bị này qua bài viết hôm nay nhé!

Tủ điện hạ thế là gì?

Tủ điện hạ thế và những thông tin cần biết
Tủ điện hạ thế và những thông tin cần biết

Tủ điện hạ thế là loại tủ điện công nghiệp được sử dụng trong môi trường có điều kiện người điện lưới ở mức 0,4kV. Để biến thành nguồn điện chuẩn, các nguồn điện trên đường dây cao thế và trung thế bắt buộc phải thông qua các trạm hạ thế thì mới có thể sử dụng được. Khi đó, tủ hạ thế được sử dụng với vai trò giúp cân bằng, điều chỉnh nguồn điện cao thế, nguồn điện trung thế từ các trạm biến áp thành nguồn điện chuẩn (1 pha 220V, 3 pha 380V).

Tiêu chuẩn phân loại nguồn điện

Theo quy định truyền tải điện công nghiệp tại Việt Nam năm 2010, EVN đa quy ước như sau:

– Nguồn điện lưới cao thế có 4 mức (66kV, 110kV, 220kV và 500kV)

– Nguồn điện trung thế có 2 mức (22kV, 35 kV)

– Nguồn điện hạ thế có 1 mức 0,4kV.

Trong đó, nguồn điện từ các nhà máy phát điện phân bố đến các vùng tiêu thụ điện như thành phố, khu công nghiệp… trên các đường dây và điện cao thế và trung thế. Nhưng để sử dụng được thì phải đi qua các trạm hạ thế để biến thành nguồn điện chuẩn (1 pha 220VAC, 3 pha 380VAC, tần số 50Hz).

Ngay sau các trạm hạ thế chính là các tủ điện phân phối hạ thế. Chức năng chính của loại tủ này là đóng cắt, bảo vệ an toàn cho hệ thống điện phụ tải. Chính vì thế, tủ điện hạ thế đóng vai trò quan trọng trong các công trình Dân dụng và Công nghiệp. Các công việc trong lĩnh vực dân dụng và công nghiệp đều sử dụng nguồn điện chuẩn sau các trạm hạ thế này.

Cấu tạo tủ điện hạ thế như thế nào?

Sơ đồ nguyên lý hoạt động của tủ điện hạ thế
Sơ đồ nguyên lý hoạt động của tủ điện hạ thế

Tủ điện hạ thế được sản xuất theo tiêu chuẩn công nghiệp IEC 61439-1-2 với đặc điểm cấu tạo gồm 2 bộ phận chính:

– Phần khung vỏ tủ điện

Vỏ tủ được làm từ tôn có độ dày khoảng 2mm và có sơn tĩnh điện hoặc mạ kẽm. Lớp sơn tĩnh điện đảm bảo tủ có thể vận hành và chống chịu tốt hơn các ảnh hưởng từ môi trường ngoài. Đồng thời, nó giúp tránh được bụi bẩn và côn trùng phá hoại. Hiện nay, phần khung vỏ tủ điện có đa dạng về kích thước và mẫu mã sản phẩm. Tuy nhiên, mỗi một loại tủ điện hạ thế sẽ có một quy chuẩn riêng.

– Phần bảng điện của tủ

Chúng thường được làm từ tôn kiên khối hoặc ghép lại theo một bố cục nhất định. Thông thường, thiết bị điện cần được lắp đặt và bố trí theo một sơ đồ cụ thể cho trước.

Ưu điểm tủ điện hạ thế là gì? 

Nhìn chung, đa số các loại tủ hạ thế đều có nhiều ưu điểm như:

Ưu điểm của tủ điện hạ thế
Ưu điểm của tủ điện hạ thế

Thiết kế đơn giản, gọn nhẹ

Các thiết bị đo đếm bên trong tủ được thiết kế ở trong một ngăn riêng biệt. Chúng đảm nhiệm vai trò giúp cho tủ điện hạn chế tối ưu những tổn thất trong quá trình sử dụng. Đồng thời giúp cho người vận hành dễ dàng quan sát khi sử dụng tủ điện.

Đảm bảo mức độ an toàn cao – Ưu điểm của tủ điện hạ thế là gì?

Vỏ tủ được làm từ vật liệu chính là tôn dày 2mm kết hợp với dây chuyền sản xuất công nghệ hiện đại, tiên tiến và đạt chuẩn các yêu cầu nghiêm ngặt về kỹ thuật trong ngành, đảm bảo vững chắc. Chính vì vậy nên bạn hoàn toàn có thể yên tâm về chất lượng của sản phẩm tủ điện hạ thế.  Nó sẽ bảo vệ an toàn cho các thiết bị đóng cắt như aptomat bên trong tủ được sắp xếp  bố trí hợp lý. Bên cạnh đó, tủ điện hạ thế cũng bảo đảm an toàn tuyệt đối cho con người trong suốt quá trình sử dụng.

Hỗ trợ công tác kiểm tra, bảo dưỡng tủ dễ dàng

Tủ điện hạ thế được sản xuất và chế tạo đạt tiêu chuẩn bảo vệ quốc tế IP4X giúp chống nước tối ưu. Đồng thời ngăn chặn sự xâm nhập của bụi và côn trùng ở bên ngoài môi trường. Điều này rất có lợi cho các kỹ sư trong công tác kiểm tra và bảo dưỡng tủ điện định kỳ.

Vai trò của tủ điện hạ thế là gì?

Tủ hạ thế đóng vai trò quan trọng trong mạnh lưới điện
Tủ hạ thế đóng vai trò quan trọng trong mạng lưới điện

Tủ điện hạ thế có vai trò vô cùng quan trọng trong công việc điều hòa dòng điện. Để đảm bảo cho đường truyền điện hoạt động ổn định, an toàn, tủ hạ thế sẽ bảo vệ các thiết bị điện quan trọng bên trong. Ví dụ như bảo vệ bảng cầu chì, dụng cụ đo chỉ thị, thiết bị chuyển mạch, rơ le… khỏi các tác động từ ngoài môi trường. Hoặc bảo vệ an toàn cho các thiết bị điện khỏi các tác động cơ học.

Chính vì thế, việc lắp đặt tủ hạ thế là nhiệm vụ quan trọng và cực kỳ cần thiết. Nó  mang trọng trách rất lớn trong việc bảo vệ sự sống của con người và hạn chế tối đa những tai nạn thương tâm không đáng có do sự cố về điện cả trực tiếp hay gián tiếp.

Tìm hiểu các loại tủ điện hạ thế phổ biến hiện nay

Có nhiều cách để phân loại tủ điện hạ thế như, dựa vào nguồn cấp, ứng dụng hoặc tính năng. Trong đó phân loại tủ theo chức năng là cách phân chia phổ biến nhất.

Tủ điện phân phối hạ thế:

Tủ phân phối hạ thế có chức năng chia nguồn điện thành các mạch riêng biệt và bảo về các thiết bị đóng ngắt. Đây cũng là đầu nối để phân phối điện cho công trình xây dựng. Trong thực tế, loại tủ này còn được dùng để cách ly các thiết bị điện với người vận hành. Như vậy sẽ giúp đảm bảo an toàn cho người vận hành, hạn chế các sự cố về điện có thể xảy ra. Có các loại tủ điện phân phối hạ thế thường gặp như:

Tủ điện phân phối tổng MSB
Tủ điện phân phối tổng MSB

+ Tủ điện phân phối tổng MSB (Main Distribution Switchboard)

Loại tủ hạ thế này được sử dụng rất phổ biến trong các mạng lưới điện hạ thế. Đây là thành phần quan trọng nhất trong mạng phân phối điện. Tủ điện phân phối tổng được lắp đặt tại phòng kỹ thuật điện tổng của các công trình công nghiệp. Như tại nhà máy, xưởng công nghiệp, TTTM, cao ốc, chung cư, bệnh viện, trường học, sân bay, cảng… Nó được đặt sau các trạm hạ thế và trước các tủ điện phân phối (DB). Tủ MSB có nhiều ngăn riêng biệt và có chức năng đóng, ngắt, bảo vệ an toàn cho hệ thống điện phụ tải.

+ Tủ điện phân phối DB (Distribution Board) – Tủ điện hạ thế là gì 

Tủ phân phối DB thường được lắp đặt tại phòng vận hành của các công trình công nghiệp, nhà máy, xưởng công nghiệp, trung tâm thương mại, chung cư… Tủ DB khá nhỏ, chứa các MCB/RCCB, đèn báo pha, cầu chì… với nhiệm vụ phân phối điện cho 1 nhóm thiết bị hoặc thiết bị đầu cuối như máy bơm, động cơ…

+ Tủ điện ATS (Automatic Transfer Switches)

Tủ điện ATS được sử dụng ở các khu công nghiệp như nhà máy, xưởng công nghiệp, trung tâm thương mại, cao ốc văn phòng, chung cư, bệnh viện, cảng, sân bay… Là những nơi có các phụ tải đòi hỏi phải cấp điện liên tục. Hoặc những khu vực hay có sự cố mất điện lưới đột ngột vì tủ ATS có chức năng chuyển đổi nguồn tự động. Chúng giúp máy phát tự khởi động và đóng điện cho phụ tải khi gặp sự cố mất điện. Đồng thời bảo vệ lưới điện và máy phát khi gặp các tình huống như mất pha, mất trung tính, sụt áp…

+ Tủ điện bù công suất – Tủ điện hạ thế là gì 

Tủ điện bù công suất phản kháng được sử dụng trong các mạng điện hạ thế. Nó được ứng dụng trong các hệ thống điện sử dụng các phụ tải có tính cảm kháng cao. Tủ thường được lắp đặt tại phòng kỹ thuật của các tầng/khu vực trạm máy biến áp/công trình công nghiệp và dân dụng. Tủ điện bù công suất có công dụng làm tăng hệ số công suất bằng cách sử dụng bộ tụ bù làm nguồn công suất phản kháng.

Tủ điện điều khiển hạ thế 

Tủ điện điều khiển là một trong những tủ điện hạ thế phổ biến hiện nay. Đây là loại tủ điện vận hành độc lập nhưng thỉnh thoảng nó được đi kèm với tủ điện động lực. Loại tủ này có nhiệm vụ điều khiển các thiết bị phụ tải theo quy trình đã được thiết lập sẵn. Một số loại tủ điện điều khiển phổ biến hiện nay như:

+ Tủ điện điều khiển động cơ MCC – Tủ điện hạ thế là gì 

Tủ điện điều khiển động cơ dùng để khởi động, điều khiển tốc độ hay chiều quay của động cơ. Nó thường được lắp đặt để điều khiển cho các động cơ có công suất lớn trong các nhà máy, xưởng sản xuất, các trạm bơm…

Tủ điện điều khiển động cơ MCC
Tủ điện điều khiển động cơ MCC

+ Tủ điện điều khiển chiếu sáng

Loại tủ này được dùng cho các công trình chiếu sáng với công suất lớn. Ví dụ như các khu vực công cộng (đường phố, khu đô thị, vườn hoa, công viên, cầu…). Hoặc trong trung tâm thương mại, cao ốc văn phòng, chung cư, bệnh viện, trường học, cảng, sân bay, sân vận động…

Tủ điện động lực – Phân loại tủ điện hạ thế

Chức năng chính của tụ điện động lực là đóng cắt các thiết bị phụ tải có công suất lớn. Tín hiệu điều khiển là từ các bộ điều khiển khả trình như PLC, vi xử lý, máy tính… Tủ điện động lực là loại tủ điện cơ bản rất được ưa chuộng trong thực tế và hay đi kèm với các tủ điện điều khiển.

Tủ điện động lực - Một loại tủ điện hạ thế tiêu biểu
Tủ điện động lực – Một loại tủ điện hạ thế tiêu biểu

Vừa rồi là thông tin về các loại tủ điện hạ thế. Hy vọng qua bài viết hôm nay, bạn đã biết Tủ điện hạ thế là gì? Các loại tủ điện hạ thế phổ biến hiện nay. Trong quá trình đấu nối và sử dụng tủ điện, bạn cần sử dụng các thiết bị đo điện để hỗ trợ đo và kiểm tra tủ điện an toàn. TKTech là đơn vị cung cấp cá thiết bị đo điện chất lượng như đồng hồ vạn năng, ampe kìm… chính hãng, bảo hành đầy đủ và giá cả hợp lý. Liên hệ ngay hotline để được tư vấn và hỗ trợ chọn sản phẩm phù hợp nhất nhé!

Bài viết liên quan
kiem tra nuoc sach bang quy tim
Hiện nay có rất nhiều cách để kiểm tra chất lượng nguồn nước sinh hoạt, đảm bảo nguồn nước đang sử dụng luôn an toàn. Một trong số đó là cách kiểm tra nước sạch bằng quỳ tím. Vậy liệu phương pháp này có thể giúp bạn đánh giá chính…
may do do am mun cua(1)
Nếu muốn sản xuất giấy, đồ nội thất bằng gỗ công nghiệp thì việc sử dụng máy đo độ ẩm dăm gỗ là việc rất quan trọng phải thực hiện. Việc đo độ ẩm mùn cưa sẽ giúp bạn biết chính xác xem độ ẩm đó đã đạt chuẩn hay…
thiet bi dinh vi a8
Với kích thước chỉ bằng một ngón tay, top 3 các thiết bị định vị nhỏ gọn mà bài viết giới thiệu sau đây cực kỳ hữu ích cho nhu cầu theo dõi của con người ngày nay. Nếu bạn đang có nhu cầu tìm hiểu về các thiết bị…
testo 470
Máy đo tốc độ vòng quay không tiếp xúc nào tốt nhất? Một trong những phương pháp đo tốc độ vòng quay được áp dụng phổ biến nhất hiện nay đó chính là đo không tiếp xúc. Chính vì vậy nên các dòng máy đo RPM sử dụng phương pháp…

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *