Tổng quan về thước Panme, Micrometer

Trong cuộc sống, bạn sẽ bắt gặp rất nhiều loại thước đo với đa dạng kiểu dáng, chức năng và đặc điểm khác nhau. Trong lĩnh vực xây dựng, cơ khí… có một loại thước có tên Panme. Đây là một dụng cụ không thể thiếu trong ngành cơ khí nói riêng và ngành kỹ thuật nói chung. Để hiểu rõ hơn về khái niệm, cấu tạo, công dụng cũng như cách thức sử dụng… Xin mời bạn đọc cùng theo dõi các thông tin giới thiệu tổng quan về thước Panme.

Đặc điểm của thước Micrometer
Đặc điểm của thước Micrometer

Thước Panme là gì?

Thước Panme (còn gọi là Micrometer) là một dụng cụ đo lường độ dày, đo đường kính của các vật thể, đo độ sâu khe… mang lại kết quả đo có độ chính xác cao. Nó đo được các khoảng cách hẹp, chỉ khoảng 25mm, với độ chính xác là 0.01mm hoặc 0.001mm hoặc có thể cao hơn tùy loại.

Thước đo Panme có các giới hạn như sau: 0 – 25mm, 25 – 50mm, 50 – 75mm, 75 – 100mm và nhiều kích cỡ khác.

Cấu tạo:

Các bộ phận của thước Panme
Các bộ phận của thước Panme

Cấu tạo tổng quan về thước Panme khá đơn giản tùy theo mỗi loại sẽ có từng đặc điểm cấu tạo riêng biệt. Đối với thước Panme ngoài thì cấu tạo của nó gồm các bộ phận sau:

– Mỏ đo: gồm một phần mỏ cố định và phần còn lại có thể di động. Chức năng của mỏ đo là kẹp và cố định vật thể đo để xác định được kích thước.

– Tay cầm: hỗ trợ người dùng cầm nắm chắc chắn khi sử dụng

– Vít hãm: được dùng để điều chỉnh độ chính xác của thước Panme về điểm 0. Điểm 0 là vạch được đánh số 0 trên thước phụ, cũng là điểm cơ sở để đánh giá độ chính xác của thước.

– Thân thước chính: được chia vạch trên và vạch dưới cùng các chỉ số đo của thước. Thường thì mỗi vạch trên là 1mm, còn vạch dưới là 0,5mm.

– Thân thước phụ: cũng được đánh số và chia vạch tùy theo mỗi loại thước sẽ có chỉ số khác nhau

– Núm vặn và tay xoay: được sử dụng để di động mỏ đo theo kích thước của vật thể.

Công dụng – Tổng quan về thước Panme 

Thước đo Panme được sử dụng để đo kích thước ngoài, kích thước trong, đo chiều sâu của piston, đo kích thước của trục khuỷu, phanh đĩa, đo kích thước của xi lanh, đo độ sâu của lỗ khoan… Hiện nay, thước đo Panme được dụng rộng rãi trong ngành cơ khí chế tạo, nhựa, gỗ, nhôm, kính… Mitutoyo là kiểu thước Panme phổ biến nhất.

Công dụng của thước Panme so với thước cặp
Công dụng của thước Panme so với thước cặp

Những ứng dụng nổi bật của thước đo Panme:

– Thước có thể đo được các đối tượng có kích thước rất nhỏ, nhưng mang lại độ chính xác cao

– Khi đo bằng Panme, bạn sẽ thấy thân Panme và chi tiết cùng nằm trên một đường thẳng. Bởi vì chuyển động quay của Panme làm cho Panme tịnh tiến (gây ra sai số là rất ít). Trong khi đó ở thước cặp, giữa chi tiết và thân của nó không nằm trên cùng một đường thẳng nên nó có một khoảng cách nào đó và thước cặp có khớp trượt (khớp tịnh tiến). Bởi vậy nên khả năng gây ra sai số là lớn hơn (do bị dơ, và khe hở này luôn tồn tại không khắc phục được)

– Đo bằng thước Panme, vật không bị tác dụng lực như thước cặp.

Dụng cụ thước Panme có mấy loại? Tổng quan về thước Panme 

Loại thước này được chia thành nhiều loại khác nhau, dựa trên các tiêu chí khác nhau như sau:

Phân loại thước Panme theo bước ren

Dựa vào bước ren thì thước đo Panme được chia thành 2 loại chính:

– Thước Panme có bước ren 1mm: thước phụ của thước có thang chia vòng ra thành 100 phần. Loại này cho kết quả chính xác cao, nhưng do phần thân lớn, nặng nên rất ít được sử dụng.

– Thước Panme có bước ren 0,5mm: thước phụ của thước có thang chia vòng ra thành 50 phần. Đây là loại thước Panme thường được sử dụng nhất hiện nay.

Phân loại thước Panme theo công dụng

Tổng quan về thước Panme đo chiều sâu
Tổng quan về thước Panme đo chiều sâu

Dựa trên công dụng thì thước đo Panme được chia thành 3 loại chính:

– Thước Panme đo ngoài (Outside Micrometer): được sử dụng để đo kích thước hay đường kính bên ngoài của các vật thể.

– Thước Panme đo trong (Inside Micrometer): được sử dụng để đo kích thước hay đường kính của các khe, lỗ của vật thể.

– Thước Panme đo chiều sâu (Depth Micrometer): loại này được sử dụng để đo độ sâu của khe, lỗ của các vật thể.

Phân loại thước Panme theo cách hiển thị – Tổng quan về thước Panme 

Dựa trên cách hiển thị kết quả đo, thước Panme được chia thành 2 loại chính:

– Thước đo Panme cơ khí: loại thước này cho kết quả đo được biểu thị bằng các vạch và số trên thước đo. Đòi hỏi người dùng phải biết cách đọc mới có thể xem được kết quả.

– Thước đo Panme điện tử: loại thước này cho kết quả hiển thị trên màn hình điện tử. Việc sử dụng thước rất dễ dàng và cho kết quả một cách nhanh chóng, chính xác.

Panme cơ khí - Tổng quan về thước Panme
Panme cơ khí – Tổng quan về thước Panme

Hướng dẫn sử dụng thước Panme đúng cách

Mặc dù thước đo Panme đã quá quen thuộc đối với các kỹ sư cơ khí, nhưng vẫn có nhiều người chưa biết cách sử dụng đúng thiết bị này. Ngay dưới đây là các bước hướng dẫn chi tiết các thao tác chuẩn để sử dụng thước Panme đúng kỹ thuật nhất:

Bước 1: Kiểm tra trước khi tiến hành đo – Tổng quan về thước Panme 

– Kiểm tra bề mặt ngoài: tiến hành kiểm tra xem Panme có bị mòn hay sứt mẻ gì không. Nếu thấy đầu đo bị mòn, bị sứt mẻ thì khi đo kết quả sẽ không được chính xác.

– Kiểm tra các bộ phận xem chúng có chuyển động trơn tru hay không.

– Vệ sinh bề mặt đo để tránh trường hợp bụi bặm bám vào.

– Kiểm tra điểm 0: trước khi thực hiện đo, bạn cần kiểm tra điểm 0. Nếu điểm 0 bị lệch thì không thể cho kết quả chính xác được.

+ Đối với Panme từ 0 – 25mm: bạn cho tiếp xúc trực tiếp 2 bề mặt đo để kiểm tra điểm 0

+ Đối với Panme từ 25 – 50…: bạn dùng block gauge tương ứng để kiểm tra điểm 0.

Bước 2: Tiến hành phép đo

Tổng quan về thước Panme - Micrometer
Tổng quan về thước Panme – Micrometer

Trước hết cần kiểm tra lại một lần nữa xem Panme đã thực sự chính xác hay chưa. Nới lỏng vít kẹp, vặn nút vặn để đầu đo di động theo kích thước lớn hơn kích thước của chi tiết cần đo.

Sau đó, áp đầu đo cố định vào mặt chuẩn chi tiết cần đo. Vặn nút vặn để đầu đo di động di chuyển đến khi đầu đo di động chạm vào mặt chi tiết cần đo. Lưu ý phải đảm bảo sự tiếp xúc của đầu đo sao cho vuông góc với kích thước cần đo. Nếu đo đường kính thì đầu đo phải nằm trên đường kính chi tiết.

Nhớ là phải giữ cho đường tâm của 2 mỏ đo trùng với kích thước vật cần đo. Nếu trường hợp phải lấy Panme ra khỏi vị trí đo thì vặn đai ốc hãm(cần hãm) để cố định đầu đo động trước khi lấy Panme ra khỏi vật đo.

Khi đo dựa vào mép thước động ta đọc được số “mm” và nửa “mm” của kích thước ở trên thước chính. Dựa vào vạch chuẩn trên thước chính ta đọc được phần trăm “mm” trên thước phụ. Giá trị mỗi vạch là 0.01 mm.

Lưu ý về cách điều chỉnh điểm 0 – Tổng quan về thước Panme 

Điểm 0 này rất quan trọng vì nó quyết định đến độ chính xác khi đo. Nếu trong trường hợp điểm 0 bị lệch thì bạn cần điều chỉnh điểm 0 về đúng như sau:

Trường hợp điểm 0 bị lệch lên trên:

Đầu tiên, hãy cố định spin doll bằng chốt khóa. Sau đó dùng dụng cụ xoay để xoay giá trị bị lệch và kiểm tra lại xem điểm 0 đã ăn khớp hay chưa. Nếu điểm 0 vẫn bị lệch tiến hành làm lại từ đầu.

Trường hợp điểm 0 bị lệch xuống dưới:

Bạn cũng thực hiện cố định spin doll bằng chốt khóa. Rồi dùng dụng cụ xoay để xoay giá trị bị lệch và kiểm tra lại xem điểm 0 đã ăn khớp hay chưa. Nếu điểm 0 vẫn bị lệch tiến hành làm lại từ đầu

Hướng dẫn cách đọc thông số trên thước

Kích thước đo được xác định tùy thuộc vào vị trí của mép ống động. Đó là phần thước chính nằm bên trái mép ống động và là “phần nguyên” của thước. Căn cứ vào số thứ tự vạch trên ống động trùng với đường chuẩn trên ống cố định. Bạn hãy lấy số thứ tự vạch đó nhân với giá trị thước (hay độ chính xác của thước) sẽ ra giá trị “phần lẻ” của thước. Sau đó tiến hành cộng hai giá trị này sẽ được giá trị của kích thước đo.

Cách đọc trị số của thước đo
Cách đọc trị số của thước đo

Cách bảo quản – Tổng quan về thước Panme

Để thước đo Panme sử dụng được lâu dài và đảm bảo kết quả tốt cho mỗi lần làm việc, bạn cần lưu ý:

– Không sử dụng thước để đo các bề mặt thô, bẩn, cần vệ sinh sạch thước trước khi đo.

– Không sử dụng thước panme để đo khi vật đang quay.

– Không ép mạnh 2 mỏ đo vào vật đo, không vặn trực tiếp ống vặn thước phụ để mỏ đo ép vào vật đo. Nhằm tránh các va chạm có thể làm xây sát hoặc biến dạng mỏ neo.

– Hạn chế việc lấy thước Panme ra khỏi vật đo rồi mới đọc trị số đo. Bạn mà nên đọc ngay khi thước còn đang kẹp giữ vật, tránh sự thay đổi kết quả có thể xảy ra bởi sự xê dịch.

– Sau khi dùng xong cần phải lau thước bằng giẻ sạch và bôi dầu mỏ neo siết vật hãm để cố định đầu đo động. Đặt Panme đúng vị trí ở trong hộp nhằm tránh gỉ sét, bụi cát, bụi đá mài hoặc phoi kim loại.

Trên đây là các thông tin tổng quan về thước Panme, hy vọng sẽ giúp ích cho công việc của bạn. Nếu cần tư vấn hay hỗ trợ thêm, hãy liên hệ qua hotline của TKTech ngay bên dưới.

Bài viết liên quan
kiem tra nuoc sach bang quy tim
Hiện nay có rất nhiều cách để kiểm tra chất lượng nguồn nước sinh hoạt, đảm bảo nguồn nước đang sử dụng luôn an toàn. Một trong số đó là cách kiểm tra nước sạch bằng quỳ tím. Vậy liệu phương pháp này có thể giúp bạn đánh giá chính…
may do do am mun cua(1)
Nếu muốn sản xuất giấy, đồ nội thất bằng gỗ công nghiệp thì việc sử dụng máy đo độ ẩm dăm gỗ là việc rất quan trọng phải thực hiện. Việc đo độ ẩm mùn cưa sẽ giúp bạn biết chính xác xem độ ẩm đó đã đạt chuẩn hay…
thiet bi dinh vi a8
Với kích thước chỉ bằng một ngón tay, top 3 các thiết bị định vị nhỏ gọn mà bài viết giới thiệu sau đây cực kỳ hữu ích cho nhu cầu theo dõi của con người ngày nay. Nếu bạn đang có nhu cầu tìm hiểu về các thiết bị…
testo 470
Máy đo tốc độ vòng quay không tiếp xúc nào tốt nhất? Một trong những phương pháp đo tốc độ vòng quay được áp dụng phổ biến nhất hiện nay đó chính là đo không tiếp xúc. Chính vì vậy nên các dòng máy đo RPM sử dụng phương pháp…

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *