Sơn Epoxy là gì? Top 3 máy đo độ dày sơn Epoxy bán chạy nhất

Tìm hiểu sơn Epoxy là gì? Top 3 máy đo độ dày sơn Epoxy bán chạy nhất

Ngày nay, sơn Epoxy được ứng dụng rất phổ biến trong nhiều ngành công nghiệp bởi nó có nhiều ưu điểm nổi trội như: Bề mặt bóng đẹp, màu sắc đa dạng, chống trơn trượt, chống thấm, chống mài mòn… Để tìm hiểu sơn Epoxy là gì, nó có những loại nào thì xin mời bạn đọc cùng theo dõi qua bài viết dưới đây nhé!

Sơn Epoxy là gì?

Sơn epoxy được làm từ vật liệu epoxy gốc nhựa composite – một gốc nhựa không chứa este nên bám dính tuyệt vời cũng như kháng nước rất tốt. Ngoài ra, cấu tạo phân tử ở trung tâm gồm 2 vòng benzen vững chắc có tính dai, kháng nhiệt. 

Tuy nhiên, các phân tử Epoxy lại không thể tự gắn kết với nhau. Để gắn kết chúng, người ta chia sơn epoxy thành 2 phần A, B khác nhau. Thành phần A chứa các phân tử epoxy cùng bột màu, chất phụ gia, dung môi… Thành phần B chứa chất đóng rắn giúp liên kết các phân tử epoxy lại với nhau.

son epoxy 2 thanh phan(1)(1)
Sơn Epoxy hai thành phần

Sơn Epoxy gồm những loại nào?

Hiện nay, trên thị trường gồm nhiều loại sơn epoxy khác nhau với hai cách phân chia: dựa vào thành phần dung môi và phương pháp thi công. Cụ thể:

Phân loại sơn epoxy theo bề mặt sử dụng

Tương ứng với mỗi bề mặt thì nó sẽ cần tới một loại sơn epoxy riêng biệt để chúng có thể bám dính hiệu quả và phát huy đúng tác dụng như mong muốn. Cụ thể:

Sơn epoxy dùng cho sắt thép kim loại

son epoxy sat thep la gi
Sơn Epoxy sắt thép là gì?

Trong ngành công nghiệp kim loại, sơn epoxy còn được gọi với cái tên sơn epoxy kết cấu thép. Trong hệ sơn epoxy kết cấu thép bao gồm 2 loại chính là:

– Sơn lót chống rỉ Epoxy 2 thành phần

Chức năng: Được dùng làm lớp phủ đầu tiên lên bề mặt sắt thép kim loại. Sản phẩm có chức năng bám dính vào bề mặt vật chủ. Đồng thời là tác nhân liên kết bề mặt sắt thép với lớp sơn phủ màu bên ngoài.

Ưu điểm: Độ bám dính tốt, rất bền màu. Khả năng chống va đập và mài mòn rất tốt. Chúng thường có các màu sắc như nâu đỏ, ghi xám.

– Sơn phủ 2 thành phần (sơn và chất đóng rắn)

Chức năng: Được sử dụng làm lớp sơn bảo vệ bên ngoài của lớp sơn chống rỉ.

Ưu điểm: Tăng cường bảo vệ lớp sơn chống rỉ và tăng tính thẩm mỹ cho các bề mặt khi sơn lên. Màu sắc của lớp sơn này thường được lựa chọn trên bảng màu tiêu chuẩn quốc tế hay màu theo nhà sản xuất quy định.

Sơn epoxy dùng cho sàn bê tông

Đây là các sản phẩm sơn epoxy 2 thành phần sử dụng cho các sàn bê tông như: sàn nhà xưởng, sàn xí nghiệp, sàn tầng hầm, sàn thể thao…

Sử dụng sơn Epoxy cho nền bê tông
Thi công sơn epoxy cho sàn bê tông

Phân loại sơn epoxy theo cấu tạo 

Dựa theo cấu tạo riêng biệt thì sơn Epoxy được chia thành 2 loại là:

Sơn epoxy gốc nước

son epoxy goc nuoc la gi
Sơn epoxy gốc nước có ưu điểm gì?

– Ưu điểm: Không gây cháy nổ, không xảy ra phản ứng hóa học trong quá trình trộn và bay hơi. Khô tốt trong môi trường ẩm, tăng độ bền và tuổi thọ cho bề mặt.

– Nhược điểm: Bề mặt không bóng và đẹp như sơn gốc dầu.

– Ứng dụng: Loại sơn Epoxy này thường được sử dụng cho những công trình có yêu cầu đặc biệt cao về tính kháng khuẩn như: Bệnh viện, Phòng mổ, văn phòng làm việc, nhà máy thực phẩm…

Sơn epoxy gốc dầu

Các bước thi công sơn epoxy loại gốc dầu
Tìm hiểu sơn epoxy gốc dầu là gì?

– Ưu điểm: Độ bám dính tốt hơn sơn Epoxy gốc nước, dễ thi công. Bền mặt chai cứng nên có khả năng chịu va đập tốt, có thể chịu được ăn mòn axit nồng độ nhẹ.

– Nhược điểm: Địa hình thi công bị hạn chế, không thi công được cho những bề mặt ẩm hoặc độ ẩm không khí cao. Môi trường thi công độc hại do chứa dầu và dung môi bay hơi.

– Ứng dụng: Sử dụng nhiều trong các công trình dân dụng và công nghiệp như: sàn nhà máy hóa chất, thủy hải sản, bãi đỗ xe…

Phân loại sơn epoxy theo chức năng

Theo chức năng thì sơn epoxy được chia thành 2 loại là sơn Epoxy hệ lăn và hệ tự san phẳng. Trong đó, sơn epoxy hệ tự san phẳng chỉ sử dụng được cho bề mặt phẳng chứ không sử dụng được cho bề mặt đứng.

– Sơn epoxy hệ lăn: Chi phí rẻ hơn sơn epoxy hệ tự san phẳng, độ bền tương đối, khả năng kháng hóa chất tương đối.

– Sơn epoxy hệ tự san phẳng: Độ bền cao, tính thẩm mỹ cao, khả năng chịu tải trọng rất lớn từ 0- 10 tấn. Khả năng kháng hóa chất vượt trội.

Phân loại sơn epoxy theo mục đích sử dụng

– Sơn epoxy chống axit cho sàn bê tông: Là dạng sơn epoxy tự san phẳng, hoạt động theo nguyên tắc căn bằng bề mặt, sơn được với nhiều chiều dày khác nhau. Sau khi đổ 2 thành phần lại với nhau ta đổ xuống sàn bê tông với chiều dày tối thiểu từ 1mm trở lên, tùy theo mức độ mà chúng ta điều chỉnh độ dày màng sơn.

Sơn epoxy 2 thành phần chống axit
Tìm hiểu sơn epoxy chống axit là gì?

– Sơn epoxy trong suốt: Sơn Epoxy không màu trong suốt có chức năng tạo ra những màng sơn đẹp, trong suốt. Nó có thể áp dụng cho bề mặt sàn 3D mang lại những bề mặt sống động chân thực đến từng mm.

– Sơn Epoxy chống tĩnh điện: Đây là loại sơn epoxy 2 thành phần, nó ngăn ngừa tai nạn có thể xảy ra ở nơi làm việc tiếp xúc với sự nhiễm tĩnh điện, tĩnh điện và phóng điện. Lớp phủ sàn epoxy chống tĩnh điện được thiết chuyên dùng cho các ngành công nghiệp điện, cung cấp một bề mặt nhẵn liền khối, chống tĩnh điện, giúp duy trì môi trường sạch sẽ, dễ vệ sinh dễ bảo quản. Đồng thời cường độ cơ học cao và kháng hóa chất.

– Sơn epoxy chống trơn trượt: được tạo nên bởi sự kết hợp nhiều thành phần lại với nhau là sơn epoxy, phụ gia tăng cường kết dính nền sàn cường độ cao, chất tăng cứng bề mặt, đá chống trơn trượt… Sơn epoxy chống trơn trượt được ứng dụng phổ biến cho các bãi đậu xe, gara các tòa nhà, tầng hầm, khu đô thị trung tâm mua sắm… nhằm tăng độ bám dính chống trơn trượt tại các vị trí di chuyển dốc.

Top 3 máy đo độ dày sơn Epoxy bán chạy nhất

Sau khi đã tìm hiểu sơn epoxy là gì rồi, bạn có thể tham khảo một số thiết bị đo độ dày sơn epoxy chất lượng được người dùng ưa chuộng hiện nay ngay dưới đây:

Máy đo độ dày lớp phủ Elcometer A456CFNFBS

Máy đo độ dày lớp phủ Elcometer A456CFNFBS
Máy đo độ dày lớp phủ Elcometer A456CFNFBS

Elcometer A456CFNFBS là thiết bị đo độ dày lớp phủ sơn chất lượng đến từ thưởng hiệu Elcometer (Anh). Máy có thể đo được bề mặt nhiễm từ và không nhiễm từ hiệu quả, tốc độ đo nhanh với hơn 70 kết quả trong 1 phút, độ chính xác cao. Thiết bị được hỗ trợ 30 ngôn ngữ do người dùng tùy chọn. Giao diện cũng được thiết kế đơn giản, dễ sử dụng. Thân máy bền bỉ, làm việc tốt trong các môi trường khó khăn, chuẩn IP64. Các phím bấm được làm lớn tăng độ chính xác khi bấm.

Máy đo độ dày lớp phủ Elcometer A456CFNFBS có hỗ trợ thêm kết nối cổng USB, sử dụng phần mềm được cung cấp sẵn. Bộ nhớ có thể lưu trữ được 5 kết quả đo gần nhất. Màn hình hiển thị đầy đủ các thông số: Giá trị cao nhất, thấp nhất, trung bình, giới hạn trên dưới

Máy đo độ dày lớp phủ Elcometer A456CFBI1

Elcometer A456CFBI1 May do do day lop phu (2)
Máy đo độ dày lớp sơn epoxy Elcometer A456CFBI1

Elcometer A456CFBI1 được trang bị đầu dò liền có thể đo độ dày lớp phủ trên vật liệu từ tính với tốc độ nhanh, tin cậy và chính xác hơn. Tuy nhiên, máy chỉ đo được lớp sơn trên bề mặt kim loại nhiễm từ. Thiết bị có khoảng đo từ 0-1500μm (0-60 mils) với độ chính xác ±1-3% hoặc ±2.5μm (±0.1mil). Người dùng có thể sử dụng để đo độ dày lớp bề mặt trên nhiều loại vật liệu khác nhau để đánh giá chất lượng. 

Đặc biệt, với đầu dò cảm biến có độ nhanh nhạy cao, tốc độ xử lý của máy nhanh nên A456CFBI1 có khả năng đọc với hơn 70 thông số trong một phút. Máy có khả năng làm việc liên tục trong 24 giờ. Đây chính chắc chắn là thiết bị đo độ dày lớp sơn phủ mang lại hiệu quả tốt nhất dùng trong sản xuất, kiểm định chất lượng. 

Bên cạnh đó, máy đo độ dày sơn Elcometer còn đi kèm với nhiều tính năng khác, cụ thể như cho phép cài đặt hơn 30 ngôn ngữ, kết nối không dây Bluetooth với PC, hỗ trợ xem kết quả với phần mềm ElcoMaster® software…

Máy đo độ dày lớp phủ Huatec TG8831FN

Máy đo độ dày lớp phủ từ tính Huatec TG8831FN
Máy đo độ dày lớp phủ từ tính Huatec TG8831FN

Đây là thiết bị sử dụng phương pháp đo độ dày bằng từ trường xoáy dựa trên sự biến thiên của từ trường. Đầu dò cảm biến thực hiện ghi lại dữ liệu của từ trường xoáy để chuyển về bộ xử lý dữ liệu trước khi đưa ra kết quả đo chính xác. Máy có để đo được độ dày của bề mặt lớp phủ trên nhiều vật liệu từ tính kim loại, đo trên lớp phủ không từ tính, đo nền kim loại không từ tính.

Máy đo độ dày lớp phủ Huatec TG8831FN có khả năng đo ở khoảng đo rộng, từ 0 ~ 400μm với độ chính xác là (2% +1) / (1% +1). Thiết kế hai phần độc lập, áp dụng tốt hơn, kết quả đo ổn định. Xử lý dữ liệu mạnh mẽ và phân tích: 5 loại giá trị thống kê và biểu đồ. Độ phân giải màn hình là 0.1um giúp máy hoạt động tốt, quan sát kết quả dễ dàng ngay cả trong điều kiện thiếu ánh sáng. 

Trên đây là những thông tin giúp bạn tìm hiểu sơn Epoxy là gì. Bên cạnh đó, bài viết cũng đá giới thiệu top 3 máy đo độ dày sơn Epoxy bán chạy nhất hiện nay để bạn đọc tham khảo. Nếu có nhu cầu mua các thiết bị này, hãy liên hệ ngay với TKTECH để được mua hàng chính hãng với ưu đãi nhất nhé!

Bài viết liên quan
meo giup keo dai tuoi tho may do ph
Máy đo pH là thiết bị không thể thiếu trong nhiều lĩnh vực, từ các phòng thí nghiệm hiện đại đến những công việc thực địa. Vậy làm thế nào để giữ cho dụng cụ đo độ pH luôn ở trạng thái tốt nhất? Dưới đây là 8 mẹo giúp…
co nen mua may do do am gia re
Máy đo độ ẩm giá rẻ tràn lan trên thị trường khiến nhiều người phân vân không biết có nên lựa chọn sản phẩm này hay không. Liệu chất lượng có đảm bảo và có đáp ứng được nhu cầu sử dụng? Bài viết này sẽ giúp bạn giải đáp…
thuat ngu do am thanh
Thuật ngữ đo âm thanh là một khái niệm không còn xa lạ với những ai làm việc trong lĩnh vực âm thanh. Việc nắm vững các thuật ngữ này không chỉ giúp bạn hiểu rõ hơn về âm thanh mà còn là yếu tố quan trọng để lựa chọn…
meo do am thanh
Sử dụng máy đo âm thanh đúng cách và tối ưu không chỉ giúp bạn thu thập dữ liệu chính xác mà còn nâng cao hiệu quả làm việc, tiết kiệm thời gian và công sức. Bài viết này sẽ chia sẻ với bạn những mẹo đo âm thanh chuyên…