Thay đổi độ mặn ảnh hưởng như thế nào đến sự tăng trưởng của tôm sú?

Thay đổi độ mặn ảnh hưởng như thế nào đến sự tăng trưởng của tôm sú?

Điều quan trọng nhất khi nuôi tôm sú nước mặn đó chính là cần phải kiểm soát chỉ số độ mặn trong nước. Bởi nếu để chỉ số này quá cao hoặc quá thấp sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới số lượng và chất lượng đàn. Bài viết hôm nay sẽ giúp bạn tìm hiểu chi tiết hơn về sự thay đổi độ mặn ảnh hưởng như thế nào đến sự tăng trưởng của tôm sú. Qua đó sẽ giúp bạn kiểm tra, đánh giá lượng nước để có những biện pháp khắc phục giúp thả tôm nhanh lớn, đạt hiệu quả cao.

Thí nghiệm về sự thay đổi độ mặn với tôm sú

Tại những ao nuôi tôm có dung tích 70 lít, lượng tôm giống phải đạt mức 2 con/lít nước. Bà con cần cho tôm ăn 4 lần/ngày tùy theo trọng lượng của tôm. Để kiểm tra sự thích nghi của tôm sú giống với môi trường nước mới, các chuyên gia thực hiện 7 thí nghiệm được chia thành hai nhóm như sau:

-Nhóm 1: Thực hiện sốc độ mặn với các chỉ số: 20‰ thả tôm trực tiếp ở độ mặn 5‰, 10 ‰, 15‰, 20‰ (đối chứng) và 30‰.

-Nhóm 2: Hai thí nghiệm còn lại được chia làm 2 nhóm nhỏ để thuần nhanh từ độ mặn 20‰ xuống 5‰ trong vòng 3 giờ; thuần độ mặn từ 20‰ giảm xuống 5‰ trong 3 ngày.

tom su 3
Thí nghiệm thay đổi độ mặn với tôm sú giống

Lưu ý: 

Cần thực hiện 3 lần/thí nghiệm để đảm bảo độ chính xác khi bạn theo dõi kết quả cũng như việc đưa ra các tính toán phù hợp nhất. Trong quá trình tiến hành, cần sử dụng các loại máy đo độ mặn để kiểm soát chỉ số của mấy nước. Bạn có thể tham khảo một số sản phẩm của các thương hiệu nổi tiếng như: Máy đo độ mặn Hanna, Khúc xạ kế đo độ mặn Atago…

Kết quả thí nghiệm độ mặn ảnh hưởng như thế nào đến sự tăng trưởng của tôm sú 

Sau 20 ngày, nếu yếu tố môi trường nằm trong khoảng thích hợp, độ mặn thay đổi đột ngột trong quá trình thả giống tôm nhưng không làm ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của tôm. Ngược lại nó có tác động đến số lượng tôm trong đàn. Theo đó, tỉ lệ sống của tôm sẽ bị giảm đi. Một số kết quả thực tế như sau:

– Giảm độ mặn từ 20‰ xuống còn 5 – 10‰: Tỉ lệ sống thấp nhất. Số lượng sống sót chỉ đạt 60,7% – 67%. Trong đó, cao nhất là kết quả khi thả tôm ở môi trường độ mặn 20‰, số lượng của đàn đạt 98,3%.

– Tốc độ tăng trưởng của tôm không bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, sự phát triển về chiều dài bị thay đổi. Sốc độ mặn càng lớn thì chỉ số này càng thấp hoặc gần như không thay đổi.

tom su 4
Thay đổi độ mặn ảnh hưởng đến tôm sú như thế nào?

Vậy độ mặn thích hợp để nuôi tôm sú là bao nhiêu?

Để tôm sú có thể sinh trưởng và phát triển tốt nhất, bà con cần kiểm soát chỉ số độ mặn luôn nằm trong ngưỡng an toàn. Khi đó chất lượng đàn tôm mới được đảm bảo. Người nuôi có thể cần căn cứ vào ngày tuổi của tôm để điều chỉnh độ mặn thích hợp.

Độ mặn nuôi tôm sú được đánh giá là thích hợp nhất nằm trong khoảng từ 8-20 phần ngàn ppt. Chỉ số này giữ vai trò quan trọng trong việc điều hòa áp suất thẩm thấu giữa nguyên sinh chất của tôm sú và nước. 

Đặc biệt, độ mặn làm ảnh hưởng đến độ kiềm, độ pH và khả năng sinh trưởng của tôm. Khi độ mặn vượt ngoài giới hạn thích hợp của tôm nuôi sẽ gây các phản ứng sốc cho cơ thể. Điều này làm giảm khả năng kháng bệnh của chúng. 

Ngoài ra, bà con vẫn có thể nuôi tôm sú độ mặn thấp. Mặc dù nó không làm ảnh hưởng tới số lượng đàn. Tuy nhiên, khả năng sinh trưởng sẽ chậm hơn so với môi trường có chỉ số mặn được đảm bảo.

Độ mặn ảnh hưởng như thế nào để sự tăng trưởng của tôm sú?

Từ thí nghiệm nhỏ trên có thể thấy, độ mặn chính là một trong những yếu tố có tính quyết định đến sự thích ứng và tăng trưởng của tôm sú.

– Về mặt tích cực: Nếu người nuôi thay đổi chỉ số độ mặn từ mức thấp về mức thích hợp, nó sẽ giúp tạo điều kiện cho thủy sản trong ao phát triển tốt nhất.

– Về mặt tiêu cực: Nếu độ mặn thay đổi đột ngột (tăng nhanh hoặc giảm nhanh) sẽ khiến tôm trong ao không kịp thích ứng. Điều này dẫn đến tôm sú chậm lớn và có thể chết, làm giảm số lượng đàn.

Thu hoạch tôm sú
Thu hoạch tôm sú

Biện pháp hạn chế sự ảnh hưởng của độ mặn tới tôm sú

Sau khi nắm bắt được sự thay đổi độ mặn ảnh hưởng như thế nào đến sự tăng trưởng của tôm sú,khi thả tôm sú giống mới, bà con cần lưu ý:

– Vệ sinh ao nuôi sạch sẽ

– Kiểm tra định lượng độ pH, nồng độ oxy hòa tan, độ mặn trong ao trước khi thả xuống. Chỉ số độ mặn trong ao nuôi tôm không được chênh quá 5‰ để sự phát triển của tôm sú được tốt nhất. 

– Có một cách để đảm bảo số lượng đàn khi thả tôm mới đó chính là thực hiện thả thuần hóa tôm trước khi vào ao nuôi. Bạn có thể tăng hoặc giảm từ từ độ mặn của nguồn nước để tôm thích ứng và phát triển sau đó mới tiến hành thả vào ao.

Sử dụng thiết bị kiểm tra chất lượng nước ao nuôi tôm

Để thực hiện việc kiểm tra các chỉ số trên của ao hồ nuôi tôm, bạn nên sử dụng máy kiểm tra chất lượng nước thường xuyên. Công việc này sẽ giúp bà con đo và nắm được các chỉ số độ mặn, độ pH, Oxy hòa tan trong nước để chắc chắn môi trường thả tôm tốt nhất để chúng sinh trưởng nhanh tăng hiệu quả kinh tế.

Bút đo độ mặn Hanna HI98319 (1)
Bút đo độ mặn Hanna HI98319

Hiện TKTECH là đơn vị chuyên cung cấp máy kiểm tra chất lượng nước, khúc xạ kế đo độ mặn từ nhiều thương hiệu nổi tiếng. Bạn có thể liên hệ hotline 028 668 357 66 để được hỗ trợ tư vấn và báo giá một sản phẩm phù hợp nhất.

Kết luận

Trên đây là những thông tin về sự thay đổi độ mặn ảnh hưởng như thế nào đến sự tăng trưởng của tôm sú. Hy vọng nội dung này sẽ giúp bà con nuôi tôm có thêm nhiều thông tin giá trị, hữu ích cho công việc của mình.Nuôi tôm sú là một trong những nghề đem lại lợi ích kinh tế cho người dân vùng ven biển hiện nay. Sau mỗi vụ thu hoạch tôm, bà con nhớ thực hiện vệ sinh ao và thả giống mới để tận dụng thời gian, thực hiện vụ nuôi tiếp theo hiệu quả nhé!

Bài viết liên quan
Máy đo mưa dạng tự ghi
Bạn có biết: Mỗi một trận mưa lớn có thể gây ra lũ lụt, sạt lở đất và ảnh hưởng đến cuộc sống của hàng triệu người? Để dự báo và ứng phó với các hiện tượng thời tiết cực đoan này, các nhà khoa học sử dụng các loại…
Bi-mat-de-chon-duoc-may-do-do-on-chat-luong-cao-voi-gia-ca-phai-chang
Trong cuộc sống hiện đại, tiếng ồn đã trở thành một vấn đề đáng quan tâm. Tiếng ồn không chỉ gây ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn làm giảm chất lượng cuộc sống. Để đánh giá chính xác mức độ ô nhiễm tiếng ồn, chúng ta cần sử dụng…
ung-dung-cua-may-do-buc-xa-trong-doi-song
Máy đo độ bức xạ là một công cụ quan trọng giúp đo lường mức độ bức xạ ion hóa và không ion hóa trong môi trường xung quanh. Bức xạ có thể có lợi ích trong nhiều lĩnh vực, nhưng cũng tiềm ẩn những nguy hiểm nếu tiếp xúc…
may-do-vi-khi-hau-bi-loi
Máy đo vi khí hậu đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc theo dõi và đánh giá các yếu tố khí hậu như nhiệt độ, độ ẩm, áp suất, và chất lượng không khí. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng thiết bị cũng không tránh khỏi việc…