Phân biệt máy đo độ mặn – Bút đo độ mặn – Khúc xạ kế đo độ mặn

Phân biệt máy đo độ mặn – Bút đo độ mặn – Khúc xạ kế đo độ mặn

Thiết bị đo độ mặn là dụng cụ giúp người dùng có thể xác định chính xác chỉ số độ mặn của mẫu nước. Tuy nhiên trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại thiết bị có chức năng đo độ mặn khiến người dùng khó có thể chọn được sản phẩm phù hợp. Vậy nên tại bài viết hôm nay, TKTECH sẽ giúp bạn phân biệt máy đo độ mặn – Bút đo độ mặn – Khúc xạ kế đo độ mặn với các tiêu chí cụ thể nhất.

Khái niệm máy đo độ mặn, bút đo độ mặn, khúc xạ kế đo độ mặn

Trước khi muốn phân biệt ba loại thiết bị này thì chúng ta cần nắm được khái niệm của từng dụng cụ. Bao gồm:

Máy đo độ mặn là gì?

Máy đo độ mặn Atago PAL SALT Mohr
Máy đo độ mặn

Máy đo độ mặn là một thiết bị đo độ mặn hay độ muối một cách chính xác. Trong nông nghiệp, bà con thường sử dụng thiết bị này để đo độ mặn của nước, nước biển và đất trồng. Trong công nghiệp, người ta sử dụng máy đo độ mặn để đo nồng độ mặn của nước mắm, muối… để phục vụ cho quy trình sản xuất và chế biến đạt chất lượng.

Bút đo độ mặn là gì?

Bút - Máy đo độ mặn AZ8372
Bút đo độ mặn AZ8372

Bút đo độ mặn là một dạng khúc xạ kế cầm tay, thuộc thiết bị kiểm tra nước. Bút đo độ mặn giúp cho người dùng có thể chủ động nắm được chỉ số về độ mặn hay độ muối của nước. Hiện nay, loại bút này được dùng chủ yếu trong các lĩnh vực: Chăn nuôi, trồng trọt, công nghiệp chế biến thực phẩm…

Khúc xạ kế đo độ mặn là gì?

Khúc xạ kế đo độ mặn KERN ORA 2SA
Khúc xạ kế đo độ mặn KERN ORA 2SA

Khúc xạ kế đo độ mặn là một dụng cụ quang học chính xác, thuộc dòng máy kiểm tra chất lượng nước có tính năng sử dụng đơn giản, trọng lượng nhẹ, kích thước nhỏ gọn, tiện dụng. Thiết bị thường có hỗ trợ tự động bù nhiệt, phạm vi đo lớn với độ chính xác cao và thường trả kết quả về dạng % Natri Clorua NaCl. Được sử dụng rộng rãi trong công nghệ chế biến thực phẩm, trong công nghiệp sản xuất muối…

Điểm chung của máy đo độ mặn – Bút đo độ mặn – Khúc xạ kế đo độ mặn

Cả ba dụng cụ này đều là thiết bị dùng để xác định độ mặn của mẫu dạng dung dịch. Chúng đều có khả năng thực hiện phép đo dễ dàng, xử lý và cho kết quả nhanh chóng.

phan loai khuc xa ke do do man.jpg
Phân loại các thiết bị đo độ mặn

Cách phân biệt máy đo độ mặn – Bút đo độ mặn – Khúc xạ kế đo độ mặn

Mỗi dụng cụ đo độ mặn đều có những đặc điểm khác nhau về cấu tạo, ứng dụng và cả cách sử dụng riêng. Vậy nên trước khi quyết định nên lựa chọn loại thiết bị đo độ mặn nào, bạn có thể phân biệt và đánh giá dựa theo cấu tạo, dải đo và ứng dụng cụ thể như sau:

Dựa theo cấu tạo và cách sử dụng

Nhìn ngoại quan bên ngoài, chúng ta cũng có thể dễ dàng nhận biết và phân biệt máy đo độ mặn – Bút đo độ mặn – Khúc xạ kế đo độ mặn. Cụ thể như sau:

– Đối với bút đo độ mặn

Dòng bút đo thường có cấu tạo đơn giản gồm vỏ máy, điện cực, các phím chức năng và bộ mạch điện tử. Thiết kế đơn giản như vậy nên thao tác sử dụng bút đo độ mặn cũng rất dễ dàng. Người dùng chỉ cần mở nắp điện cực ra, ghim đầu điện cực vào mẫu đo và nhấn phím READ rồi xem kết quả trên dải đo. Ngoài ra, các nhà sản xuất bút đo độ mặn cũng đi kèm sách HDSD với sản phẩm để bạn nắm rõ thông số kỹ thuật và cách sử dụng thiết bị này.

– Đối với khúc xạ kế đo độ mặn cầm tay

Khúc xạ kế đo độ mặn
Khúc xạ kế đo độ mặn ATC

Loại thiết bị đo độ mặn này cũng có thiết kế cực kỳ đơn giản. Bao gồm các bộ phận như: Lăng kính, thị kính, tấm chắn sáng, vị trí hiệu chuẩn, chỉnh tiêu cự… Khúc xạ kế cầm tay là một khối hình trụ dùng nguyên lý ánh sáng phân tích mẫu và đưa ra chỉ số nồng độ xác định. Để sử dụng, bạn cần mở tấm chắn sáng, cho mẫu dung dịch vào lăng kính, đóng lại và đọc kết quả dễ dàng. 

– Đối với máy đo độ mặn

Máy đo độ mặn có cấu tạo gồm: Màn hình LCD, phím chức năng, bộ phận đựng mẫu. Khi bạn nhỏ mẫu vào khoang chứa, bật máy và nhấn phím READ, kết quả sẽ được trả về dạng số trên màn hiển thị chỉ sau từ 3 – 5 giây.

Dựa theo dải đo và ứng dụng

Thêm một cách để phân biệt máy đo độ mặn – Bút đo độ mặn – Khúc xạ kế đo độ mặn đó chính là dải đo và ứng dụng của mỗi loại sẽ khác nhau. Cụ thể:

Bút đo độ mặn

Loại thiết bị này thường được dùng chủ yếu trong đo và kiểm tra nước tưới tiêu, trong ngành thực phẩm. Đây chính là một thiết bị điện tử có cấu tạo nhỏ giống như chiếc bút. Ưu điểm là trọng lượng nhẹ, thích hợp cho việc bỏ túi khi bạn cần di chuyển xa để kiểm tra mẫu ngoài môi trường thực địa. Nó cũng rất phù hợp cho việc đo độ mặn của nước biển trực tiếp.

Phân biệt máy đo độ mặn - Bút đo độ mặn - Khúc xạ kế đo độ mặn
Phân biệt máy đo độ mặn – Bút đo độ mặn – Khúc xạ kế đo độ mặn

Khúc xạ kế đo độ mặn

Dụng cụ đo độ mặn này có dải đo rộng, nên được dùng chủ yếu trong việc đo và kiểm tra chỉ số nước trong chăn nuôi, nuôi trồng thủy hải sản, kiểm tra nước muối biển… Sản phẩm được biết đến là thiết bị đo độ mặn thân thiện với môi trường khi không dùng pin. Máy hoạt động với nguyên lý khúc xạ ánh sáng, phân tích và đưa ra thông số về độ mặn sau khi có sự bù nhiệt. Vậy nên thiết bị sẽ đảm bảo kết quả đo có độ chính xác tốt nhất.

Máy đo độ mặn điện tử kỹ thuật số

Các thiết bị đo độ mặn hiện đại này được dùng chủ yếu trong lĩnh vực nghiên cứu, đánh giá chất lượng sản phẩm đã qua chế biến như nước mắm, thực phẩm… Đây là loại máy đo và phân tích chỉ số độ mặn trong mẫu dung dịch và xác định một cách tự động. Máy được trang bị màn hình LCD cho phép hiển thị kết quả đo dạng số rõ ràng, dễ đọc hơn.

Ứng dụng đa dạng của máy đo độ mặn
Ứng dụng đa dạng của máy đo độ mặn

Hướng dẫn cách sử dụng các thiết bị đo độ mặn

Trên đây, bạn đã phân biệt máy đo độ mặn – Bút đo độ mặn – Khúc xạ kế đo độ mặn dựa theo cấu tạo và ứng dụng. Sau đây sẽ là hướng dẫn cách sử dụng chi tiết của mỗi loại để giúp bạn có thể thao tác chính xác, hiệu quả:

Cách sử dụng bút đo độ mặn cầm tay

Đặt một giọt nước lên cảm biến bằng pipet pasteur. Bạn hãy đảm bảo một điều rằng mẫu đã được phủ đầy lên mặt cảm biến. Ngoài ra phải đảm bảo không có bong bóng nào được hình thành. Sau đó chờ giọt nước ổn định thì sẽ tiến hành đọc kết quả.

Cách sử dụng khúc xạ kế đo độ mặn

– Khúc xạ kế dạng cơ: Đầu tiên bạn cần nhỏ một vài giọt nước lên trên lăng kính ở phía đầu của khúc xạ kế. Lưu ý nước phải được phủ đều khắp bề mặt và không tạo bọt khí. Sau đó đậy nắp trên lăng kính. Chỉnh độ đi-ốp sao cho phù hợp với góc nhìn. Và cuối cùng là đọc số vạch chuyển màu trên ống ngắm.

khuc xa ke do do man cua nuoc
Cách sử dụng khúc xạ kế đo độ mặn

– Khúc xạ kế kỹ thuật số: Nhỏ vài giọt mẫu nước cần đo lên lăng kính hoặc buồng chứa mẫu. Tiếp theo nhấn phím “Start” trên máy để bắt đầu đo. Sau khi đo xong cần vệ sinh lăng kính một cách sạch sẽ. Tiếp theo là nhấn phím “Zero” để đưa giá trị ban đầu về 0. Bạn cứ lặp lại các bước như thế để tiếp tục đo mẫu khác. Lưu ý: Trước khi sử dụng thì kiểm tra độ chính xác của máy trước.

Máy đo độ mặn kỹ thuật số

Bạn chỉ cần nhúng điện cực vào trong nước mặn. Sau đó nhấn nút bật máy để trên màn hình hiển thị nhiệt độ (°C hoặc °F), độ mặn (ppt) và tỉ trọng. Vậy là chỉ với một bước đơn giản là bạn đã có thể hoàn thành xong bước đo độ mặn bằng máy đo độ mặn kỹ thuật số rồi đấy!

Trên đây là cách phân biệt máy đo độ mặn – Bút đo độ mặn – Khúc xạ kế đo độ mặn. Hy vọng chúng sẽ giúp ích cho việc lựa chọn được một thiết bị đo độ mặn phù hợp nhất cho mục đích sử dụng của bạn. Nếu có nhu cầu mua các dòng máy này, hãy liên hệ với TKTECH – Đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực cung cấp dụng cụ đo độ mặn, thiết bị kiểm tra nước chất lượng từ nhiều thương hiệu lớn.