Máy đo pH, bút đo độ pH, dụng cụ đo pH
Ngày nay, máy đo pH là một dụng cụ quan trọng trong rất việc kiểm soát chất lượng nước, chất lượng đất và thực phẩm. Với khả năng đo lường độ pH của các dung dịch, thiết bị sẽ giúp bạn biết cách để đảm bảo an toàn cho các nhiều lĩnh vực, công việc khác nhau. Hãy cùng TKTECH tìm hiểu sâu hơn về khái niệm, phân loại, ứng dụng cũng như cách sử dụng thiết bị này qua bài viết dưới đây nhé!
Độ pH là gì?
Trước khi tìm hiểu về máy đo pH thì bạn cần phải biết chỉ số độ pH là gì? Độ pH là chỉ số mức độ acid hoặc bazơ của một dung dịch, được xác định bằng cách đo nồng độ ion hydrogen (H+) trong dung dịch đó. Thang đo pH thường từ 0 đến 14, trong đó pH 7 là trung tính, pH dưới 7 là acid (mức độ acid tăng khi giá trị pH giảm), và pH trên 7 là bazơ (mức độ bazơ tăng khi giá trị pH tăng).
Độ pH đóng vai trò quan trọng trong nhiều lĩnh vực khác nhau (sinh học, nông nghiệp, môi trường nước, công nghiệp, y tế…). Vì vậy nên việc hiểu và kiểm soát chỉ số pH đạt chuẩn là điều cần thiết để có thể mang lại nhiều lợi ích cho con người và môi trường sống.
Ngoài phương pháp đo độ pH bằng thuốc thử, que test pH mất nhiều thời gian thì giờ đây, các dòng máy đo pH hiện đại, được trang bị nhiều tính năng tiên tiến sẽ giúp hoạt động đo lường của bạn trở lên nhanh chóng, dễ dàng và tiện lợi hơn.
Máy đo pH là gì?
Máy đo pH (pH meter) là thiết bị đo và thử nghiệm độ pH có trong nước, chất lỏng, đất, thực phẩm. Người ta sử dụng bút đo pH để biết chính xác mức độ axit có trong mẫu thử. Ví dụ: Dụng cụ đo pH có thể kiểm tra độ kiềm của đất trong nông nghiệp, từ đó đưa ra quyết định có thích hợp nuôi trồng hay không? Hay dùng bút đo pH xâm nhập để đo độ axit trong thịt, cá để biết xem nó còn tươi hay còn ăn được hay không?
Một chiếc máy đo pH thường có cấu tạo gồm hai bộ phận chính, đó là đầu dò và đồng hồ điện. Đầu dò của thiết bị này có hai điện cực, thực hiện nhiệm vụ truyền tín hiệu tới đồng hồ điện. Sau đó, giá trị nồng độ pH vừa đo được sẽ hiển thị trực tiếp trên màn hình LCD của máy. Dựa vào dữ liệu này, người dùng có thể điều chỉnh độ pH phù hợp với từng môi trường (đất, nước, thực phẩm) để sử dụng tốt hơn.
Các loại dụng cụ đo pH phổ biến hiện nay
Tùy theo thiết kế và chức năng mà dụng cụ đo pH được chia thành nhiều loại như sau:
Bút đo pH
Bút đo độ pH có thiết kế giống như một chiếc bút, kích thước khá nhỏ gọn và dễ sử dụng hơn nhiều so với các dòng máy đo pH khác. Vì thế, người dùng có thể mang theo nó để sử dụng ở bất kỳ địa điểm nào. Tuy nhiên, loại thiết bị này chỉ thích hợp để sử dụng đo độ pH trong các chất lỏng.
Cách sử dụng bút đo pH
Máy đo pH dạng bút được người dùng đánh giá rất dễ sử dụng, cho kết quả nhanh chóng và cũng có độ chính xác cao. Thao tác sử dụng dụng cụ này như sau:
Bước 1: Chuẩn bị mẫu vật cần đo, nếu là chất lỏng thì có thể đo trực tiếp. Còn nếu mẫu đo là chất rắn thì hãy hòa chung với nước. Sau đó để các tạp chất lắng xuống và chỉ lấy phần nước hoà tan để tiến hành đo.
Bước 2: Lắc nhẹ bút đo pH trước khi sử dụng. Mở nắp bảo vệ điện cực, nhấn nút ON/OFF để bật máy.
Bước 3: Nhúng đầu điện cực của bút vào dung dịch cần đo nhưng không quá vạch giới hạn trên thân bút, nhớ lắc nhẹ để bọt khí không bám vào đầu điện cực.
Bước 4: Sau vài giây, giá trị độ pH sẽ được hiển thị trên màn hình.
Máy đo pH cầm tay
Dạng máy đo thiết kế cầm tay cũng rất tiện lợi cho người dùng vì có thể dễ dàng mang theo sử dụng ở mọi vị trí. Thiết bị được thiết kế đầy đủ các tính năng cần thiết như: đầu ra RS232, lưu trữ dữ liệu, lựa chọn nhiệt độ, cảnh báo quá tải, tự động tắt nguồn… Máy đo độ pH cầm tay này thường được sử dụng chủ yếu ở các trang trại rau củ, trại nuôi thuỷ sản (tôm, cá)…
Cách sử dụng máy đo pH cầm tay
Sau khi đảm bảo thiết bị đã được hiệu chuẩn đầy đủ, bạn có thể tiến hành đo độ pH với các bước đơn giản sau đây:
Bước 1: Kết nối máy đo pH với đầu đo, bằng cách cắm giắc của đầu đo vào thân máy.
Bước 2: Nhấn nút ON để khởi động máy.
Bước 3: Lắc nhẹ điện cực rồi nhúng nó vào dung dịch cần đo. Sau đó đợi kết quả ổn định trên màn hình và xem giá trị pH đo được là bao nhiêu.
Máy đo nồng độ pH để bàn
Những phòng thí nghiệm, trung tâm nghiên cứu là các địa điểm lý tưởng để sử dụng dạng máy để bàn này. Chúng được thiết kế với mục đích hỗ trợ cho những ứng dụng sản xuất công nghiệp. Vì vậy nên máy thường có kích thước khá lớn, khó di chuyển nhưng bù lại có thêm nhiều chức năng hơn: tự động bù nhiệt, tự động hiệu chuẩn, khả năng đo được nhiều thông số.
Cách sử dụng máy đo pH để bàn
Các bước để sử dụng dòng máy đo nồng độ pH dạng để bàn đó là:
Bước 1: Chuẩn bị hai dung dịch đệm (1 loại là pH = 7, 1 loại là acid hoặc bazơ).
Bước 2: Hiệu chuẩn máy đo pH trước khi đo.
Bước 3: Đặt điện cực vào mẫu cần đọc rồi nhấn nút đo và xem kết quả độ ph của mẫu trên màn hình sau khi nó ổn định.
Ứng dụng của máy đo độ pH trong đời sống
Máy đo pH có ứng dụng rất phổ biến trong cuộc sống hiện nay. Thiết bị này giúp ích con người rất nhiều trong sản xuất cũng như kinh doanh.
Mỗi loại dụng cụ đo nồng độ pH đều được ứng dụng trong từng lĩnh vực cụ thể tuỳ vào chức năng của thiết bị đó. Bao gồm:
Máy đo pH đất
Giúp người dùng xác định nồng độ acid hoặc độ kiềm của đất để đảm bảo độ pH đất phù hợp. Từ đó có thể đưa ra quyết định loại cây nào trồng trên loại đất nào sẽ phù hợp nhất. Bên cạnh đó, đo độ pH cũng giúp người dân biết cách điều chỉnh lượng phân bón sau cho hợp lý, cũng như áp dụng phương pháp chăm sóc và cải tạo đất hiệu quả.
Máy đo pH nước
Thiết bị đo độ pH của nước được sử dụng phổ biến cho nhiều công việc quan trọng như:
- Kiểm tra chất lượng nước uống có phù hợp cho con người hay không
- Kiểm tra và điều chỉnh mức pH trong nước hồ bơi đảm bảo an toàn cho người sử dụng
- Kiểm tra và điều chỉnh độ pH của nước trong hệ thống cung cấp nước thải và nước xử lý
- Kiểm tra và điều chỉnh độ pH của nước nuôi trồng thuỷ hải sản, nguồn nước tưới tiêu trong trồng trọt…
Máy đo pH trong thực phẩm
Đây là dụng cụ chuyên nghiệp được sử dụng cho việc đo nồng độ pH trong các loại thực phẩm. Thiết bị này không thể thiếu trong các quy trình sản xuất, chế biến thực phẩm. Thông qua kết quả đo được, các đơn vị sản xuất mới có thể đảm bảo chất lượng thành phẩm xuất ra thị trường là tốt nhất.
Máy đo pH dùng cho thuỷ canh
Dòng máy đo nồng độ pH này thường được tích hợp thêm nhiều chức năng khác như: đo EC/TDS/Nhiệt độ. Với một thiết bị đa năng như vậy sẽ giúp người dùng có thể kiểm tra chất lượng đất, dung dịch thuỷ canh, thuỷ sinh… một cách dễ dàng.
Hướng dẫn cách chọn máy đo pH phù hợp nhất
Nếu muốn việc đo độ pH mang lại kết quả chính xác, nhanh chóng và phục vụ tốt cho nhu cầu sử dụng của mình, bạn cần lựa chọn thiết bị đo theo các tiêu chí sau:
- Nếu công việc đòi hỏi di chuyển thường xuyên: Nên chọn bút đo pH hoặc máy đo pH cầm tay vì nó có thiết kế nhỏ gọn, nhẹ nhàng, tiện lợi để mang theo.
- Nếu công việc chủ yếu là nghiên cứu, đo độ pH trong phòng thí nghiệm: Nên chọn thiết bị đo pH dạng để bàn vì sẽ có độ chắc chắn cao hơn.
- Nếu sử dụng trong môi trường khắc nghiệt (hoá chất, xi mạ..) thì nên chọn những dòng máy có độ bền cao, khả năng chịu được tác động mạnh của hoá chất, nhiệt độ.
Mua máy đo pH chất lượng, uy tín ở đâu?
Với nhu cầu sử dụng các thiết bị đo độ pH nhiều như hiện nay, trên thị trường cũng có nhiều cơ sở cung cấp loại máy này. Tuy nhiên, bạn cần tìm được đơn vị bán hàng đảm bảo uy tín để đảm bảo sản phẩm có chất lượng tốt và độ bền cao.
TKTECH tự tin là một trong những công ty chuyên cung cấp các thiết bị đo môi trường tốt nhất hiện nay. Tại cửa hàng có nhiều dòng sản phẩm, máy đo pH chất lượng đến từ những thương hiệu nổi tiếng như: Testo, Hanna, Extech, Ohaus… Với đa dạng kiểu dáng cầm tay, để bàn và dạng bút nhỏ gọn tiện lợi. Cam kết tất cả thiết bị đều được nhập chính hãng, đầy đủ giấy tờ, bảo hành lâu dài lên đến 12 tháng.
–> Xem thêm: Top 10 máy đo pH tốt nhất
Trên đây là thông tin giới thiệu về máy đo pH – một trong những thiết bị đo chuyên dụng vô cùng hữu ích trong việc xác định chỉ số pH của dung dịch. Nếu bạn chưa biết đưa ra lựa chọn mua model nào thì có thể liên hệ qua hotline 028 668 357 66. Đội ngũ nhân viên của TKTECH sẽ nhiệt tình hỗ trợ, tư vấn giúp bạn tìm được một dụng cụ đo pH tốt, phù hợp nhất với nhu cầu sử dụng của mình.