Kiểm định là gì? Ý nghĩa của việc kiểm định thiết bị đo lường là gì? 

Trong quá trình sử dụng và làm việc, chắc chắn thiết bị của bạn sẽ bị tác động của nhiều yếu tố làm ảnh hưởng dẫn đến sự thiếu chính xác. Thông qua kiểm định ta sẽ phát hiện những hỏng hóc, sai sót của thiết bị. Nhờ vậy bạn có thể kịp thời đưa ra các biện pháp khắc phục sự cố để phòng tránh tai nạn tiềm tàng. Vậy kiểm định là gì và ý nghĩa của hoạt động kiểm định như thế nào, hãy cùng TKTech tìm hiểu nhé! 

Vi-du-ve-hoat-dong-kiem-dinh-thiet-bi
Ví dụ về hoạt động kiểm định thiết bị

Kiểm định là gì?

– Theo Luật Chất lượng Sản phẩm hàng hóa số 05/2007/QH12 ngày 21 tháng 11 năm 2007 quy định:

Kiểm định là hoạt động kỹ thuật theo một quy trình nhất định, mục đích là để đánh giá và xác nhận sự phù hợp của sản phẩm, hàng hoá với yêu cầu quy định trong quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.

– Theo Thông tư số 23/2013/TT-BKHCN ngày 26 tháng 9 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ. Tại đây quy định về đo lường đối với phương tiện đo nhóm 2:

Kiểm định là biện pháp kiểm soát về đo lường do tổ chức kiểm định phương tiện đo được chỉ định thực hiện. Nhằm mục đích đánh giá, xác nhận đặc tính kỹ thuật đo lường của phương tiện đo bảo đảm phù hợp với yêu cầu kỹ thuật đo lường.

Hay nói cách khác, Kiểm định là việc xác định, xem xét sự phù hợp của phương tiện đo so với yêu cầu pháp lý có đạt các chỉ tiêu kỹ thuật cụ thể hay không. Kết quả đạt hay không đạt sẽ do cơ quan Kiểm định nhà nước xác định và thông báo.

Các loại kiểm định kỹ thuật an toàn

Nhung-loai-hinh-kiem-dinh-la-gi-hien-co-tren-thi-truong
Những loại hình kiểm định là gì hiện có trên thị trường

Công việc kiểm định kỹ thuật an toàn hiện được chia thành 3 loại:

– Kiểm định an toàn lần đầu – Kiểm định là gì 

Công đoạn kiểm định lần đầu sẽ được thực hiện sau khi lắp đặt máy móc, thiết bị để kiểm định xem tình trạng kỹ thuật của thiết bị đó có đảm bảo để vận hành không. Kết quả kiểm định sẽ được đơn vị chức năng cấp phép bởi cơ quan quản lý nhà nước xác nhận bằng văn bản.

– Kiểm định an toàn định kỳ

Đây là công đoạn kiểm định được thực hiện theo chu kỳ lặp lại thường xuyên. Sau khi chu kỳ kiểm định hết hiệu lực, thiết bị/máy móc sẽ lại trải qua khâu kiểm định để xác nhận lại về tình trạng kỹ thuật nhằm đảm bảo an toàn lao động.

Hoat-dong-kiem-dinh-thiet-bi-o-trung-tam-do-luong
Hoạt động kiểm định thiết bị ở trung tâm đo lường

– Kiểm định an toàn bất thường

Đây là việc đánh giá tình trạng kỹ thuật an toàn máy móc, thiết bị căn cứ vào các quy chuẩn kỹ thuật an toàn quốc gia diễn ra đột xuất, không theo một chu kỳ nhất định nào cả.

Hoạt động kiểm định an toàn bất thường diễn ra trong các trường hợp sau:

+ Khi máy móc, thiết bị được sửa chữa hoặc nâng cấp gây ảnh hưởng tới quy trình kỹ thuật hoặc vận hành.

+ Khi thay đổi vị trí lắp đặt máy móc, thiết bị.

+ Đối với các thiết bị chịu áp lực: khi tạm ngưng hoạt động từ 12 tháng buộc phải kiểm định trước khi đưa vào vận hành lại.

+ Khi có yêu cầu của cơ quan quản lý có thẩm quyền hoặc đơn vị sản xuất, thi công về kiểm định lại tình trạng kỹ thuật máy móc, thiết bị để đảm bảo an toàn lao động.

Hoat-dong-kiem-dinh-la-gi-no-co-quan-trong-khong
Hoạt động kiểm định là gì? Nó có quan trọng không

Ý nghĩa của việc kiểm định thiết bị đo lường

Hoạt động kiểm định các thiết bị đo lường có ý nghĩa hết sức quan trọng. Nhằm đảm bảo được sự an toàn cho cả người sử dụng lẫn thiết bị. Các tổ chức, cá nhân có sử dụng các loại thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về độ an toàn, vệ sinh lao động thì luôn cần thực hiện kiểm định là gì. Lý do là vì:

– Mỗi thiết bị có một tiêu chuẩn và yêu cầu an toàn đặc trưng riêng. Do đó, kiểm định là để đảm bảo độ an toàn lao động, tránh các rủi ro đáng tiếc, thiệt hại về vật chất có thể xảy ra.

– Kiểm định là cách duy nhất chứng minh thiết bị đáp ứng được các yêu cầu kỹ thuật, đáp ứng được các yêu cầu của công việc.

– Thông qua kiểm định ta sẽ phát hiện những hỏng hóc, sai sót của thiết bị. Từ đó kịp thời có các biện pháp khắc phục sự cố phòng tránh tai nạn có thể xảy ra.

– Thực hiện kiểm định an toàn thiết bị còn là tuân thủ đúng các quy định của pháp luật.

Những thiết bị, máy móc nào cần kiểm định là gì?

Nhung-thiet-bi-can-thuc-hien-kiem-dinh
Những thiết bị cần thực hiện kiểm định

Kiểm định là hoạt động mang tính chất bắt buộc đối với các phương tiện đo có trong “Danh mục các thiết bị bắt buộc kiểm định”. Được nêu trong quyết định số 13/2007/QĐ-BKHCN ngày 6/7/2007 của Bộ khoa học và công nghệ.

– Theo Thông tư số 53/2016/TT-BLĐTBXH ngày 28 tháng 12 năm 2016 của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội. Các máy móc thiết bị bắt buộc kiểm định bao gồm: các loại máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động (Mục I); các loại máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động đặc thù quân sự (Mục II).

Về khái quát, những thiết bị này bao gồm những thiết bị có mức độ rủi ro cao. Khi xảy ra sự cố có thể ảnh hưởng lớn đến con người, tài sản và môi trường. Vì lý do này, thiết bị phải được kiểm định và đăng ký trước khi đưa vào sử dụng. Trong quá trình sử dụng, thiết bị phải được kiểm định định kỳ.

Nếu kết quả kiểm định không đạt thì thiết bị đó không được sử dụng. Nhà sản xuất thiết bị phải khắc phục bằng cách sửa chữa hoặc thay mới và kiểm định lại đến khi đạt mới được sử dụng.

Cơ quan/tổ chức/cá nhân nào tiến hành kiểm định là gì 

Việc kiểm định phương tiện đo sẽ do kiểm định viên đo lường thực hiện thống nhất theo cac quy trình kiểm định. Thiết bị đo sau khi được kiểm định đạt yêu cầu sẽ được dán tem kiểm định hoặc cấp giấy chứng nhận kiểm định. Giấy này do cơ quan quản lý Nhà nước về đo lường hoặc cơ sở được uỷ quyền kiểm định, có giá trị pháp lý trong cả nước.

Kiem-dinh-do-luong-hieu-chuan-thiet-bi
Kiểm định đo lường hiệu chuẩn thiết bị

Thời hạn kiểm định định kỳ máy móc thiết bị là bao lâu?

Thời hạn kiểm định được hiểu là mốc thời gian quy định cho thời điểm kiểm định tiếp theo của thiết bị sau lần kiểm định đầu tiên. Theo quy định, tất cả các máy móc thiết bị trước khi đưa vào sử dụng phải được kiểm định. Bên cạnh đó, thiết bị phải định kỳ kiểm định hoặc kiểm định bất thường khi phát hiện thiết bị có những vấn đề kỹ thuật có khả năng gây mất an toàn.

Thời gian kiểm định là gì của các thiết bị là không giống nhau

– Có thiết bị sẽ phải thực hiện kiểm định 3 năm/1 lần

– Có thiết bị kiểm định 2 năm/1 lần

– Cũng có thiết bị chỉ cần kiểm định là 1 năm/1 lần.

Thời hạn kiểm định có thể được rút ngắn so với thời hạn kiểm định ban đầu dựa vào yếu tố sử dụng của thiết bị, tình trạng thực tế tại thời điểm kiểm định và khi rút ngắn thời gian sẽ nêu rõ lý do.

Quy trình kiểm định an toàn cho máy móc thiết bị

Mỗi một thiết bị, máy móc sẽ có những yêu cầu riêng về kiểm định là gì. Tuy nhiên chung quy sẽ bao gồm các bước sau:

– Kiểm tra hồ sơ

– Kiểm tra thiết bị bên ngoài và bên trong

– Kiểm tra độ bền, độ kín

– Kiểm tra vận hành

– Lập biên bản kiểm định tại hiện trường.

Quy trình kiểm định sẽ được quy định trong các tài liệu quy định kỹ thuật (Thông thường là ĐLVN). Công tác kiểm định sẽ do các phòng thí nghiệm được chỉ định thực hiện. Kết quả kiểm định (đạt hoặc không đạt) sẽ do cơ quan kiểm định nhà nước xác định.

Tóm lại, việc kiểm định là rất cần thiết đối với doanh nghiệp. Nó không chỉ đảm bảo an toàn mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến việc hoạt động kinh doanh sản xuất của doanh nghiệp. Vậy nên bạn cần nắm rõ khái niệm kiểm định là gì cũng như ý nghĩa của việc kiểm định để thực hiện cho chính xác.

Bài viết liên quan
y nghia cac thong so tren binh ac quy 4
Trên bình ắc quy được nhà sản xuất ghi chú hầu như đầy đủ thông tin từ điện áp, dung lượng, dòng khởi động, thông số kích thước ắc quy, các hướng dẫn, cảnh báo khi sử dụng bình, năm sản xuất ắc quy… Việc đọc hiểu các thông số…
noi tro ac quy la gi
Đối với những người làm việc trong lĩnh vực công nghiệp điện, kỹ thuật viên ô tô hay nhân viên hệ thống lưu trữ năng lượng, cụm từ “nội trở ắc quy 12V 200Ah” không còn xa lạ. Trong thế giới của năng lượng di động và lưu trữ, chỉ…
doi don vi
Trong lĩnh vực đo lường, đơn vị NTU và mg/l là hai đơn vị phổ biến được sử dụng để đo lường độ đục của nước. Độ đục là một chỉ số quan trọng phản ánh mức độ hiện diện của các hạt rắn, vi khuẩn hoặc chất hữu cơ…
tieu chua do duc cua nuoc
Có rất nhiều chỉ tiêu hóa lý, vi sinh trong nước theo các cấp độ quan sát khác nhau. Trong đó, độ đục của nước là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá chất lượng của nguồn nước có đảm bảo hay bị ô nhiễm. Để hiểu rõ hơn…

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *