Hiện tượng đoản mạch là gì? Cách kiểm tra ngắn mạch nhanh chóng

Nếu như bạn bắt gặp tình trạng thiết bị điện của mình đang hoạt động bình thường thì đột ngột dừng lại, hoặc đường dây điện bị chập phát ra các tiếng lách tách, cháy nổ,.. Nếu vậy thì khả năng cao là thiết bị điện hoặc dây dẫn trong nhà bạn đang gặp phải tình trạng ngắn mạch. Vậy ngắn mạch hay hiện tượng đoản mạch là gì? Nguyên nhân, mối nguy hiểm và cách kiểm tra sự cố này như thế nào? Cùng tìm hiểu về vấn đề này tại bài viết dưới đây để tìm biện pháp khắc phục phù hợp nhất nhé!

Hiện tượng đoản mạch là gì?

Hien-tuong-ngan-mach-doan-mach-la-gi-trong-he-thong-dien
Hiện tưởng ngắn mạch, đoạn mạch là gì trong hệ thống điện

Đoản mạch hay còn gọi là đoản mạch là hiện tượng xảy ra khá phổ biến trong các hệ thống điện. Đoản mạch xảy ra khi dòng điện trong mạch không thực hiện đúng hệ quy trình dẫn điện theo hệ thống. Mà nó lại di chuyển một khoảng ngắn hơn do xuất hiện các sự cố hỏng hóng. Ví dụ như dòng điện bị rò rỉ hoặc dây điện bị đứt…

Hiện tượng đoản mạch xảy ra khi con người sử dụng loại dây dẫn có mức điện trở quá nhỏ để nối hai cực của một nguồn điện. Điều đó khiến cho cường độ dòng điện bị quá tải dẫn đến cháy nổ. Một nguyên nhân khác nữa là do dây nóng chứa dòng điện đã chạm vào dây trung tính. Nó khiến cho điện trở của dòng giảm xuống và dòng điện trong mạch tăng cao rồi đi theo một hướng khác.

Nếu xảy ra hiện tượng đoản mạch thì sẽ có những dấu hiệu như âm thanh chập điện, tiếng nổ… Các âm thanh này sẽ phát ra khi nhiệt độ tăng cao tại vị trí đoạn mạch, gây nổ cho lõi dây. Sau đó, lớp vỏ dây sẽ bị cháy và có thể tiếp tục gây ra đoản mạch ở các vị trí khác.

Các loại ngắn mạch trong hệ thống điện

Sau khi biết được hiện tượng đoản mạch là gì, bạn cần biết thêm các loại ngắn mạch để biết cách kiểm tra và hướng giải quyết phù hợp nhất. Trong hệ thống điện có ba loại dòng điện phổ biến đó là: dòng điện 1 pha, 2 pha và 3 pha. Chính vì thế cũng sẽ xuất hiện sự cố ngắn mạch ở cả 3 dòng điện trên. Tức là sẽ có ngắn mạch 1 pha, ngắn mạch 2 pha và ngắn mạch 3 pha.

Tim-hieu-cac-loai-doan-mach-la-gi
Tìm hiểu các loại đoản mạch là gì

– Ngắn mạch 1 pha: là sự cố một pha chập đất hoặc dây trung tính gây ra hiện tượng đoản mạch

– Ngắn mạch 2 pha: là sự cố xảy ra khi có hai pha chập nhau

– Ngắn mạch 2 pha chạm chất: là sự cố mà hai pha đồng thời chạm xuống đất làm xuất hiện đoản mạch.

– Ngắn mạch 3 pha: là dòng điện ba pha chập với nhau gây nên sự cố chập điện. Đây là sự cố đoản mạch gây thiệt hại nặng nề nhất.

Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng đoản mạch là gì?

Có nhiều nguyên nhân gây ngắn mạch trong hệ thống điện như:

– Dây nối lỏng: Trong khi đấu dây, các mối nối bị lỏng làm cho dây sống và dây trung tính dính vào nhau.

– Lớp vỏ cách điện của dây bị lỗi/hỏng: Một số tác động từ bên ngoài như chạm vào vật sắc nhọn, chuột gặm… có thể khiến cho lớp cách điện của dây dẫn bị hư hỏng. Dẫn đến hiện tượng đoản mạch.

– Phích cắm điện không tương thích: Phích cắm điện khi kết nối với ổ cắm bị lỏng hoặc quá chật cũng có thể là nguyên nhân gây nên tình trạng hở mạch điện.

Cac-nguyen-nhan-gay-ra-hien-tuong-doan-mach-la-gi
Các nguyên nhân gây ra hiện tượng đoản mạch là gì

– Thiết bị điện bị lỗi: Khi một thiết bị điện được cắm dây vào ổ điện, hệ thống dây của thiết bị trở thành hệ thống điện mở rộng của nguồn chính. Lúc này, nếu thiết bị điện xảy ra lỗi, thì nó có thể gây nên sự cố ngắn mạch do các thiết bị này đã bị cũ/hỏng.

– Thiết bị điện quá tải: lúc này mạch điện không đáp ứng được gây nên sự cố đoản mạch.

Những mối nguy hiểm của hiện tượng đoản mạch là gì?

Bất kể một sự cố điện nào cũng có thể gây nên những nguy hiểm khó có thể lường trước được. Và sự cố ngắn mạch cũng vậy, nó có thể:

– Gây cháy nổ do nhiệt độ đột ngột tăng cao.

Nhung-moi-nguy-hiem-cua-hien-tuong-doan-mach-la-gi
Những mối nguy hiểm của hiện tượng đoản mạch là gì

– Làm vỡ, nổ, biến dạng thiết bị điện do ảnh hưởng của lực cơ khí giữa các phần tử bên trong từng thiết bị.

– Gây nên hiện tượng sụt giảm điện áp của lưới điện. Khiến cho thiết bị buộc phải dừng hoạt động, làm ảnh hưởng đến lao động sản xuất.

– Đối với máy phát điện, sự cố đoản mạch có thể khiến cho máy bị mất công suất hoặc mất điện đồng bộ.

– Là mối nguy hiểm gây ảnh hưởng đến an toàn và tính mạng của con người.

Hướng dẫn cách kiểm tra ngắn mạch nhanh chóng

Việc kiểm tra phát hiện các sự cố ngắn mạch là điều cần thiết để có phương án sửa chữa kịp thời. Sau đây sẽ là cách kiểm tra ngắn mạch cho bạn tham khảo:

Cach-kiem-tra-doan-mach-dong-ho-van-nang
Cách kiểm tra đoản mạch bằng đồng hồ vạn năng

Bước 1: Tìm vị trí đoản mạch

Xác định vị trí bộ ngắn mạch của mạch điện trên bảng điều khiển chính. Bộ ngắn mạch thường sẽ được ký hiệu bằng đèn báo màu đỏ, màu cam.

Bước 2: Kiểm tra dây nguồn – Cách kiểm tra hiện tượng đoản mạch là gì

Kiểm tra dây nguồn của thiết bị bằng phương pháp quan sát. Tuy nhiên để đảm bảo độ chính xác, bạn nên sử dụng thiết bị đo điện (ampe kìm hoặc đồng hồ vạn năng) để kiểm tra dây dẫn điện, điện trở và điện áp của mạch điện.

Tiếp đó, bạn rút phích cắm của thiết bị này ra khỏi mạch điện bị hỏng. Sau khi rút phích cắm thì hãy mở công tắc điện. Nếu kiểm tra thấy các thiết bị điện vẫn tiếp tục hoạt động bình thường thì bạn có thể sử dụng mạch điện như cũ. Còn nếu mạch điện vẫn bị ngắt, bạn cần phải tiến hành sửa chữa.

Lưu ý:

Để kết quả đo chính xác, các bạn nên sử dụng các loại đồng hồ đo điện đến từ những thương hiệu nổi tiếng. Một số sản phẩm có thể tham khảo sử dụng như: Kyoritsu 1109S, Kyoritsu 2200R, Hioki 3244-60… Đây đều là những sản phẩm chất lượng cao, khả năng đo chính xác, an toàn khi sử dụng.

Bạn có thể tham khảo thông tin chi tiết các đồng hồ đo điện chất lượng chính hãng tại website: https://tktech.vn/ hoặc liên hệ hotline: 028. 668 357 66 để được tư vấn nhanh chóng.

Cach-kiem-tra-doan-mach-bang-ampe-kim
Cách kiểm tra đoản mạch bằng ampe kìm

Bước 3: Sửa chữa mạch điện bị ngắn – Cách kiểm tra hiện tượng đoản mạch là gì

Tiến hành bật từng công tắc của thiết bị và thực hiện mở lần lượt mỗi công tắc. Tiếp theo, nếu phát hiện có công tắc làm cho hệ thống mạch điện bị ngắt lần nữa thì đó chính là vị trí đoản mạch. Tại vị trí này, bạn tiến hành sửa sự cố ngắn mạch. Nếu chưa có kinh nghiệm thì nên nhờ thợ sửa chữa chuyên nghiệp về để đảm bảo an toàn..

Có thể bạn quan tâm

Gợi ý các biện pháp phòng tránh sự cố ngắn mạch

Sau khi đã nắm rõ hiện tượng đoản mạch là gì cũng như cách kiểm tra nó chính xác. Bạn cần biết thêm các biện pháp để phòng tránh được những mối nguy hại của hiện tượng này. Đồng thời bảo vệ cho hệ thống điện cũng như an toàn của ngôi nhà.

– Luôn luôn sử dụng công tắc riêng cho từng thiết bị điện. Như vậy sẽ giúp ngăn chặn sự cố đoản mạch hàng loạt.

– Luôn nhớ phải ngắt điện, phích cắm của các thiết bị điện sau khi sử dụng.

– Chọn những loại dây dẫn điện chất lượng, có độ bền tốt với lớp vỏ cách điện dẻo dai bên ngoài để sử dụng.

Su-dung-ap-to-mat-de-ngan-chan-hien-tuong-doan-mach
Sử dụng áp tô mát để ngăn chặn hiện tượng đoản mạch

– Lắp đặt thêm aptomat (cầu dao tự động) để ngăn chặn đoản mạch hiệu quả.

Trên đây là các thông tin giúp bạn biết được chi tiết hiện tượng đoản mạch là gì. Nắm được nguyên nhân và các loại ngắn mạch sẽ giúp bạn kiểm tra ngắn mạch chính xác và có biện pháp phòng tránh hiệu quả. Hy vọng bạn sẽ hiểu thêm về sự cố hỏng hóc này của hệ thống điện và biết cách sử dụng thiết bị điện hiệu quả hơn.

Bài viết liên quan
kiem tra nuoc sach bang quy tim
Hiện nay có rất nhiều cách để kiểm tra chất lượng nguồn nước sinh hoạt, đảm bảo nguồn nước đang sử dụng luôn an toàn. Một trong số đó là cách kiểm tra nước sạch bằng quỳ tím. Vậy liệu phương pháp này có thể giúp bạn đánh giá chính…
may do do am mun cua(1)
Nếu muốn sản xuất giấy, đồ nội thất bằng gỗ công nghiệp thì việc sử dụng máy đo độ ẩm dăm gỗ là việc rất quan trọng phải thực hiện. Việc đo độ ẩm mùn cưa sẽ giúp bạn biết chính xác xem độ ẩm đó đã đạt chuẩn hay…
thiet bi dinh vi a8
Với kích thước chỉ bằng một ngón tay, top 3 các thiết bị định vị nhỏ gọn mà bài viết giới thiệu sau đây cực kỳ hữu ích cho nhu cầu theo dõi của con người ngày nay. Nếu bạn đang có nhu cầu tìm hiểu về các thiết bị…
testo 470
Máy đo tốc độ vòng quay không tiếp xúc nào tốt nhất? Một trong những phương pháp đo tốc độ vòng quay được áp dụng phổ biến nhất hiện nay đó chính là đo không tiếp xúc. Chính vì vậy nên các dòng máy đo RPM sử dụng phương pháp…

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *