Giải mã các thông số và nút điều chỉnh cơ bản trên máy hiện sóng

Giải mã các thông số và nút điều chỉnh cơ bản trên máy hiện sóng

Các sản phẩm máy hiện sóng được ứng dụng phổ biến trong nhiều ngành nghề và các lĩnh vực khác nhau. Thao tác sử dụng máy hiện sóng này cũng không quá khó, chỉ cần bạn nắm rõ về các thông số, trình tự thao tác và điều chỉnh các nút phù hợp thì sẽ đọc được chính xác các giá trị cần đo đạc. Chính vì vậy, bài viết hôm nay sẽ giúp bạn giải mã các thông số và nút điều chỉnh cơ bản trên máy hiện sóng một cách chi tiết nhất.

Máy hiện sóng là gì?

Máy hiện sóng Keysight InfiniiVision 6000 X Series
Máy hiện sóng Keysight InfiniiVision 6000 X Series

Máy hiện sóng (oscilloscope) là một trong những thiết bị dùng để đo lường điện áp của các xung dao động theo thời gian. Màn hình của thiết bị này sẽ biểu thị những biến động của dòng điện ở dạng đồ thị. Trong đó, trục X thường hiển thị thời gian và trục Y thể hiện số điện áp, còn trục Z thể hiện cường độ sáng.

Ngày nay, máy hiện sóng được ứng dụng phổ biến trong rất nhiều ngành nghề khác nhau. Đặc biệt các ngành điện tử viễn thông, công nghệ thông tin, giáo dục, y học… Các lĩnh vực này cần sử dụng oscilloscope thường xuyên để đo sóng của các thiết bị, máy móc, hoặc phục vụ đo chỉ số cơ thể người. 

Giải mã các thông số và nút điều chỉnh cơ bản trên máy hiện sóng

Như đã nói, để sử dụng chính xác và mang lại hiệu quả cao thì trước hết bạn cần giải mã các thông số và nút điều chỉnh cơ bản trên máy hiện sóng. Cụ thể:

Các nút điều khiển trên máy hiện sóng có chức năng gì?

Để sử dụng được máy hiện, bạn sẽ cần thiết lập các yếu tố cần thiết ngay từ ban đầu và thực hiện tuần tự theo từng bước. Các công tắc và nút điều khiển trên máy cần được điều chỉnh về các trạng thái như sau:

  • Nút Power điều chỉnh ở trạng thái Off
  • Nút Inten – sử dụng để điều chỉnh độ sáng của điểm và tia cần thiết lập để ở giữa
  • Nút Focus – sử dụng để chỉnh độ nét của hình hiển thị cần thiết lập ở giữa
  • Nút Vert mode, Source cần điều chỉnh ở kênh CH1
  • Nút Alt/chop, Chi2 inv, Trig.alt cần nhấn nhả ra để hiển thị các kênh luân phiên
  • Nút Volts/div để ở mức 05V/div
  • Nút Variable và nút Swp.var sử dụng để tinh chỉnh độ nhạy cần chỉnh nút đến vị trí Cal 
  • Nút AC-GND-DC sử dụng để khuếch đại đọc tín hiệu vào cần điều chỉnh về trạng thái GND 
  • Nút Slope điều chỉnh về hướng (+)
  • Trigger mode để ở chế độ auto
  • Time/div đặt ở thời gian quét là 0.5ms/div
  • Position có công năng chỉnh vị trí của tia theo phương ngang, bạn cần thiết lập nút ở giữa
  • X10 mag dùng để phóng đại 10 lần nếu chưa dùng tới thì bạn nên để ở chế độ nhả ra. 

Màn hình của máy hiện sóng gồm những gì?

phim chuc nang tren may hien song
Màn hình máy hiện sóng

Trên màn hình có các loại máy hiện sóng đều có những ô phân chia, được tính bằng đơn vị div nhằm giúp cho người dùng có thể dễ dàng đọc được tín hiệu chính xác. Kích thước phân chia của các ô này không cố định, nó có sự thay đổi nhờ hệ thống điều chỉnh trục ngang, trục dọc. Trong đó, trục dọc sử dụng đơn vị là volts/div, còn trục ngang được tính bằng đơn vị time/div.

Ngoài ra, đối với những dòng máy hiện sóng cơ, chúng sẽ được trang bị màn hình đơn sắc. Ngược lại, các dòng máy oscilloscope hiện đại ngày nay thường sở hữu màn hình nhiều màu, giúp xác định dạng sóng nhanh và chính xác hơn.

Các thông số trên hệ thống trục dọc của máy hiện sóng

Trục dọc của máy hiện sóng
Trục dọc của máy hiện sóng

Hệ thống trục dọc của máy hiện sóng có chức năng điều khiển thang đo điện áp trong màn hình. Trên hầu hết các thiết bị máy hiện sóng đều tích hợp hai phím chức năng giups điều chỉnh vị trí quan sát cũng như điều chỉnh volts/div. 

– Núm xoay trong hệ thống Vertical cho phép điều chỉnh góc độ quan sát tín hiệu (zoom in hay zoom out) được dễ dàng hơn. Việc xoay núm vặn này theo chiều kim đồng hồ đảm bảo giảm quy mô tín hiệu và ngược lại. Nếu quy mô nhỏ, trên ô phân chia bạn sẽ chỉ quan sát được tín hiệu điện áp thấp. Nếu muốn nhìn chi tiết, bạn hãy phóng to dạng sóng.

– Núm điều chỉnh Position: Khi xoay nó theo chiều của kim đồng hồ, sóng sẽ di chuyển xuống và ngược lại. Phím điều khiển này mang đến chức năng là bù đắp một phần dạng sóng không thể quan sát được thông qua màn hình.

Khi bạn kết hợp cả hai nút điều khiển vị trí trục dọc này của máy hiện sóng sẽ giúp quan sát và phân tích các lỗi xảy ra một cách hiệu quả nhất.

Giải mã các thông số trên hệ thống điều chỉnh trục ngang của oscilloscope

Phím chức năng trên máy hiện sóng
Phím chức năng trên máy hiện sóng

Hệ thống trục ngang của máy hiện sóng có tác dụng điều khiển thời gian trên màn hình. Cũng tương tự như điều khiển trục dọc, ở trục ngang sẽ cung cấp hai phím núm điều chỉnh giúp thu nhỏ, phóng to dạng sóng theo phương ngang. Trục ngang thường được tính dựa trên đơn vị giây/ô (s/div). Khi xoay núm theo chiều kim đồng hồ, người dùng có thể quan sát được nhiều cột sóng cùng lúc trên màn hình.

Các thông số trên hệ thống Trigger của máy hiện sóng có ý nghĩa gì?

Trigger có tác dụng cố định dạng sóng đang hiển thị trên màn hình. Thông thường, trigger sẽ có trên các dạng máy hiện sóng như Trigger Edge, Trigger Pulse. Ngoài ra, với sự ra đời của nhiều oscilloscope hiện đại, tính năng Trigger cũng trở nên đa dạng hơn.

– Trigger Edge: Đây là hình thức cơ bản của Trigger, nó sẽ khóa dao động của một sóng để bắt đầu thực hiện đo tín hiệu điện áp đi qua. Trigger Edge được thiết lập nhằm cố định sóng trên cạnh tăng hoặc giảm.

– Trigger Pulse: Đảm bảo giúp người dùng khóa một xung điện áp được chỉ định. Bạn có thể chỉ định lượng thời gian và hướng của xung. Ví dụ như xung nhỏ từ 0V -> 5V -> 0V.

Các thông số kỹ thuật quan trọng của máy hiện sóng
Các thông số kỹ thuật quan trọng của máy hiện sóng

Hướng dẫn cách sử dụng máy hiện sóng đo cơ bản

Sau khi đã giải mã các thông số và nút điều chỉnh cơ bản trên máy hiện sóng, đồng thời điều chỉnh và thiết lập các nút theo hướng dẫn ban đầu. Người dùng cần nối dây điện vào máy để áp dụng đo kênh CH1 hoặc CH2. Tiếp đó, bạn thực hiện các bước dưới đây để sử dụng thiết bị:

Bước 1: Bật nút Power để khởi động, quan sát màn hình cho đến khi hiện tia. Nếu tia không xuất hiện cần kiểm tra lại bước thiết lập ban đầu. 

Bước 2: Vặn nút Focus và Inten để hiệu chỉnh độ sáng và độ nét của hình hiển thị

Bước 3: Điều chỉnh nút Trace Rotation và Position để căn tia ở đúng đường ngang trung tâm

Bước 4: Thực hiện nối que đo vào hai đầu CH1 và 2 Vp-p Cal

Bước 5: Chỉnh công tắc AC-GND-DC từ vị trí GND sang AC để màn hình hiển thị sóng

Bước 6: Điều chỉnh nút Focus để thu ảnh rõ hơn, chỉnh nút Volts/Div và Time/Div đến vị trí khác nhau để sóng hiển thị rõ hơn. 

Bước 7: Quan sát màn hình và ghi lại thông số điện áp cần đo đạc. Trị số thời gian có thể theo dõi bằng cách chỉnh nút Position.

Trên đây là thông về những giải mã các thông số và nút điều chỉnh cơ bản trên máy hiện sóng. Hy vọng qua đó bạn đọc có thể nắm rõ các thông số kỹ thuật để sử dụng thiết bị này đúng cách. Nếu có nhu cầu tìm mua máy hiện sóng của các thương hiệu chất lượng, hãy liên hệ ngay với TKTECH để được tư vấn kỹ càng hơn nhé!