Đơn vị đo độ dẫn điện của nước là gì? Cách chuyển đổi ra sao?

Đơn vị đo độ dẫn điện của nước là gì? Cách chuyển đổi ra sao?

Độ dẫn điện của nước là một chỉ số rất quan trọng trong việc phân tích nước và đánh giá chất lượng nước. Để đo chỉ số này, người ta thường hay dùng nhiều đơn vị đo độ dẫn điện khác. Nếu bạn không rõ về cách chuyển đổi sẽ có thể dẫn đến hiểu nhầm và đánh giá sai về mức độ sạch của nước. Vì thế, hãy cùng tìm hiểu xem đơn vị đo độ dẫn điện của nước là gì và cách chuyển đổi giữa chúng ra sao qua bài viết dưới đây nhé!

Độ dẫn điện là gì?

Độ dẫn điện (ký hiệu EC) là chỉ số dùng để diễn tả nồng độ ion hòa tan trong dung dịch. Chỉ số này không diễn tả nồng độ của từng chất trong dung dịch và không thể hiện mức độ cân bằng của các chất dinh dưỡng trong dung dịch đó.

Vậy độ dẫn điện của nước là gì?

nuoc ion nuoc dien giai nuoc kangen nuoc pi xulynuocthaidongnai 2(2)
Độ dẫn điện EC dùng để chỉ nồng độ ion trong dung dịch

Độ dẫn điện của nước được hiểu là khả năng thực hiện hoặc truyền điện, nhiệt, âm thanh của nước.  Sự có mặt của những ion trong nước là nguyên nhân gây ra sự dẫn điện của nước. Các ion này đa phần là các muối của kim loại như: KCl, NaCl, SO2-4, PO-4, NO-3… Độ dẫn điện của nước tỉ lệ thuận với nhiệt độ của nước. Khi nhiệt độ nước càng cao, độ dẫn điện càng lớn và ngược lại.

Đơn vị đo độ dẫn điện của nước là gì và cách chuyển đổi

Độ dẫn điện của nước được đo bằng đơn vị siemens trên cm (S/cm). Tuy nhiên, độ dẫn điện của 1 S/cm trong thực tế khá cao, vì thế hầu hết các phép đo độ dẫn điện liên quan đến những dung dịch đo độ dẫn điện đều được tính bằng đơn vị mS/cm hoặc μS/cm. Vậy mS/cm là gì, μS/cm là gì? Theo đó, mS/cm nghĩa là phần nghìn S/cm. Còn μS/cm là phần triệu S/cm.

Cách chuyển đổi đơn vị đo độ dẫn điện của nước là gì 

  •           1mS/m= 10 µS/cm
  •           1 dS/m = 1000 µS/cm
  •           ms/cm to ds/m = 1 hay 1 dS/m = 1 mS/cm
  •           1 µmho/cm = 1 µS/cm

Trong đó: 1 S = 1 Siemens = 1 ohm -1 = 1 mho. Hiện nay các đơn vị đều sử dụng µS/cm làm đơn vị mặc định cho độ dẫn điện.

do dan dien ec la gi q
Đơn vị đo độ dẫn điện của nước có nhiều loại

Chỉ số EC trong nước

Dưới đây là chỉ số độ dẫn điện của dung dịch nước theo quy chuẩn cho bạn đọc tham khảo:

Nước Độ dẫn điện (µS/cm)
Nước tinh khiết 0,055
Nước lọc 0,5
Nước mưa 5 – 30
Nước sạch 500 ~ 1.000
Nước ngầm 30 ~ 2.000
Nước thải công nghiệp ≥ 5.000
Nước biển 54.000
Nước axit và bazơ đậm đặc Lên đến 1.000.000

Tại sao cần kiểm tra độ dẫn điện của nước?

Kiểm tra độ dẫn điện để đánh giá chất lượng nước
Kiểm tra độ dẫn điện để đánh giá chất lượng nước

Khi tìm hiểu về đơn vị đo độ dẫn điện của nước là gì, việc đo độ dẫn điện EC của các loại nước uống, nước sinh hoạt, nước thải, nước trong ao hồ… sẽ giúp cho bạn:

– Xác định được tổng chất rắn hòa tan TDS hay còn được gọi là khoáng hóa. TDS cũng gián tiếp giúp bạn kiểm soát được độ cứng, độ đục (hay sự tinh khiết của nước)

– Kiểm soát được chất lượng nước cũng như sự biến đổi bất thường của nó để từ đó xác định được loại và lượng thuốc thử hóa học hay các chất xử lý cần thiết để thực hiện cải tạo, điều chỉnh và đảm bảo cho điều kiện nguồn nước được chuẩn theo mong muốn, nhu cầu.

– Độ dẫn điện EC cũng giúp bạn phát hiện được sự rò rỉ trong hệ thống nước, hỗ trợ quá trình theo dõi và kiểm tra chất lượng nước.

– Đo độ dẫn điện cũng gián tiếp giúp bạn xác định được chất lượng không khí (độ tinh khiết của không khí) thông qua việc đo EC trong nước mưa.

Làm thế nào để đo độ dẫn điện của nước?

Sau khi biết được đơn vị đo độ dẫn điện của nước là gì, bạn có thể sử dụng các máy đo độ dẫn điện EC, máy đo nước để kiểm tra chỉ số EC trong nước. Các thiết bị này có thiết kế chuyên dụng, cho phép bạn thực hiện các phép đo độ dẫn điện một cách nhanh chóng và thu về kết quả đo với độ chính xác, tin cậy cao.

Đo độ dẫn điện của nước bằng máy đo EC
Đo độ dẫn điện của nước bằng máy đo EC

Trong đó, các loại máy đo độ dẫn điện dạng bút với thiết kế rất nhỏ gọn, tiện dụng chính là công cụ rất hữu ích giúp bạn thực hiện phép đo EC một cách hiệu quả nhất. Từ chỉ số EC đo được, bạn cũng có thể chuyển đổi sang chỉ số TDS. Hầu hết các máy đo EC hiện đại đều có tính năng chuyển đổi này.

Ngoài ra, có một số dòng sản phẩm cao cấp còn có được tích hợp chức năng đo đa chỉ tiêu như đo độ pH, đo TDS, đo nhiệt độ… Từ đó giúp người dùng đánh giá chất lượng nước nhanh chóng, chính xác.

Hướng dẫn đo độ dẫn điện EC đơn giản, chính xác

Cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật ngày nay, có rất nhiều phương pháp và thiết bị có thể dùng để đo được độ dẫn điện của nước. Nhưng phổ biến và chính xác nhất vẫn là sử dụng máy đo độ dẫn điện EC. 

Thiết bị này sử dụng nguyên lý đo độ EC thông qua việc đo hiệu điện thế giữa hai chân của điện cực. Máy đặt một điện áp xoay chiều trong dung dịch, tạo ra dòng điện phụ thuộc vào khả năng dẫn điện của dung dịch.

Chỉ khoảng sau vài giây thực hiện, kết quả sẽ được hiển thị trên màn hình của máy một cách rõ ràng. Người dùng có thể nhìn vào đó để đọc kết quả và đánh giá chất lượng nước. Từ đó đưa ra được những phương án xử lý sao cho hợp lý nhất. 

Cách sử dụng máy đo độ dẫn điện của nước
Cách sử dụng máy đo độ dẫn điện của nước

Mua máy đo độ dẫn điện của nước ở đâu uy tín?

Hiện tại, có một số thiết bị đo điện dẫn điện của nước chất lượng mà bạn có thể tham khảo như:

– Bút đo độ dẫn điện, nhiệt độ HI98303

– Máy đo độ dẫn điện Omega CDH221

– Máy đo EC/TDS Hanna HI99300

– Máy đo 5 trong 1 (pH, độ mặn, EC, TDS, nhiệt độ) EZ-9909 SP

Nếu công việc của bạn cần thường xuyên thực hiện các phép đo EC hay chỉ đơn giản là bạn cần đo chỉ số EC trong nước, TDS của nước sinh hoạt, nước uống. Hãy liên hệ với TKTECH để được tư vấn và lựa chọn cho mình một chiếc máy phù hợp với chất lượng tốt và giá cả hợp lý nhất nhé!

Cam kết toàn bộ thiết bị được cung cấp bởi TKTECH đều là hàng chính hãng 100%, có đầy đủ giấy tờ và chế độ bảo hành dài hạn. Đặc biệt, khi mua hàng tại TKTECH, bạn sẽ được sở hữu những sản phẩm chất lượng cao với giá cả cực kỳ hợp lý.

Trên đây là thông tin giúp bạn đọc biết được về độ dẫn điện, đơn vị đo độ dẫn điện của nước là gì và cách chuyển đổi như thế nào. Hy vọng những kiến thức này sẽ giúp ích cho bạn trong công việc phân tích, đánh giá chất lượng nước.