Đoản mạch là gì? Hiện tượng đoản mạch xảy ra khi nào?

Bạn có biết, nếu nguồn điện không được xử lý một cách cẩn thận dễ dẫn tới hiện tượng chập điện, đoản mạch rất nguy hiểm cho thiết bị và tính mạng của con người. Vậy hiện tượng đoản mạch là gì? Đoản mạch xảy ra khi nào? Nguyên nhân tạo ra nó và biện pháp ngăn chặn sự cố này như thế nào? Cùng tìm hiểu vấn đề tại bài viết bên dưới!

Hien-tuong-ngan-mach-doan-mach-la-gi
Hiện tượng ngắn mạch, đoản mạch là gì

Đoản mạch là gì?

Đoản mạch là hiện tượng một mạch điện bị ngắn hoặc bị hở. Khi có hiện tượng đoản mạch tại một phần của mạch điện, các thiết bị sử dụng điện tại những phần khác trong mạch đều có thể bị hỏng. Lý do là vì mạch điện trong nguồn có cường độ lớn, dễ gây ra cháy nổ làm ảnh hưởng tới hoạt động của toàn bộ mạch điện.

Hay nói cách khác, trong mỗi mạch điện luôn tồn tại một nguồn điện trở. Nếu có nguyên nhân khiến cho hai sợi dây dính vào nhau sẽ làm cho điện trở của mạch điện rất thấp, hoặc có thể bằng không. Trong khi đó, cường độ dòng điện trong mạch lại tăng lên đột ngột nên dẫn đến sự cố gây chập điện, thậm chí cháy nổ, hỏa hoạn.

Có thể bạn đang tìm

Những loại đoản mạch trong hệ thống điện

Có nhiều loại hiện tượng đoản mạch nhưng thông dụng nhất bao gồm:

– Ngắn mạch ba pha, nghĩa là ba pha chập nhau.

– Ngắn mạch hai pha, nghĩa là hai pha chập nhau.

– Ngắn mạch một pha, nghĩa là một pha chập đất hoặc chập dây trung tính.

– Ngắn mạch hai pha nối đất, tức hai pha chập nhau đồng thời chập đất.

Vi-du-ve-su-co-ngan-mach
Ví dụ về sự cố ngắn mạch

Hiện tượng đoản mạch xảy ra khi nào?

Trong hoạt động thực tiễn, đoản mạch chính là hiện tượng xảy ra khi bạn nối cực âm (-) với cực dương (+) của nguồn điện mà không qua thiết bị điện. Hay nói cách khác, hai cực của nguồn điện chỉ được nối bằng một dây dẫn có điện trở cực kỳ nhỏ.

Các nguyên nhân gây ra hiện tượng đoản mạch là gì?

Có 3 nguyên nhân chính dẫn đến mạch điện hở hoặc ngắn, cụ thể:

– Cách điện của dây dẫn bị lỗi

Những hệ thống đường dây điện cũ sẽ có lớp vỏ cách điện bị mục hoặc hư hỏng. Điều đó dễ khiến cho 2 sợi dây trong mạch điện chạm vào nhau khiến điện trở giảm mạnh. Hoặc do chuột gặm nhấm, sự tác động của đinh, ốc vít trong quá trình sửa chữa điện cũng làm cho vỏ bọc cách điện bị hỏng dẫn tới đoản mạch.

Nguyen-nhan-dan-den-hien-tuong-doan-mach-trong-he-thong-dien
Nguyên nhân dẫn đến hiện tưởng đoản mạch trong hệ thống điện

– Các đầu nối của dây điện bị lỏng

Nếu các đầu nối dây điện lỏng cũng dễ dẫn tới hiện tượng đoản mạch. Bởi vì đầu nối dây lỏng làm cho dây nóng và dây trung tính chạm vào nhau. Nếu xảy ra hiện tượng này, bạn chỉ cần siết chặt đầu dây rồi sử dụng băng keo hay vật liệu cách điện khác quấn kỹ nó lại.

– Hệ thống dây điện bị lỗi

Trong quá trình sử dụng điện, có thể người dùng không chú ý đến nhưng rất nhiều trường hợp đoản mạch trong phích cắm, dây dẫn điện hoặc ngay trên các thiết bị điện gia dụng. Nhất là những đồ dùng điện có công suất cao như bếp điện, điều hòa, lò vi sóng. Đặc biệt, khi bạn sử dụng đồng thời các thiết bị này thì nguy cơ rủi ro do đoản mạch là rất cao.

Tác hại của hiện tượng đoản mạch là gì?

Sự cố đoản mạch tưởng chừng đơn giản nhưng lại rất nguy hiểm. Những hậu quả mà nó gây ra có thể là rất lớn, ví dụ như:

– Cháy nổ, hỏa hoạn: Khi cường độ dòng điện tăng đột ngột sẽ sinh ra nhiệt, cường độ càng mạnh nhiệt càng cao. Từ đó gây ra vấn đề cháy nổ, hỏa hoạn, nhẹ thì chỉ làm cháy lớp vỏ bọc cách điện. Nhưng nếu nhiệt độ quá cao sẽ khiến đám cháy lan sang các vật dụng tiếp xúc với nó. Sự cố cháy điện sẽ ảnh hưởng đến sinh hoạt của gia đình bạn.

Hien-tuong-doan-mach-dan-den-nguy-co-chay-no
Hiện tượng đoản mạch dẫn đến nguy cơ cháy nổ

– Hư hỏng thiết bị điện: Dù chỉ bị đoản mạch ở một phần của mạch điện nhưng tất cả các thiết bị sử dụng điện của mạch đó đều sẽ bị hư hỏng. Thậm chí ngay cả khi những thiết bị đó chỉ dùng điện tại phẩn không có sự cố đoản mạch trong mạch điện.

Cách kiểm tra ngắn mạch bằng thiết bị nào?

Sau khi nắm được thông tin về hiện tượng đoản mạch là gì. Bạn cần kiểm tra mạch điện trước khi cắm vào ổ điện bằng cách kiểm tra thông mạch để đảm bảo an toàn cho mình và thiết bị. Những dụng cụ chuyên dụng cho việc đo lường này chính là đồng hồ vạn năng/ampe kìm.

Đồng hồ vạn năng kiểm tra ngắn mạch ra sao?

Bước 1: Người thực hiện xoay núm vặn của thang đo sang chế độ đo thông mạch, ký hiệu ( ))))). Lưu ý, thang đo này thường sẽ nằm trong khu vực thang đo điện trở, ký hiệu (Ω) hoặc chung với chức năng đo điốt. Lưu ý, màn hình của đồng hồ vạn năng lúc này sẽ hiển thị thông báo (OL).

Cach-do-thong-mach-bang-dong-ho-van-nang
Cách đo thông mạch bằng đồng hồ vạn năng

Bước 2: Người đo cắm dây đo màu đen vào giắc COM. Sau đó, cắm dây đo màu đỏ vào giắc VΩ.

Bước 3: Đặt hai đầu đo vào hai đầu của dây cần đo. Khi đó, bạn đã bắt đầu đo thông mạch bằng đồng hồ vạn năng. Nếu mạch không bị đứt, đồng hồ sẽ kêu tiếng “bíp”, nếu mạch bị đứt đồng hồ đo điện sẽ không kêu.

Bước 4: Kết thúc đo, cần lưu ý trình tự rút dây sau khi hoàn thành đo là dây đo màu đỏ trước và dây màu đen sau. Sau đó tắt đồng hồ vạn năng để duy trì tuổi thọ cho pin.

Ampe kìm kiểm tra đoản mạch là gì?

Ampe-kim-Hioki-do-dien-tro-thong-mach
Ampe kìm Hioki đo điện trở, thông mạch

Bước 1: Đầu tiên, dùng núm vặn chuyển ampe kìm về thang đo điện trở. Ấn Select để trên màn hình LCD hiển thị ký hiệu sóng âm thanh (phía bên trái)

Bước 2: Kết nối đầu dò với ampe kìm. Đầu dò màu đen cắm vào chân COM và đầu dò màu đỏ cắm vào chân V của dụng cụ đo điện.

Bước 3: Đầu dò màu đen của ampe kìm chỉ vào giắc cắm, đầu dò màu đỏ kết nối với một chân của phích nguồn. Nếu không thấy xuất hiện tiếng bíp và chỉ số hiện lên tức là không phải thông. Trong trường hợp xuất hiện tiếng bíp và chỉ số tức là mạch đã thông và đoạn dây còn tốt.

Có thể bạn quan tâm

Mua thiết bị đo kiểm tra ngắn mạch ở đâu?

Nếu có nhu cầu mua thiết bị đo điện như đồng hồ vạn năng, ampe kìm… Hãy tham khảo chi tiết sản phẩm tại website: https://tktech.vn/. Đây là địa chỉ chuyên cung ứng tất cả các thiết bị đo lường điện chính hãng từ những thương hiệu lớn. Nổi tiếng như Fluke, Kyoritsu, Hioki, Tenmars, Testo… Sản phẩm đáp ứng được mọi yêu cầu của người dùng, đa dạng mẫu mã và giá thành cho bạn chọn lựa. Nếu cần tư vấn, liên hệ ngay qua hotline 028. 668 357 66 để được nhân viên hỗ trợ tận tình!

Các biện pháp giúp ngăn chặn sự cố đoản mạch là gì?

Để hạn chế được tình trạng đoản mạch xảy ra, người dùng nên lưu ý các vấn đề sau:

– Lắp cầu chỉ ở mỗi công tắc hoặc ngay tại các thiết bị sử dụng điện. Phòng trường hợp cường độ dòng điện tăng đột ngột thì nó sẽ tự động ngắt điện.

– Lập tức tắt hết thiết bị, rút hết phích cắm ra khi phát hiện sự cố đoạn mạch để các thiết bị không bị ảnh hưởng.

Lap-them-cau-chi-hoac-aptomat-cho-mach-dien
Lắp thêm cầu chì hoặc aptomat cho mạch điện

– Lựa chọn các sợi dây dẫn điện có tiết diện phù hợp với công suất sử dụng của thiết bị để tránh tình trạng quá tải.

– Lắp đặt các hệ thống ngắt điện tự động như CB, Aptomat tại những vị trí như nguồn điện, hoặc trên thiết bị.

– Hạn chế sử dụng cùng lúc nhiều thiết bị có công suất cao.

Trên đây là những thông tin giúp bạn nắm bắt được khái niệm đoản mạch là gì và Hiện tượng đoản mạch xảy ra khi nào? Hy vọng qua bài viết, bạn sẽ có được cách phương pháp kiểm tra và phòng ngừa sự cố này hiệu quả, an toàn.