Đo và phân tích độ hấp thụ âm thanh phòng học

Đo và phân tích độ hấp thụ âm thanh phòng học

Phòng học là địa điểm cần phải chú trọng nhiều đến vấn đề chất lượng âm thanh, hạn chế tiếng ồn để công việc giảng dạy và học tập được diễn ra hiệu quả nhất. Hôm nay, TKTECH sẽ mang đến cho bạn kiến thức về phương pháp đo và phân tích độ hấp thụ âm thanh trong phòng học. Qua đó sẽ giúp bạn hiểu được mức độ âm thanh phù hợp cho phòng học của mình là bao nhiêu.

Hấp thụ âm thanh là gì?

Hấp thụ là quá trình vật liệu, cấu trúc hoặc vật thể lấy năng lượng khi gặp sóng, trái ngược với phản xạ năng lượng. Một phần năng lượng được hấp thụ đó sẽ chuyển thành nhiệt và một phần được truyền qua cơ thể hấp thụ. Năng lượng biến thành nhiệt được cho là đã bị mất đi.

Âm thanh sau khi hấp thụ
Âm thanh sau khi hấp thụ

Khi sóng âm thanh gặp bề mặt của vật liệu thì một phần của nó sẽ phản xạ, một phần sẽ thâm nhập và một phần còn lại được hấp thụ bởi chính vật liệu. Đó được gọi là hấp thụ âm thanh. Bằng cách sử dụng các vật liệu hấp thụ âm thanh đúng cách, sự truyền sóng âm thanh trong nhà có thể tăng cường để tạo ra hiệu ứng âm thanh tốt hơn. Ví dụ như các vật liệu cách âm tường, sàn, trần của phòng hoà nhạc, rạp chiếu phim, phòng thu hay thậm chí cả những phòng học thông thường.

Cách đo và phân tích độ hấp thụ âm thanh phòng học

Tại một công ty kỹ thuật Đức đã tiến hành một phép đo và tổng hợp được báo cáo hệ số hấp thụ âm thanh của những bức tường khác nhau trong một hội trường (phòng học). Mục đích của các phép đo này là để tìm ra mức độ hấp thụ âm thanh của các bề mặt khác nhau trong phòng học. 

casestudy hap tu am thanh phong hoc
Cách đo và phân tích hấp thụ âm thanh của phòng học

Thiết lập phép đo và tiến hành đo lường

Hệ số hấp thụ âm thanh của các bức tường (bề mặt) khác nhau được đo bằng Sonocat. Trong phép đo này, việc giả định sóng phẳng cục bộ (LPW-) được sử dụng để ước tính cường độ âm thanh tới và phản xạ, Từ đó xác định được hệ số hấp thụ âm thanh.

Theo bản sẽ sơ đồ hội trường bên dưới, loa Dodecahedron được đặt ở giữa phòng và phát ra tiếng ồn với băng thông rộng. Các bức tường, cửa ra vào, sàn nhà và trần nhà đã được đo bằng cách thực hiện các phép đo quét nhỏ.

Kết quả phép đo

Hệ số hấp thụ âm thanh của các bề mặt trong phòng được đo tại hiện trường cho ra kết quả trung bình phép đo.

Quét âm thanh phòng học
Quét âm thanh phòng học

Phương pháp đo bằng máy đo âm thanh, máy đo độ ồn

Tuy nhiên, hiện nay đã có máy đo âm thanh chuyên dụng để đo và phân tích độ hấp thụ âm thanh phòng học đơn giản, nhanh chóng và chính xác hơn. Đây là thiết bị dùng để đo và ghi lại chính xác các dữ liệu về âm thanh, tiếng ồn như cường độ, mức âm và dải tần của âm thanh. Nó được dùng rất phổ biến trong việc phân tích tiếng ồn công cộng các khu vực như: quán Bar, công trình xây dựng, trung tâm giải trí, văn phòng, trường học… 

Máy đo độ ồn hoạt động trên nguyên tắc tác động của áp suất âm thanh. Thiết bị này sẽ sử dụng một micro thu tín hiệu âm thanh sau đó phân tích dựa theo sự thay đổi của áp suất không khí do nguồn âm thanh đó tạo ra và trả về kết quả trên màn hình hiển thị.

Máy đo cường độ âm thanh, tiếng ồn chuyên dụng
Máy đo cường độ âm thanh, tiếng ồn chuyên dụng

Thao tác đo và phân tích độ hấp thụ âm thanh phòng học

Sau đây là hướng dẫn cách đo độ hấp thụ âm thanh phòng học bằng máy đo âm thanh tiếng ồn:

Bước 1: Sử dụng máy đo âm thanh để tạo ra tín hiệu âm thanh kiểm tra, thường là tín hiệu âm thanh xác định (sine wave) ở một tần số cụ thể. Đặt microphone ở vị trí cần đo và ghi nhận cường độ âm thanh đến microphone. Thay đổi tần số và vị trí microphone để thu thập dữ liệu đo tại nhiều điểm khác nhau trong phòng.

Bước 2: Sử dụng phần mềm phân tích âm thanh để xử lý dữ liệu đo được. Tính toán và biểu đồ hóa độ hấp thụ âm thanh tại từng tần số hoặc phạm vi tần số cụ thể.

Bước 3: Dựa vào dữ liệu đo và phân tích, bạn có thể đánh giá mức độ hấp thụ âm thanh trong phòng học. Điều này có thể giúp bạn hiểu rõ tình trạng âm thanh trong phòng, xác định vấn đề và cân nhắc các biện pháp cải thiện, chẳng hạn như sử dụng vật liệu âm thanh hấp thụ, định dạng phòng học, vị trí bố trí âm thanh

Gợi ý một số máy đo âm thanh tiếng ồn hiệu quả

Dưới đây là một số máy đo âm thanh tiếng ồn hiệu quả mà bạn có thể xem xét khi cần thực hiện đo lường và giám sát âm thanh trong trường học hoặc các môi trường khác:

Máy đo độ ồn TES 1350A

Máy đo âm thanh TES 1350A
Máy đo âm thanh TES 1350A

TES-1350A (35~130dB) là thiết bị đo độ ồn tiếng động với 2 trọng số A và C giúp giám sát mức độ âm thanh trong nhiều khu vực công cộng và các văn phòng, trường học. Với phạm vi đo đa dạng gồm: A LO (Thấp) Trọng số: 35-100dB; A HI (Cao)  – Trọng số: 65-130dB; C LO   (Thấp) – Trọng số: 35-100dB; C HI (Cao) – Trọng số: 65-130dB. Máy được trang bị màn hình LCD kỹ thuật số giúp hiển thị kết quả trực quan và rõ nét. 

Máy đo độ ồn Tenmars TM-102

Tenmars TM-102 được thiết kế để đo tiếng ồn (độ ồn) trong nhiều môi trường, thích hợp để đo trong ngành công nghiệp âm thanh sân khấu, quán bar, phim trường hoặc trường học… Máy được tích hợp một micro có độ nhạy cực cao phía trên cộng với lọc âm bằng xốp. Chức năng lưu dữ liệu đo lên đến 14.000 kết quả cho phép kết nối với máy tính thông qua cổng USB.

Máy đo độ ồn âm thanh Tenmars TM-102
Máy đo độ ồn âm thanh Tenmars TM-102

Thiết kế nhỏ nhẹ cầm vừa chỉ với một tay, các thao tác trên máy vô cùng dễ dàng và đơn giản. Các chức năng xem chuyên nghiệp được hiển thị trực tiếp lên màn hình. Bên cạnh đó, thiết bị còn cung cấp chức năng giữ kết quả đo hiện thời để xem sau, xem giá trị lớn nhất, nhỏ nhất, tự động tắt máy giúp tiết kiệm pin, thang đo tự động.

Trên đây là thông tin về cách đo và phân tích độ hấp thụ âm thanh phòng học bằng những phương pháp thông dụng, cho kết quả nhanh chóng và chính xác. Mong rằng bài viết đã giúp bạn đọc có thêm thông tin bổ ích về chủ đề này. Nếu bạn quan tâm đến các dòng máy đo độ ồn âm thanh, hãy liên hệ ngay TKTECH để được tư vấn cụ thể hơn nhé!