Đo thông mạch là gì? Hướng dẫn đo thông mạch chi tiết nhất

Khi các thiết bị điện, máy móc được kết nối với nhau nhưng bị mất kết nối. Lúc này, các kỹ thuật viên, thợ điện cần phải thực hiện đo thông mạch cho dòng điện. Điều này nhằm đảm bảo kiểm tra được vị trí hỏng hóc, dây kết nối có bị hỏng hóc không? Vậy đo sự thông mạch là hoạt động như thế nào? Cách đo này sử dụng những công cụ gì? Hãy cùng chúng tôi khám phá nhé!

Đo thông mạch để làm gì?

Hoạt động đo điện này sẽ giúp bạn kiểm tra được khả năng truyền điện, truyền tín hiệu cho tín hiệu điện. Từ đó nhận biết được thiết bị có hỏng hóc gì không, mạch có bị đứt kết nối không.

Khi dây kết nối bị hỏng sẽ làm ảnh hưởng đến khả năng truyền đến các thiết bị điện, điện tử. Vậy nên đo thông mạch điện thường được dùng để kiểm tra các thiết bị, linh kiện như công tắc, cầu chì, dây điện, kết nối điện…

Thong-mach-la-gi
Thông mạch là gì

Thông mạch là gì?

Thông mạch chính là dòng điện có thể chạy qua được. Một chiếc cầu chí chất lượng sẽ đảm bảo cho dòng điện được thông mạch tốt nhất. 

Khi nào thì cần đo thông mạch?

Hoạt động này cần được diễn ra trong những trường hợp sau:

Kiểm tra các mối hàn

Nó giúp bạn có thể kiểm tra xem mối hàn có đảm bảo được chất lượng không, có khả năng bắt chì để dẫn điện hay không thể dẫn điện. Do vậy, nếu bạn không có kinh nghiệm kiểm tra mối hàn, thì việc kiểm tra thông mạch sẽ giúp bạn kiểm tra mối hàn nhanh chóng.

Kiểm tra mối hàn nối có bị tắc không

Nếu bạn không có kinh nghiệm hàn chì cho mối nối. sẽ rất dễ khiến hai mối hàn có thể chạm nhau, làm bị tắc. Khi đó, việc kiểm tra thông mạch cũng giúp ích khá tốt trong tình huống này.

Kiểm tra dây dẫn điện, dây kết nối có bị đứt ở giữa không

Những dây điện, dây cáp hoặc dây sạc, dây tai nghe thường đứt bên trong nhưng bạn khó phát hiện được bên ngoài. Lúc này, bạn có thể đo thông mạch để dễ dàng kiểm tra tình trạng của dây dẫn.

do-thong-mach-day-nguon
Đo thông mạch dây nguồn

Các trường hợp đo thông mạch khác

Hoạt động kiểm tra thông mạch còn được dùng để kiểm tra thiết kế kết nối, xác minh, mạch dẫn theo sơ đồ, cầu chì, cầu chì ô tô…  Bạn cũng có thể dùng để kiểm tra được tính thông mạch ở chuôi đèn, bóng đèn, chuôi cắm, nối dây…

Hướng dẫn cách đo thông mạch

Hiện nay, hoạt động đo kiểm tra thông thạch sử dụng 2 thiết bị chủ yếu là đồng hồ vạn năng và ampe kìm. 

Bạn sử dụng đồng hồ vạn năng điện tử hay đồng hồ vạn năng đều được. Đối với loại đồng hồ vạn năng không có chức năng đo thông mạch riêng. Khi đó bạn có thể chọn kiểm tra thông mạch bằng chức năng đo điện trở.  

Ngoài ra, bạn cũng có thể đo thông mạch bằng ampe kìm đơn giản và nhanh chóng. Đây cũng là phương pháp được nhiều người lựa chọn khi không có đồng hồ vạn năng.

Sau đây chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cách đo thông số này bằng 2 dụng cụ ấy nhé!

Kiểm tra thông mạch bằng đồng hồ vạn năng

Do-thong-mach-bang-dong-ho-van-nang
Đo thông mạch bằng đồng hồ vạn năng

Đồng hồ vạn năng là một trong những loại thiết bị điện có thể đo thông mạch chính xác. Bạn kiểm tra thông mạch bằng đồng hồ điện tử, đồng hồ kim đề được. Quy trình đo diễn ra qua các bước đơn giản dưới đây. 

Bước 1: Xoay núm vặn của thang đo sang chế độ đo thông mạch, ký hiệu ( ))))). Lưu ý, thang đo này thường sẽ nằm trong khu vực thang đo điện trở, ký hiệu (Ω) hoặc chung với chức năng đo điốt. Và màn hình của đồng hồ vạn năng lúc này sẽ hiển thị thông báo (OL).

Bước 2: Cắm dây đo màu đen vào giắc COM. Sau đó, cắm dây đo màu đỏ vào giắc VΩ.

Bước 3: Đặt hai đầu đo vào hai đầu của dây cần đo. Khi đó, bạn đã bắt đầu kiểm tra thông mạch bằng đồng hồ vạn năng. Nếu mạch không bị đứt, đồng hồ sẽ kêu tiếng “bíp”. Còn nếu mạch bị đứt, đồng hồ đo điện sẽ không kêu.

Bước 4: Kết thúc thao tác đo, cần lưu ý trình tự rút dây sau khi hoàn thành đo. Rút dây đo màu đỏ trước và dây màu đen sau. Sau đó tắt đồng hồ vạn năng để duy trì tuổi thọ cho pin.

Đồng hồ vạn năng nào có hỗ trợ kiểm thông mạch?

Dong-ho-van-nang
Đồng hồ vạn năng

Đồng hồ vạn năng có thể kiểm tra thông mạch chính xác, chất lượng phải kể đên các thương hiệu nổi tiếng Hioki, Kyoritsu, Sanwa. Nếu không tìm thấy các dòng đồng hồ vạn năng có chức năng đo riêng. Bạn cũng có thể chọn những loại có chức năng đo điện trở, đo đi ốt để kiểm tra thông mạch.

Một số loại đồng hồ vạn năng chất lượng nên tham khảo:

Những lưu ý khi khi đo thông mạch

Bạn cần phải nắm được các chú ý khi đo cho dây cáp, dây điện để đảm bảo độ chính xác như sau:

Không cấp nguồn cho mạch điện của dây kết nối, dây điện

Lưu ý, bạn không được tiến hành kiểm tra thông mạch khi mạch đang được cấp nguồn. Một chiếc đồng hồ vạn năng sử dụng tính năng đo điện trở để nên sẽ tự cấp điện áp để dễ dàng kiểm tra khả năng dây dẫn điện. Vậy nên, khi mạch của dây điện, dây cáp nối còn điện thì kết quả sẽ không hoàn toàn chính xác.

Đồng hồ vạn năng dùng để đo phải hoạt động bình thường

Bạn cần phải chắc chắn đồng hồ vạn năng có chức năng kiểm thông mạch vẫn phải hoạt động bình thường để kiểm tra. Như vậy bạn mới có thể thực hiện kiểm tra bằng cách chuyển sang thang đo thông mạch và chập hai đầu que đo vào nhau.

Khi có tiếng thông báo “bíp” của đồng hồ vạn năng có nghĩa là thiết bị đo đang hoạt động tốt. Khi đó, bạn có thể hoàn toàn yên tâm để thực hiện đo kiểm thông mạch.

Lựa chọn các phép đo thông mạch đơn giản

Việc kiểm tra thông mạch bằng đồng hồ vạn năng là một phép đo không định hướng. Vậy nên, bạn có thể thực hiện đảo chiều cho kết nối cho que đen lẫn que đỏ. Và khi đó kết quả sẽ không hề có sự thay đổi.

Trong trường hợp, bạn đang tiến hành đo thông mạch giữa hai điểm nhưng lại được gắn với tụ điện. Khi đó, bạn sẽ nghe thấy tiếng “bíp” vang lên rất ngắn. Điều này, xảy ra do điện áp mà đồng hồ cấp để điểm tra thông mạch đã dùng để nạp cho tụ điện. Bởi vậy, đồng hồ sẽ thông báo mạch được thông.

Cách kiểm tra thông mạch với ampe kìm

Cach-do-thong-mach-voi-ampe-kim
Cách đo thông mạch với ampe kìm

Ngoài đồng hồ vạn năng thì ampe kìm cũng là một thiết bị lý tưởng để kiểm tra thông mạch dây điện chính xác. Cách thực hiện kiểm tra bao gồm các bước:

Bước 1: Đầu tiên, dùng núm vặn chuyển ampe kìm về thang đo điện trở. Ấn Select để trên màn hình LCD hiển thị ký hiệu sóng âm thanh (phía bên trái).

Bước 2: Kết nối đầu dò với ampe kìm. Đầu dò màu đen cắm vào chân COM, đầu dò màu đỏ cắm vào chân V của thiết bị điện.

Bước 3: Đầu dò màu đen chỉ vào giắc cắm, đầu dò màu đỏ kết nối với một chân của phích nguồn. Nếu không thấy xuất hiện tiếng bíp và chỉ số hiện lên tức là mạch không thông. Trong trường hợp xuất hiện tiếng bíp và chỉ số, nghĩa là mạch đã thông và đoạn dây còn tốt.

Có thể bạn quan tâm

Lưu ý khi kiểm tra thông mạch bằng ampe kìm

– Trước khi tiến hành đo, bạn cần rút phích cắm ra khỏi nguồn điện, tắt bộ ngắt mạch chính trước khi kiểm tra thông mạch.

– Tất cả các tụ điện đã được xả nhằm đảm bảo an toàn cho người thực hiện.

Mot-so-ampe-kim-duoc-su-dung-pho-bien
Một số ampe kìm được sử dụng phổ biến

Một số ampe kìm được sử dụng phổ biến

Các model ampe kìm có khả năng đo kiểm thông mạch đảm bảo độ chính xác cao phải kể đến:

  • Ampe kìm Kyoritsu 2055
  • Ampe kìm Kyoritsu 2117R
  • Ampe kìm Hioki 3280-10F
  • Ampe kìm Hioki 3288-20

Trên đây là các cách đo thông mạch bằng đồng hồ vạn năng và ampe kìm để kiểm tra được tình trạng mạch dẫn điện, mạch kết nối có bị hỏng hóc. Nếu bạn có nhu cầu cần tìm mua các thiết bị đo trên. Liên hệ ngay với cửa hàng TKTech để được tư vấn và báo giá tốt nhất nhé!

Bài viết liên quan
may do do am mun cua(1)
Nếu muốn sản xuất giấy, đồ nội thất bằng gỗ công nghiệp thì việc sử dụng máy đo độ ẩm dăm gỗ là việc rất quan trọng phải thực hiện. Việc đo độ ẩm mùn cưa sẽ giúp bạn biết chính xác xem độ ẩm đó đã đạt chuẩn hay…
thiet bi dinh vi a8
Với kích thước chỉ bằng một ngón tay, top 3 các thiết bị định vị nhỏ gọn mà bài viết giới thiệu sau đây cực kỳ hữu ích cho nhu cầu theo dõi của con người ngày nay. Nếu bạn đang có nhu cầu tìm hiểu về các thiết bị…
Extech_AN100
Hiện nay, Extech là một trong những thương hiệu máy đo tốc độ gió chất lượng nhất mà bạn nên sử dụng. Trong đó, máy đo tốc độ lưu lượng gió Extech AN100 là sản phẩm được đánh giá cao và được khuyên nên lựa chọn nhiều nhất. Để bạn…
may do phong xa 1
Trong thế giới hiện đại, công nghệ phóng xạ đóng vai trò không thể phủ nhận trong nhiều lĩnh vực, từ y học đến công nghiệp và năng lượng. Với sự gia tăng của các ứng dụng phóng xạ, việc đo và kiểm soát liều phóng xạ trở thành một…

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *