Điện cao thế là gì? Tìm hiểu về điện cao thế

Theo hệ thống lưới điện Quốc gia, hiện tại có 3 loại điện chính đó là điện hạ thế, điện trung thế và điện cao thế. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giúp bạn giải đáp điện cao thế là gì? Cùng tìm hiểu chi tiết về điện cao thế để xem nó có ứng gì trong cuộc sống hằng ngày nhé!

Dien-cao-the-550kV
Điện cao thế 550kV

Điện cao thế là gì?

Điện cao thế hay điện thế cao chính là dòng điện có mức điện áp lớn tới mức có thể gây hại cho các sinh vật sống, gây tử vong ở người. Những dòng điện có cấp điện từ 110kV – 220kV – 500kV sẽ được coi là điện cao thế. Thông thường, các nhà sản xuất phải đảm bảo thiết bị điện và dây dẫn có được độ an toàn theo đúng quy trình công nghiệp để đáp ứng cho việc truyền tải dòng điện thế cao.

Điện cao thế được sử dụng phổ biến nhất là trong việc cung cấp lượng điện năng cho các trạm biến áp. Từ đó các trạm mới chuyển sang dòng điện trung thế. Ngoài ra, điện thế cao còn được ứng dụng trong các ống phóng tia cathode, tia X…

Chất liệu dây điện cao thế là gì? 

Dây điện loại cao thế là các dây trần được lắp đặt cùng với cột điện bê tông ly tâm hoặc cột tháp bằng sắt rất cao. Dây cũng được kết nối với cột điện bằng các chuỗi sứ cách điện để đảm bảo đúng yêu cầu về tính an toàn.

Các nhà sản xuất thường sử dụng dây nhôm (đảm bảo độ tinh khiết là 99.5% để dây có độ bền cao) làm dây dẫn điện thế cao. Ưu điểm của loại dây nhôm này là trọng lượng nhẹ, chi phí thấp, ít bị ăn mòn bởi không khí. Nhờ vậy sẽ giảm được khoảng 30% trọng lượng cho dây điện dòng cao thế.

Dây điện này có vỏ bọc cách điện không?

Ở những loại dây điện thông thường đều sẽ được bọc kín bên ngoài thêm một lớp cách điện. Tuy nhiên, dây điện cao thế lại không có vỏ bọc bởi vì dòng điện này có khoảng cách phóng điện đủ lớn nên dây dẫn có vỏ bọc ngoài cũng không phát huy tác dụng.

Day-cua-dien-cao-the-la-loai-day-tran-khong-co-vo-boc
Dây của điện cao thế là loại dây trần không có vỏ bọc

Bên cạnh đó, quá trình lắp đặt đường dây điện loại cao thế thường đặt rất cao, không một ai được đến gần cột điện cao thế. Và không khí thì không dẫn điện trong điều kiện môi trường bình thường. Vì vậy dây điện cao thế dù không có vỏ bọc vẫn giúp cách điện với môi trường xung quanh.

Quan trọng hơn nữa là cường độ dòng điện của điện thế cao rất lớn. Vậy nên sẽ xảy ra hiện tượng vỏ bọc cách điện bị nóng chảy, không chịu được tác động của dòng điện cực lớn. Do đó, những đường điện cao thế sẽ ở trạng thái dây trần.

Tìm hiểu chi tiết về điện cao thế là gì

Bên cạnh câu hỏi điện cao thế là gì thì vẫn còn nhiều người chưa biết về loại điện này, đặc biệt là các vấn đề dưới đây:

Khoảng cách an toàn của dòng điện cao thế là bao nhiêu?

Nắm được khoảng cách an toàn của loại điện này sẽ giúp đảm bảo an toàn cho con người và sinh vật xung quanh. Luật điện lực đã có những yêu cầu riêng để đảm bảo khoảng cách phóng điện an toàn đối với các dòng điện khác. Cách tính khoảng cách an toàn thông qua dây dẫn điện khi trong trạng thái võng cực đại tới điểm cao nhất của đối tượng cần bảo vệ. Các mức quy định đối với khoảng cách an toàn của điện cao thế được quy định rõ ràng trong Luật:

Đối với điện áp 35kV – Điện cao thế là gì? 

Khoảng cách khi phóng điện cho tới điểm cao nhất là 4,5m của phương tiện giao thông đường bộ là 2,5m.

Khoảng cách an toàn đối với đường sắt cao 4,5m hoặc các công trình giao thông đường sắt chạy điện cao 7,5m sẽ vào khoảng 3m.

Chiều cao tĩnh không theo cấp kỹ thuật của đường thủy nội địa sẽ có khoảng cách an toàn là 1,5m.

Khoang-cach-an-toan-cua-dong-dien-cao-the-la-gi
Khoảng cách an toàn của dòng điện cao thế là gì

Đối với điện áp 110kV

Khoảng cách an toàn phóng điện đối với điện áp 110kV lên đến điểm cao nhất khoảng 4,5m của các phương tiện giao thông đường sẽ 2,5m. Khoảng cách an toàn lưới điện cao thế đến điểm cao nhất của giao thông đường sắt cao 4,5m. Hoặc các công trình giao thông đường sắt chạy điện cao 7,5m sẽ vào khoảng 3m. Chiều cao tĩnh không theo cấp kỹ thuật của đường thủy nội địa sẽ có khoảng cách an toàn là 2m.

Đối với điện áp 220V

Khoảng cách an toàn đối với điện áp 220kV lên đến điểm cao nhất khoảng 4.5m của các phương tiện giao thông đường bộ sẽ là 3.5m.

Khoảng cách an toàn của giao thông đường sắt cao 4.5m, hoặc các công trình giao thông đường sắt chạy điện cao 7.5m sẽ vào khoảng 4m.

Chiều cao tĩnh không theo cấp kỹ thuật của đường thủy nội địa sẽ có khoảng cách an toàn là 3m.

Đối với điện áp đến 500kV – Tìm hiểu về điện cao thế là gì?

Khoảng cách an toàn phóng điện đối với điện áp 220kV lên đến điểm cao nhất khoảng 4.5m của các phương tiện giao thông đường bộ sẽ là 5.5m.

Điện cao thế khoảng cách an toàn khi phóng điện đến điểm cao nhất của giao thông đường sắt cao 4.5m, hoặc các công trình giao thông đường sắt chạy điện cao 7.5m sẽ vào khoảng 7.5m.

Chiều cao tĩnh không theo cấp kỹ thuật của đường thủy nội địa sẽ có khoảng cách an toàn là 4.5m.

Dien-cao-the-la-gi-Cac-van-de-lien-quan-den-dien-cao-the
Điện cao thế là gì – Các vấn đề liên quan đến điện cao thế

Để giúp bạn hình dung rõ hơn, xin mời theo dõi bảng số liệu sau:

Cấp điện áp Khoảng cách an toàn tối thiểu
Điện hạ thế 0,3m
Điện áp từ 1kV đến 15kV 0,7m
Điện áp từ 15kV đến 35kV 1m
Điện từ từ 35kV đến 110kV 1,5m
Điện áp từ 110kV đến 220kV 2,5m
Điện áp từ 220kV đến 500kV 4,5m

Nhà ở phải cách điện cao thế bao nhiêu mét? Điện cao thế là gì?

Căn cứ Khoản 3 Điều 51 Luật Điện lực quy định: “Điều 51. Bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không:

“Không cho phép tồn tại nhà ở và công trình có người thường xuyên sinh sống, làm việc trong hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không có điện áp từ 500kV trở lên, trừ những công trình chuyên ngành phục vụ vận hành lưới điện đó”. Theo đó, trong hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không có điện áp từ 500kV trở lên sẽ không được phép xây dựng nhà ở.

Trường hợp xây dựng nhà ở, công trình trong hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không có điện áp đến 220kV thì phải đáp ứng các điều kiện theo quy định tại Điều 13 Nghị định 14/2014/NĐ-CP.

Khoang-cach-cua-nha-o-va-dien-cao-the
Khoảng cách của nhà ở và điện thế cao

Nếu bạn đang muốn tìm hiểu xem xây nhà cách điện cao thế bao nhiêu mét thì đừng bỏ qua những quy định về khoảng cách công trình đến dây dẫn điện gần nhất:

Điện áp Đến 35 kV 110kV 220 kV
Khoảng cách 3m 4m 6m

Ngoài ra, khi xây dựng nhà ở phải đảm bảo mái lợp và tường bao được làm bằng vật liệu không cháy. Đồng thời, vị trí ngôi nhà không gây cản trở đường ra vào để kiểm tra, bảo dưỡng các bộ phận công trình lưới điện cao áp. Cùng với đó là các kết cấu kim loại của nhà ở phải được nối đất theo quy định về kỹ thuật nối đất.

Điện cao thế có hút người không? Điện cao thế là gì?

Theo kỹ sư điện khẳng định, dòng điện thế cao thế không có khả năng hút người vào. Nếu có xảy ra thì có thể là do người đó đứng với khoảng cách quá gần dây điện cao thế nên bị ảnh hưởng bởi lực hút của từ trường.

Người bị hút sẽ có hiện tượng chân tay tê liệt, mất định hướng… dẫn đến tiếp xúc dây điện gây giật. Chính vì thế, người không có nhiệm vụ tuyệt đối không được lại gần khu vực có dòng điện cao thế, tránh những hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra.

Trên đây là tổng hợp những thông tin cơ bản để giúp bạn biết được điện cao thế là gì cũng như tìm hiểu về dòng điện cao thế. Qua đó, hy vọng bạn có thể nắm được rõ và tuân thủ quy định về an toàn điện cao thế, bảo vệ cho bản thân và gia đình tốt hơn.