Dầu thủy lực là gì? Công dụng, phân loại và cách chọn mua

Dầu thủy lực là gì? Công dụng, phân loại và cách chọn mua

Hiện nay, có rất nhiều thiết bị phải sử dụng chất lỏng thuỷ lực để hoạt động như máy CNC, máy xúc, hệ thống truyền động, xe chở rác, máy ép nhựa, máy dập kim loại, máy ép gỗ… Vậy dầu thuỷ lực là gì? Chúng có công dụng và phân loại như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây để nắm được cách lựa chọn loại dầu phù hợp cho thiết bị, hệ thống của mình nhé!

Khái niệm dầu thuỷ lực là gì?

dau thuy luc doc hai
Dầu thuỷ lực là một loại nhớt quan trọng

Dầu thuỷ lực (Hydraulic Oil) còn gọi là nhớt 10, là một loại chất lỏng có tác dụng truyền tải áp lực và truyền động trong hệ thống thuỷ lực. Bên cạnh đó, dầu thuỷ lực có tác dụng bôi trơn, giảm ma sát được sinh ra do sự chuyển động của các thành phần trong hệ thống để không sinh ra nhiệt năng. Ngoài ra, dầu thuỷ lực còn có nhiệm vụ loại bỏ các hạt rắn, tạp chất bẩn và ma sát khỏi hệ thống, đồng thời chống lại sự ăn mòn.

Dầu thuỷ lực có công dụng gì?

Nhiệm vụ quan trọng nhất của dầu thuỷ lực đó chính là truyền tải năng lượng và có tác dụng bôi trơn. Nhờ vậy sẽ giúp tăng tuổi thọ của thiết bị. Loại dầu này được dùng trong các hệ thống thủy lực để truyền tải năng lượng, chống oxy hóa, chống ăn mòn, chống gỉ, chống tạo cặn, tăng chỉ số độ nhớt, chống tạo bọt, chống tạo nhũ khi nhiễm nước và tẩy rửa.

Nếu không thay dầu thủy lực đúng thời gian, tạp chất từ bên ngoài sẽ dễ dàng xâm nhập vào bên trong hệ thống. Điều này dễ sinh ra nhiều cặn bẩn khiến máy móc bị mài mòn, sinh ra hỏng hóc hệ thống. Nếu như để lâu dài sẽ làm hỏng máy và thậm chí gây nguy hiểm cho người vận hành.

Nhớt thủy lực có rất nhiều công dụng
Nhớt thủy lực có rất nhiều công dụng

Phân loại dầu thuỷ lực hiện nay

Dầu thuỷ lực được chia làm bốn loại chính đó là: Dầu thủy lực gốc khoáng, Dầu thủy lực phân hủy sinh học, Dầu thủy lực chống cháy không pha nước, Dầu thủy lực chống cháy pha nước. Trong đó, dầu thủy lực gốc khoáng là loại được sử dụng nhiều nhất, chiếm khoảng 80%. Ba loại dầu thủy lực còn lại có nhu cầu sử dụng ít hơn, chỉ chiếm 20% tổng lượng dầu thủy lực trên thị trường.

Các cấp độ chất lượng của dầu thuỷ lực

Cũng giống như dầu động cơ hay các loại dầu mỡ khác, dầu thuỷ lực cũng có các cấp chất lượng khác nhau. Theo tiêu chuẩn ISO 6743-4, dầu thuỷ lực được chia thành các cấp độ là H, HL, HM và HV. Còn theo tiêu chuẩn DIN 51524 của Đức, loại dầu này có các cấp chất lượng là HH, HL, HLP và HVLP. Cụ thể:

Dầu thuỷ lực cấp chất lượng H và HH là gì?

Đây là cấp chất lượng thấp nhất, dầu không chứa phụ gia và tuổi thọ sử dụng không cao. Hiện nay, loại dầu thuỷ lực này không còn được sử dụng rộng rãi nữa bởi nó không đáp ứng được các yêu cầu cao về chất lượng của những loại máy móc hiện đại.

Dầu thuỷ lực cấp chất lượng HL

Đây là loại dầu được pha trộn từ dầu gốc khoáng tinh lọc và phụ gia chống ăn mòn để tăng tuổi thọ dầu.

phan loai dau thuy luc
Phân loại dầu thuỷ lực và các cấp chất lượng

Cấp chất lượng HM và HLP của dầu thuỷ lực là gì?

Trong loại dầu này có chức các thành phần của dầu thuỷ lực cấp chất lượng HL. Tuy nhiên, chúng được thêm vào chất phụ gia chống mài mòn AW.

Cấp chất lượng HV và HVLP

Loại dầu thuỷ lực này cũng giống như dầu cấp chất lượng HM và HLP. Nhưng trong dầu được tăng cường thêm phụ gia cải thiện chỉ số độ nhớt để giúp dầu có độ bền nhiệt cao hơn. Đồng thời cho dầu có thời gian sử dụng dài hơn.

Hiện nay, các loại dầu thuỷ lực cấp chất lượng ISO HM và HV được sử dụng phổ biến nhất vì những ưu điểm vượt trội về hiệu năng và thời gian sử dụng. Chúng cũng giúp khách hàng tiết kiệm được thời gian và chi phí thay dầu, đồng thời chất lượng thành phẩm cũng đảm bảo tốt hơn nhiều so với các loại dầu cấp chất lượng thấp hơn.

Hướng dẫn cách chọn mua dầu thuỷ lực chất lượng, phù hợp nhất

Thông thường, dầu thủy lực được lựa chọn trên hai yếu tố chính: Thời tiết nơi thiết bị sử dụng và các yêu cầu của bộ phận thủy lực sử dụng trong hệ thống truyền động thủy lực.  Một loại dầu thuỷ lực chất lượng nhất phải đáp ứng được các tiêu chí sau:

Chỉ số độ nhớt của dầu không được quá cao hoặc quá thấp

Cách xác định độ nhớt của dầu thuỷ lực
Cách xác định độ nhớt của dầu thuỷ lực

Sau khi chọn chủng loại dầu thủy lực phù hợp, bạn cần phải lựa chọn cấp độ nhớt của dầu cho phù hợp với khoảng nhiệt độ làm việc của thiết bị thủy lực. Theo ISO, cấp độ nhớt của dầu chỉ thị độ nhớt động lực học của dầu ở 40°C. Ví dụ, dầu thủy lực phẩm cấp VG46 có độ nhớt động học (kinematic viscosity) là 46 cst (centistokes) tại nhiệt độ (dầu làm việc) 40°C.

Nếu độ nhớt của dầu thuỷ lực quá cao sẽ rất đến sự tăng lên của ma sát trượt. Điều này sẽ phát sinh ra nhiệt và gây tổn thất năng lượng lớn. Khi đó, tổn thất trong mạch dầu tăng lên và tổn thất áp suất cũng tăng lên. 

Ngược lại, nếu chọn dầu có độ nhớt quá thấp sẽ khiến cho rò rỉ trong bơm sẽ tăng lên, hiệu suất thể tích không đạt được. Từ đó, áp suất làm việc yêu cầu của hệ thống không đáp ứng được. Chưa kể, do có sự rò rỉ bên trong của các valve điều khiển, xilanh sẽ bị thu lại dưới tác dụng của phản lực. Còn motor thì không thể sản ra đủ mô-men yêu cầu trên trục quay.

Chọn dầu thuỷ lực có độ nhớt bao nhiêu là phù hợp?

Việc lựa chọn đúng độ nhớt phù hợp với hệ thống thủy lực ảnh hưởng rất nhiều đến công suất của hệ thống, mức sinh nhiệt, mức rò rỉ dầu… Tùy vào từng loại máy, điều kiện vận hành, sản xuất mà chúng ta có thể chọn dầu thủy lực có độ nhớt 32, 46, 68 sao cho phù hợp nhất. Cụ thể:

– Dầu thuỷ lực 32: Loại dầu có độ nhớt ISO 32 được dùng cho các hệ thống thủy lực ở vùng ôn đới hay trong những môi trường làm việc có nhiệt độ xung quanh thấp.

– Dầu thuỷ lực 46: Dầu có độ nhớt ISO 46 được dùng cho các hệ thống thủy lực ở vùng nhiệt đới.

– Dầu thuỷ lực 68: Dầu có độ nhớt ISO 68 được dùng cho các hệ thống thủy lực hoạt động liên tục ở nơi có nhiệt độ xung quanh cao.

Dầu thuỷ lực có độ nhớt ISO 68
Dầu thuỷ lực có độ nhớt ISO 68

Lưu ý: Nhiệt độ lúc khởi động hệ thống và nhiệt độ trong lúc hệ thống hoạt động là hai yếu tố rất quan trọng để bạn căn cứ và lựa chọn độ nhớt phù hợp cho dầu thuỷ lực.

Các chất phụ gia cần có trong dầu thuỷ lực là gì?

Tuỳ vào từng ứng dụng công việc cụ thể để bạn lựa chọn loại dầu có chứa các chất phụ gia thích hợp. Ví dụ: 

– Chất phụ gia tăng chỉ số độ nhớt, AW (phụ gia chống mài mòn) thường dùng cho các hệ thống hoạt động với áp suất thông thường.

– Chất phụ gia R&O (chống rỉ sét và hy hoá), EP (phụ gia chịu cực áp) thường dùng cho các hệ thống thuỷ lực hoạt động với áp suất cao.

Chọn dầu thuỷ lực đạt chỉ tiêu chất lượng của OEM

Để bảo vệ hệ thống thủy lực một cách tốt nhất nên lựa chọn những loại dầu đạt được nhiều tiêu chuẩn chất lượng và chấp thuận của các nhà sản xuất động cơ gốc nổi tiếng OEM như:

– DIN 51524 Part 2

– Cincinnati Lamb (Milacron) P 68-69-70

– Denison (Parker Hannafin) HF – 0

– US Steel 126 & 127

– Eaton (formally Vickers) I-286-S & M-2950-S.

dau thuy luc gia re
Các loại dầu thuỷ lực nên lựa chọn sử dụng

Chọn dầu thuỷ lực dựa theo khu vực nơi làm việc

Theo vị trí địa lý và thời tiết từng vùng, người ta khuyến cáo nên sử dụng các phẩm cấp dầu như sau: 

– Nếu sử dụng dầu thuỷ lực tại các vùng nhiệt đới, bạn nên chọn loại VG46. Còn nếu làm việc tại vùng ôn đới thì nên sử dụng loại VG32.

– Nếu thiết bị làm việc trong môi trường không khí có nhiệt độ cao trong thời gian liên tục thì chỉ nên sử dụng loại VG68. Việt Nam là vùng khí hậu nhiệt đới, nên độ nhớt dầu thủy lực phổ biến hay dùng là 32, 46, 68. Khi lựa chọn mua dầu thủy lực thì nên chọn các thương hiệu dầu công nghiệp đã được khẳng định về chất lượng như: Buhmwoo, Shell, Bp, Castrol, Caltex, Total…

Trên đây là các thông tin giúp bạn hiểu rõ về dầu thuỷ lực là gì. Mong rằng qua bài viết, bạn có thể nắm được công dụng của các loại dầu dùng trong hệ thống thuỷ lực. Từ đó giúp bạn biết cách để chọn mua đúng loại dầu thuỷ lực phù hợp nhất cho hệ thống của mình để đảm bảo chúng luôn vận hành tốt, mang lại hiệu suất công việc cao nhất.

Bài viết liên quan
meo giup keo dai tuoi tho may do ph
Máy đo pH là thiết bị không thể thiếu trong nhiều lĩnh vực, từ các phòng thí nghiệm hiện đại đến những công việc thực địa. Vậy làm thế nào để giữ cho dụng cụ đo độ pH luôn ở trạng thái tốt nhất? Dưới đây là 8 mẹo giúp…
co nen mua may do do am gia re
Máy đo độ ẩm giá rẻ tràn lan trên thị trường khiến nhiều người phân vân không biết có nên lựa chọn sản phẩm này hay không. Liệu chất lượng có đảm bảo và có đáp ứng được nhu cầu sử dụng? Bài viết này sẽ giúp bạn giải đáp…
thuat ngu do am thanh
Thuật ngữ đo âm thanh là một khái niệm không còn xa lạ với những ai làm việc trong lĩnh vực âm thanh. Việc nắm vững các thuật ngữ này không chỉ giúp bạn hiểu rõ hơn về âm thanh mà còn là yếu tố quan trọng để lựa chọn…
meo do am thanh
Sử dụng máy đo âm thanh đúng cách và tối ưu không chỉ giúp bạn thu thập dữ liệu chính xác mà còn nâng cao hiệu quả làm việc, tiết kiệm thời gian và công sức. Bài viết này sẽ chia sẻ với bạn những mẹo đo âm thanh chuyên…