Cảm biến cường độ ánh sáng là gì? Có mấy loại cảm biến ánh sáng?

Cảm biến cường độ ánh sáng là một linh kiện quan trọng, giúp người dùng kiểm soát mức độ chiếu sáng của thiết bị. Chính vì khả năng và phạm vi ứng dụng lớn của nó. Nên trên thị trường có rất nhiều loại cảm biến ánh sáng khác nhau. Vậy làm sao để phân biệt được các loại đó? Hãy tham khảo thông tin chi tiết trong bài viết sau để tìm câu trả lời nhé!

Tim-hieu-ve-cam-bien-anh-sang
Tìm hiểu về cảm biến ánh sáng

Cảm biến cường độ ánh sáng là gì? 

Cảm biến ánh sáng chính là một thiết bị quang điện đóng vai trò chuyển đổi ánh sáng thành tín hiệu điện. Thiết bị này được tích hợp cảm biến thông minh, nên có tác dụng nhận biết các biến đổi từ môi trường. Từ đó, giúp người dùng điều chỉnh cường độ ánh sáng phù hợp. Các thiết bị cảm biến này thường được lắp đặt trên tường cố định tại một vị trí.

Cường độ ánh sáng được tính như sau:

I = Ф/ω

Trong đó: Ф là Quang thông, ω là diện tích chiếu sáng.

Để sử dụng các thiết bị cảm biến ánh sáng chính xác, bạn cần xử lý số liệu trước. Đồng thời nắm được công thức tính này để đảm ứng chuẩn chất lượng ánh sáng.

Phân loại cảm biến cường độ ánh sáng

Hiện nay, thiết bị này gồm có 3 loại chính:

Cảm biến ánh sáng Photoresistor (LDR)

Cam-bien-anh-sang-Photoresistor-LDR
Cảm biến ánh sáng Photoresistor (LDR)

Loại này còn có tên gọi là điện trở phụ thuộc ánh sáng, thuộc dòng chất cảm quang. Dòng cảm biến này hoạt động phụ thuộc hoàn toàn vào ánh sáng của môi trường. Cường độ ánh sáng càng cao sẽ càng làm giảm điện trở và ngược lại.

Photoresistor được ứng dụng cho các loại đèn cảm biến bật/ tắt, ví dụ như đèn đường, đèn quảng cáo, đèn sân vườn…

Cảm biến ánh sáng photodiodes

Cam-bien-anh-sang-Photodiodes
Cảm biến ánh sáng photodiodes

Loại cảm biến này được cấu tạo từ chất liệu silicon kết hợp với gecmani. Trên thiết bị có nhiều bộ lọc quang hợp và ống kính để tiếp nhận dữ liệu dễ dàng.

Dòng cảm biến này hoạt động tốt khi có ánh sáng chiếu sáng, electron sẽ nới lỏng để dòng điện chạy qua. Do vậy, ứng dụng chính của loại này rất đa dạng:

– Dùng cho các thiết bị điện tử

– Thiết bị điều khiển từ xa

– Thiết bị y tế 

– Pin năng lượng mặt trời

Cảm biến Phototransistors

Đây là loại cảm biến khuếch đại nhiều lần. Khả năng cảm biến cua Phototransistor sẽ tăng lên nhiều lần khi có sự khuếch đại. Thiết bị được sử dụng chủ yếu cho các thiết bị yêu cầu về độ cảm ứng cao.

Cam-bien-Phototransistors
Cảm biến Phototransistors

Thiết bị cảm biến ánh sáng dùng trong việc gì?

Cảm biến cường độ ánh sáng mang đến rất nhiều lợi ích cho chúng ta. Nó có thể thay thế cho sức người, tạo ra sự tiện lợi về các thiết bị điện, điện tử. Dưới đây là một số lĩnh vực ứng dụng phổ biến của dòng thiết bị này:

– Sử dụng trong các thiết bị chiếu sáng (bóng đèn), tiện lợi và an toàn khi sử dụng về đêm. Đặc biệt là đối với những gia đình có người cao tuổi và trẻ nhỏ.

– Cảm biến thay đổi ánh sáng màn hình trong máy tính bảng và điện thoại di động thông minh.

– Cảm biến trên ô tô, giúp thay đổi ánh sáng của đèn chiếu sáng tùy theo độ sáng của môi trường.

– Là linh kiện không thể thiếu trong các thiết bị đo ánh sáng.

Máy đo ánh sáng là gì?

Máy đo cường độ ánh sáng là thiết bị được sử dụng để kiểm tra cường độ của ánh sáng thông qua một bộ cảm biến bên ngoài. Với các cảm biến này, bạn có thể thực hiện nhiều phép đo đơn lẻ hoặc nhiều giá trị đo tham chiếu được xác định trước. Bên cạnh đó, máy thường được thiết kế dạng cầm tay nên giúp người dùng có thể chủ động tiến hành đo đạc.

May-do-anh-sang
Máy đo ánh sáng

Máy đo ánh sáng được biết đến nhiều nhất là của các thương hiệu Extech, Kimo, Testo, Total Meter… Dòng sản phẩm của họ có chất lượng tốt, giá thành cạnh tranh. Các giá trị đo được lưu trữ tự động trong bộ nhớ của máy. Bạn có thể xem các thông số đo được trực tiếp qua màn hình LCD sắc nét, kích cỡ lớn. Ngoài ra, phạm vi đo của các máy đo ánh sáng là rất rộng, thời gian lấy mẫu cực nhanh, độ bền tốt… Chắc chắn sẽ giúp công việc của bạn trở nên nhẹ nhàng, hiệu quả hơn.

Các mẫu cảm biến cường độ ánh sáng tốt nhất hiện nay

Những gợi ý sau đây sẽ giúp bạn có thêm nhiều sự lựa chọn khi tìm mua loại thiết bị này.

Cảm biến cường độ ánh sáng BH1750

Cam-bien-cuong-do-anh-sang-BH1750
Cảm biến cường độ ánh sáng BH1750

Đây là thiết bị được sử dụng để đo giá trị cường độ ánh sáng, được tính bằng đơn vị lux. Cảm biến BH1750 tích hợp thiết bị ADC nên có khả năng xử lý ánh sáng khá tốt. Giá trị đo được là giá trị trực tiếp của cường độ ánh sáng. Nhờ đó, người sử dụng sẽ không phải thông qua bất cứ một bước xử lý số liệu nào để đo ra được giá trị cần thiết.

Cảm biến đo cường độ ánh sáng Lux 

Với ngõ ra 4 – 20mA, 0-10V.DC, cảm biến Lux này sẽ giúp bạn đo ánh sáng, độ chiếu sáng của các thiết bị chiếu sáng một cách dễ dàng. Đơn vị đo của loại cảm biến này cũng là Lux. bạn có thể kiểm soát được hệ thống chiếu sáng trong khu vực thông qua tín hiệu analog truyền về từ cảm biến này.

Thiết bị được ứng dụng khá rộng rãi trong các thiết bị điện tử, hệ thống chiếu sáng trong nông nghiệp, khu vực công cộng.

Cảm biến cường độ ánh sáng GY-2561 TSL2561

Cam-bien-cuong-do-anh-sang-GY-2561
Cảm biến cường độ ánh sáng GY-2561

Lux TSL2561 được công cụ được sử dụng để đo cường độ ánh sáng từ các nguồn sáng khác nhau. Thiết bị được thiết kế thông minh với tia hồng ngoại và dữ liệu đầu ra là đơn vị Lux. Vậy nên sản phẩm hoạt động với độ ổn định và độ chính xác cao. Ngoài ra, mẫu cảm biến này còn linh kiện quan trọng trong nhiều loại thiết bị cảm biến hiện đại khác.

Cảm biến cường độ ánh sáng MAX44009

Đây là linh kiện hỗ trợ đo cường độ ánh sáng của môi trường xung quanh rất hiệu quả. Cảm biến được thiết kế thông minh, hỗ trợ đo các thông số một cách ổn định và chính xác bằng đơn vị Lux. Do đó, mẫu cảm biến này được ứng dụng cho các thiết bị ánh sáng trong nông nghiệp, nhà thông minh, khu vực công cộng.

Cảm biến ánh sáng 10 AAS-10

Nó còn được gọi là công tắc cảm biến ánh sáng 10 AAS-10. Loại cảm biến này có khả năng chịu tải rất tốt, ở mức 10A – 220V. Thao tác bật tắt cảm biến bằng rơ le và có thể tương thích với nhiều loại thiết bị.

Sản phẩm có thiết kế cao cấp với khả năng chống bụi và chống nước tốt nên được sử dụng cho các thiết bị ngoài trời. Cùng với đó là khả năng cảm biến ánh sáng chính xác, ổn định. Đây sẽ là một công cụ hỗ trợ cực tốt cho các thiết bị có khả năng tự động bật tắt.

Thiết bị cảm biến cường độ ánh sáng Arduino

Nó là một loại máy cảm biến sử dụng mạch Arduino. Thiết kế của mạch đơn giản nên có khả năng tương thích cao với nhiều thiết bị khác nhau.

Hiện nay, dòng cảm biến Arduino được ứng dụng trong các thiết bị gia dụng như đèn cảm biến, đèn chống trộm…

Bat-tat-den-de-dang-voi-cam-bien-Arduino
Bật/tắt đèn dễ dàng với cảm biến Arduino

Module cảm biến cường độ ánh sáng (LDR)

Module cảm biến (LDR) là một bảng cảm biến ánh sáng quang trở với điện áp hoạt động ở mức 3.3 – 5V. Module này còn được hỗ trợ cả 2 dạng tín hiệu ra là Analog và TTL. Thiết kế đơn giản, nhỏ gọn và dễ dàng tích hợp vào các thiết bị cần đo cảm biến chính là ưu điểm của dòng thiết bị này.

Mạch cảm biến ánh sáng 5V

Mạch cảm biến 5V được sử dụng để phát hiện ra các luồng ánh sáng, kiểm tra độ sáng của các nguồn sáng.

Với mạch cảm biến này sẽ giúp hỗ trợ người dùng điều khiển các hệ thống đèn đường, các loại đèn khác… Ngoài ra, nó thể tự tắt bật dựa theo ánh sáng của mặt trời.

Tấm cảm biến ánh sáng

Link kiện này còn được gọi là tấm cảm biến DR phẳng. Được thiết kế với công nghệ hiện đại giúp cảm biến ánh sáng một cách chính xác và ổn định. Nó hoạt động dựa trên nguyên lý khi các đơn vị điện từ ở mỗi diode hấp thụ tia xạ thì sẽ được đọc qua công tắc bóng bán dẫn. Lúc này, bóng bán dẫn được kết nối với dây tín hiệu và chuyển đổi thành analog (công nghệ số). Nhờ đó tấm cảm biến có thể cảm biến ánh sáng dễ dàng trong một số hệ thống đặc thù.

Cảm biến cường độ ánh sáng Analog

Mẫu cảm biến Analog Light Sensor được sử dụng để đo cường độ ánh sáng của môi trường xung quanh rất hiệu quả.

Loại này thuộc mẫu cảm biến Phototransistor, được mắc nối tiếp với điện trở tạo thành cầu phân áp. Từ đó trả về giá trị điện áp tuyến tính Analog.

Cảm biến được ứng dụng đa dạng trong các máy đo ánh sáng, đèn chiếu sáng trong nhà, ngoài trời…

Cam-bien-cuong-do-anh-sang-Analog
Cảm biến cường độ ánh sáng Analog

Trên đây là những khái niệm, công dụng và các sản phẩm về cảm biến cường độ ánh sáng. Hy vọng với các thông tin này, tất cả mọi người sẽ chọn lựa được mẫu cảm biến ánh sáng phù hợp nhất cho nhu cầu của mình. Nếu bạn đang cần tìm mua máy đo ánh sáng chất lượng, bảo hành tốt cùng mức giá phải chăng. Hãy ghé ngay cửa hàng TKTech để mua thiết bị chính hãng nhé!

Bài viết liên quan
kiem tra nuoc sach bang quy tim
Hiện nay có rất nhiều cách để kiểm tra chất lượng nguồn nước sinh hoạt, đảm bảo nguồn nước đang sử dụng luôn an toàn. Một trong số đó là cách kiểm tra nước sạch bằng quỳ tím. Vậy liệu phương pháp này có thể giúp bạn đánh giá chính…
may do do am mun cua(1)
Nếu muốn sản xuất giấy, đồ nội thất bằng gỗ công nghiệp thì việc sử dụng máy đo độ ẩm dăm gỗ là việc rất quan trọng phải thực hiện. Việc đo độ ẩm mùn cưa sẽ giúp bạn biết chính xác xem độ ẩm đó đã đạt chuẩn hay…
thiet bi dinh vi a8
Với kích thước chỉ bằng một ngón tay, top 3 các thiết bị định vị nhỏ gọn mà bài viết giới thiệu sau đây cực kỳ hữu ích cho nhu cầu theo dõi của con người ngày nay. Nếu bạn đang có nhu cầu tìm hiểu về các thiết bị…
testo 470
Máy đo tốc độ vòng quay không tiếp xúc nào tốt nhất? Một trong những phương pháp đo tốc độ vòng quay được áp dụng phổ biến nhất hiện nay đó chính là đo không tiếp xúc. Chính vì vậy nên các dòng máy đo RPM sử dụng phương pháp…

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *