Cách kiểm tra triac bằng đồng hồ vạn năng CHÍNH XÁC nhất

Triac là một linh kiện bán dẫn ba đầu có khả năng dẫn điện cả hai chiều (AC và DC). Nó được sử dụng phổ biến trong các thiết bị điện tử, điện lạnh…Trong bài viết này, TKTECH sẽ hướng dẫn cách kiểm tra triac bằng đồng hồ vạn năng để biết nó có hư hỏng gì không, tránh làm ảnh hưởng đến khả năng vận hành của các thiết bị điện.

Thế nào là Triac?

the nao la triac
Thế nào là triac

Triac (Triode for Alternating Current) là một loại linh kiện điện tử bán dẫn quan trọng của bo mạch điện tử. Nó có chức năng đóng cắt dòng điện xoay chiều AC cho các phụ tải. Dòng AC này nằm trong phạm vi từ 1 – 8 A và thường có điện áp ở mức 220V.

Linh kiện triac có nhiều hình dạng khác nhau, nhưng chúng đều có 3 chân và được ký hiệu bằng chữ T trên mạch điện tử. Triac được xem như là một chiếc công tắc điện chuyên dùng để điều khiển thiết bị xoay chiều AC.

Triac được ứng dụng phổ biến trong nhiều ứng dụng chuyển mạch điện như: điều chỉnh tốc độ quạt điện, điều chỉnh độ sáng của bóng đèn, điều khiển tốc độ động cơ trong thiết bị điện, kiểm soát các thiết bị điện gia dụng chạy bằng điện AC…

Tìm hiểu về nguyên lý hoạt động của triac

Trước khi biết cách kiểm tra triac bằng đồng hồ vạn năng thì bạn cần nắm được nguyên lý hoạt động của nó. Triac là linh kiện điện tử hoạt động dựa trên việc điều khiển dòng điện chạy qua hai anode (A1, A2). Bằng cách áp dụng một điện áp điều khiển vào chân Gate (G). Nó có thể điều khiển dòng điện ở cả hai chiều của chu kỳ AC nên cực kỳ phù hợp cho những ứng dụng điện xoay chiều.

Các chế độ hoạt động của triac

cac che do hoat dong cua triac
Các chế độ hoạt động của triac

Một linh kiện triac sẽ hoạt động theo 4 chế độ như sau:

  • Chế độ chờ: Không có điện áp nào được áp dụng vào chân G nên lúc này triac không dẫn điện.
  • Chế độ đánh lửa: Khi có một điện áp đủ lớn được áp vào chân G, triac sẽ bị đánh lửa và bắt đầu dẫn điện. Nó cho phép dòng điện chạy qua hai anode A1, A2.
  • Chế độ dẫn điện: Khi triac đang dẫn điện, mức điện áp giữa hai anode sẽ giảm xuống ở mức thấp chỉ vài volt nên sẽ giúp giảm tổn thất năng lượng, nhiệt độ của triac.
  • Chế độ tắt: Khi dòng điện đi qua triac giảm xuống dưới ngưỡng nhất định thì nó sẽ tự động tắt và ngừng dẫn điện.

Cách xác định chân của triac bằng đồng hồ đo điện

cach xac dinh chan cua triac bang dong ho van nang
Cách xác định chân của triac bằng đồng hồ vạn năng

Trước khi thao tác cách kiểm tra triac bằng đồng hồ vạn năng thì người dùng cần biết được cách xác định chân triac. Cách thực hiện như sau:

  • Bước 1: Di chuyển thang đo của đồng hồ về thang đo điện trở cao (Rx100K).
  • Bước 2: Tiến hành đo ngẫu nhiên 2 trong số 3 chân của triac. Nếu kim chỉ thị di chuyển lên hoặc màn hình số hiển thị kết quả thì chứng tỏ đó là chân T1 và chân G. Chân còn lại của triac chính là chân T2.
  • Bước 3: Thực hiện đo tiếp hai chân còn lại của linh kiện. Nếu giá trị điện trở nhỏ thì chân ở cực dương (que đo màu đỏ) sẽ là chân G. Còn chân ở cực âm (que đen) là chân T1.

Hướng dẫn cách kiểm tra triac bằng máy đo vạn năng

huong dan cach kiem tra triac bang may do van nang
Hướng dẫn cách kiểm tra triac bằng máy đo vạn năng

Để kiểm tra chất lượng triac còn hoạt động tốt hay đã bị hư hỏng để kịp thời thay thế, bạn cần sử dụng đồng hồ đo điện vạn năng để kiểm tra chính xác. Bạn có thể lựa chọn đồng hồ đo điện dạng kim hoặc kỹ thuật số đều được. Chỉ cần thiết bị đó có chức năng kiểm tra điện trở. Sau đây là hướng dẫn cách đo triac bằng đồng hồ số với các bước thao tác cụ thể và đảm bảo an toàn:

  • Bước 1: Di chuyển núm vặn của đồng hồ đo điện về thang đo điện trở. Đối với vạn năng kế hiển thị kim thì cần đưa về thang đo x1 Ohm.
  • Bước 2: Tiến hành kết nối đồng hồ đo với hai đầu dò. Đặt que đo màu đỏ vào cực G và que đo màu đen vào cực T1 của triac.
  • Bước 3: Xem kết quả trên màn hình đồng hồ vạn năng. Nếu kim chỉ thị hoặc màn hình số hiển thị mức điện trở dao động khoảng 10 – 15 Ω, chứng tỏ triac này vẫn còn tốt để sử dụng.
  • Bước 4: Thay đổi que đo nhưng vẫn đặt tại hai cực G và T1 của triac. Nếu giá trị đo vẫn giữ nguyên không đổi thì chứng tỏ triac vẫn ổn định. Nếu hai chiều không lên kim hoặc giá trị trên màn hình số hiển thị bằng 0 thì tức là triac đã hỏng.
  • Bước 5: Bạn tiến hành đo trở kháng của hai cực T1 và T2 của triac. Nếu kết quả nhận được bằng 0 thì tức là triac đã bị chập, cần thay thế một linh kiện mới để đảm bảo thiết bị hoạt động tốt trở lại.

Lưu ý 

Khi thực hiện cách kiểm tra triac bằng đồng hồ vạn năng, bạn cần lưu ý một số điểm sau:

  • Đảm bảo rằng triac đã được ngắt khỏi mạch điện trước khi kiểm tra.
  • Đặt đầu dò của đồng hồ đo điện đúng vào các chân tương ứng của triac.
  • Giá trị điện áp hiển thị trên đồng hồ đo vạn năng có thể thay đổi tùy thuộc vào loại triac.

Cách kiểm tra triac bằng đồng hồ vạn năng có bị đứt hay không?

cach kiem tra triac co bi dut hay khong
Cách kiểm tra triac có bị đứt hay không

Trong trường hợp bạn muốn kiểm tra thử xem triac có bị đứt hay không, bạn chỉ cần điều chỉnh núm vặn đồng hồ vạn năng về thang đo x1 Ohm. Sau đó thực hiện đo trở kháng giữa T1 và G.

Nếu kết quả trên màn hình không hiển thị giá trị (đối với đồng hồ hiện số) hoặc kim chỉ thị không di chuyển trên vạch chia ngay cả khi đã đổi chiều đo (đối với đồng hồ hiện kim) thì tức là triac này đã bị đứt cực T1 và G.

Khi kiểm tra tương tự với cực T1 và T2 của triac (đây là hai cực hoàn toàn cách điện) mà thấy kim hiển thị bằng 0 thì chứng tỏ triac bị chập ở cực T1 và T2.

Nên chọn đồng hồ vạn năng nào để kiểm tra triac?

nen chon dong ho van nang nao de kiem tra triac
Nên chọn đồng hồ vạn năng nào để kiểm tra triac

Sau khi tìm hiểu về cách kiểm tra triac bằng đồng hồ vạn năng bằng các thao tác cụ thể, bạn cũng biết phải cần đến thiết bị đo điện đa năng này để tiến hành nhanh chóng, đảm bảo an toàn và độ tin cậy của kết quả cao. Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều thương hiệu đồng hồ vạn năng nổi tiếng, chất lượng như Hioki, Kyoritsu, Fluke, Sanwa…

Nếu muốn thực hiện cách kiểm tra triac bằng đồng hồ số, bạn cần lựa chọn dòng đồng hồ có chức năng đo điện trở. Một số sản phẩm mà bạn nên tham khảo như:

  • Kyoritsu 1011 (đo điện trở ở các dải 400Ω/4/40/400KΩ/4/40MΩ)
  • Kyoritsu 1109S (đo điện trở với nhiều thang đo khác nhau (2/20kΩ/2/20MΩ)
  • Kyoritsu 1009 (đo điện trở các dải 400Ω/4/40/400kΩ/4/40MΩ)
  • Hioki 3008 (dải đo điện trở từ 0 đến 10 KΩ)
  • Sanwa CD800A (đo điện trở với phạm vi đạt tới 40 MΩ)

Trên đây là hướng dẫn chi tiết về cách kiểm tra triac bằng đồng hồ vạn năng. Bạn có thể áp dụng để thực hiện cách đo triac cho máy nước nóng, hoặc cách kiểm tra Thyristor công suất lớn cho các thiết bị quan trọng. Nếu bạn có nhu cầu tìm mua các dòng đồng hồ vạn năng chất lượng, chính hãng, giá cả hợp lý thì hãy ghé cửa hàng TKTECH để được tư vấn tận tình nhé!