Cách kiểm soát độ mặn trong ao nuôi tôm hiệu quả nhất

Cách kiểm soát độ mặn trong ao nuôi tôm hiệu quả nhất

Độ mặn trong nước là một trong những yếu tố quan trọng trong việc nuôi trồng thuỷ hải sản. Bởi vì sự xâm lấn của nước biển làm giảm chất lượng nguồn nước, dẫn đến độ mặn trong nước bị tăng cao/giảm thấp. Vậy hiện nay, bà còn cần áp dụng những cách kiểm soát độ mặn trong ao nuôi tôm nào để đảm bảo giữ được độ mặn thích hợp cho ao nuôi? Bài viết sau đây sẽ giúp bạn tìm hiểu chi tiết về vấn đề này. Đồng thời sẽ giới thiệu đến bà con cách làm tăng độ mặn cho ao nuôi tôm nhanh và dễ thực hiện để bà con chủ động hơn trong mùa vụ chăn thả và nuôi tôm của mình.

Tầm quan trọng của độ mặn trong ao nuôi tôm

Độ mặn chính là khả năng hòa tan của muối trong lượng nước xác định. Chỉ số độ mặn được đo bằng khúc xạ kế đo nồng độ mặn, đơn vị tính là ppt. Để có được những vụ nuôi trồng mang lại lợi nhuận cao, bà con cần phải biết cách kiểm soát độ mặn trong ao nuôi tôm của mình. Chỉ khi độ mặn ở mức thích hợp và lý tưởng thì các loài tôm cá mới có thể sinh trưởng và phát triển tốt nhất.

do man trong nuoc ao tom
Độ mặn trong ao phải thích hợp mới giúp tôm phát triển tốt

Nếu độ mặn quá cao, tôm không thể sinh trưởng và phát triển được tốt. Ngược lại, nếu chỉ số này quá thấp, môi trường nuôi tôm sẽ xuất hiện các loại tảo, các loài sinh vật khác sẽ phát triển nhanh chóng, ảnh hưởng tới chất lượng đàn tôm của bạn.

Vậy độ mặn thích hợp cho ao nuôi tôm là bao nhiêu?

Mỗi một loài tôm sống trong môi trường nước sẽ cần phải thích nghi với từng mức độ mặn khác nhau. Vậy nên trước khi tiến hành nuôi tôm, bà con cần phải nắm rõ chỉ số này để đánh giá và kiểm tra độ mặn ao tôm của mình chính xác. Cụ thể:

– Tôm sú: Nó có thể sống ở trong ao có độ mặn từ 3-45 ppt, nhưng lý tưởng nhất là độ mặn từ 15-20 ppt. Nếu độ mặn quá cao so với độ mặn lý tưởng này thì tôm sẽ có hiện tượng bị chán ăn và khó sinh trưởng.

– Tôm thẻ chân trắng: Loại tôm này có thể chịu được độ mặn từ 2-40 ppt, lý tưởng nhất là 10-25 ppt. Nếu độ mặn quá thấp thì người nuôi cần chú ý bổ sung thêm dưỡng chất vào thức ăn để tăng đề kháng cho tôm.

SA287(1) 600x
Dụng cụ kiểm tra độ mặn trong ao nuôi tôm

Tóm lại, độ mặn lý tưởng nhất giúp tôm tăng trưởng và phát triển tốt nhất là 10-20 ppt. Bà con cần kiểm tra chỉ số này thường xuyên để kịp thời đưa ra cách kiểm soát độ mặn trong ao nuôi tôm luôn đạt mức lý tưởng cho tôm phát triển tốt nhất.

Cách kiểm soát độ mặn trong ao nuôi tôm khi quá cao/quá thấp

Sau đây bài viết sẽ tổng hợp và giới thiệu đến bạn một số cách được áp dụng trong việc giữ độ mặn trong ao nuôi tôm. Tuy nhiên trước hết, bạn cần nắm được chỉ số độ mặn thích hợp trong ao nuôi bằng các dụng cụ khúc xạ kế đo độ mặn cầm tay. Nếu phát hiện chỉ số này thấp hơn hoặc cao hơn với bình thường thì sẽ tiến hành xử lý theo hướng dẫn sau đây:

Phương pháp làm giảm độ mặn trong ao nuôi tôm

Dấu hiệu đầu tiên để nhận biết độ mặn trong ao có vấn đề là khi bạn thấy tôm, cá chán ăn, lười vận động. Bạn có thể kiểm tra bằng khúc xạ kế đo nồng độ mặn của các thương hiệu uy tín như: Hanna, Atago để chắc chắn điều này. Sau đó, nếu độ mặn quá cao thì bạn hãy tiến hành làm giảm độ mặn trong ao xuống mức cho phép dựa theo hướng dẫn sau:

tom the moi thu hoach
Cách kiểm soát độ mặn trong ao nuôi tôm hiệu quả nhất

Giảm lượng tảo bằng men vi sinh, vôi, enzyme

Độ kiềm, nồng độ pH sẽ tăng cao khi độ mặn tăng khiến tảo bùng phát, sản sinh nhiều khí độc trong ao nuôi tôm. Do đó, hàm lượng khí oxy hòa tan trong ao nuôi cũng tăng cao thời điểm ban ngày nhưng lại giảm mạnh vào ban đêm khiến tôm nổi đầu do thiếu oxy hòa tan vào ban đêm. Vậy nên người nuôi cần giảm lượng tảo bằng men vi sinh, vôi hoặc enzyme. 

Điều tiết nguồn nước – Cách kiểm soát độ mặn trong ao nuôi tôm 

Bà con nuôi tôn cần điều tiết nguồn nước duy trì độ mặn ổn định bằng cách sử dụng ao lắng để trữ nước mưa cung cấp cho ao nuôi tôm. Thay nước thường xuyên khoảng 3 lần/ngày. Sử dụng quạt nước vào chiều tối, đêm và gần sáng, hoặc những thời điểm nắng nóng, mưa lớn kéo dài ngày để cung cấp oxy, giải phóng khí độc ao nuôi tôm. Nhớ sục khí thường xuyên nhằm chống stress cho tôm.

Điều tiết nguồn nước cho ao tôm
Điều tiết nguồn nước cho ao tôm

Mực nước nên được giữ ở độ sâu từ 1,2m trở lên để ổn định nhiệt độ ao. Để giảm nhiệt độ ao, cần lắp đặt hệ thống lưới chắn chống nắng hoặc sử dụng bạt căng trên mặt ao tôm.

Điều chỉnh lượng thức ăn và vệ sinh ao thường xuyên

Bên cạnh đó, người nuôi cũng cần điều chỉnh lượng thức ăn phù hợp với tình hình thời tiết, vì mức độ tiêu thụ thức ăn của tôm cũng dựa vào nhiệt độ, độ mặn của môi trường sống. Hạn chế việc dư thừa thức ăn sẽ giúp môi trường nước sạch, giảm độ mặn.

Điều chỉnh lượng thức ăn phù hợp cho ao tôm
Điều chỉnh lượng thức ăn phù hợp cho ao tôm

Khi độ mặn và nhiệt độ tăng cao sẽ khiến cho quá trình phân hủy hữu cơ nhanh hơn, cần dọn lớp mùn bã dày ở đáy, đồng thời giảm mùi hôi do tảo tàn và xử lý khí độc. Người nuôi có thể tham khảo sử dụng các chế phẩm vi sinh uy tín hiện nay như: MICROBE-LIFT AQUA C, MICROBE-LIFT AQUA N1, Vitamin C… để tăng sức đề kháng cho tôm.

Lưu ý quan trọng về cách kiểm soát độ mặn trong ao nuôi tôm

Bạn cần hạ độ mặn từ từ để tôm có thể thích nghi được. Cứ 3 giờ hạ một lần, mỗi lần hạ không quá 2% cho đến khi độ mặn ở mức lý tưởng. Ở tháng đầu tiên, kiểm soát sao cho độ mặn ao phù hợp không thấp hơn 7-8%. Sang tháng thứ 2, bổ sung thêm nước ngọt vào ao, độ mặn sẽ hạ dần dần. 

Không được để dưới 5% vì độ mặn thấp hơn 5% sẽ làm tôm bị mềm vỏ, tỉ lệ sống thấp. Nên lấy nước từ ao lắng có diện tích khoảng 15-20% so với ao nuôi, độ sâu từ 1,5m để có thể cấp nước đủ cho ao nuôi, và ao lắng cần xử lý nước ít nhất 6 ngày trước khi cấp vào ao tôm.

Phương pháp làm tăng độ mặn trong ao nuôi tôm

Bạn có thể nhận biết độ mặn trong ao nuôi tôm đang thấp hơn mức bình thường bằng cách quan sát các loại thuỷ sản, sinh vật trong ao. Nếu thấy tôm, cá có dấu hiệu chậm lớn thì nên tiến hành kiểm tra chỉ số độ mặn bằng máy đo độ mặn chuyên dụng. Sau đó bạn có thể áp dụng các phương pháp sau đây để tăng độ mặn cho ai nuôi:

Khử trùng và làm ổn định nồng độ pH trong ao nuôi tôm

Bà con cần sử dụng 22kg vôi bột/100m2 nước. Rắc vôi ở gần bờ và không thả quá nhiều bởi sẽ khiến cho tôm chết. Tốt hơn hết, người nuôi cần thả vôi trước khi tiến hành thả tôm. Lưu ý: để sử dụng vôi đúng cách, bạn cần nắm rõ cách dùng vôi trong ao nuôi tôm. Phân biệt được công dụng của từng loại vôi, thời gian thì phù hợp để bón vôi và vôi giúp cải tạo ao.

phuong phap dieu chinh do pH trong ao nuoi tom the
Điều chỉnh độ pH trong ao nuôi tôm

– Sau khi rắc vôi xong, người nuôi rải đều 1-3 tấn muối/1000m2 để khoáng hóa đáy ao và giữ được độ mặn trong ao nuôi tôm.

– Trong ao nuôi tôm độ mặn thấp, cần bổ sung khoáng chất đa vi lượng cho tôm kết hợp 5 kg magie clorua và 3 kg kali clorua trên 1000m3 nước. Lặp lại định kỳ 4-5 ngày/lần. 

Trợ lực và trợ sức cho tôm

Bà con nên bổ sung vitamin C vào trong thức ăn với liều lượng 2-3g/ 100kg tôm/ngày. Cho ăn liên tục trong vòng 5 ngày. Ngoài ra, người nuôi có thể sử dụng các chế phẩm vi sinh để tạo môi trường sống tốt nhất cho tôm, tăng khả năng đề kháng của tôm. Đây là phương pháp vừa an toàn, tiết kiệm, mang lại hiệu quả tốt nhất cho người nuôi tôm. Dựa vào từng diện tích, người nuôi áp dụng cách để kiểm soát độ mặn sao cho phù hợp.

Trên đây là những thông tin chi tiết về chỉ số độ mặn trong ao nuôi tôm, cách kiểm soát độ mặn trong ao nuôi tôm sao cho thích hợp để tôm sinh trưởng và phát triển tốt nhất. Tùy thuộc vào diện tích nuôi trồng mà bạn có thể áp dụng những cách nêu ở trên đây. Nhưng hãy nhớ việc kiểm tra độ mặn cần thực hiện thường xuyên, bằng cách sử dụng các loại máy đo độ mặn. Nếu có nhu cầu mua các dụng cụ này, hãy liên hệ với TKTECH để được tư vấn lựa chọn được sản phẩm phù hợp nhất cho công việc của bạn nhé!