Cách cắt tảo đỏ trong ao tôm bằng Clo nhanh và triệt để

Cách cắt tảo đỏ trong ao tôm bằng Clo nhanh và triệt để

Xử lý tảo độc trong ao nuôi tôm là rất cần thiết bởi vì chúng gây ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng tôm và làm ô nhiễm nguồn nước trong ao. Để giúp bạn nhanh chóng loại bỏ tảo đỏ trong ao tôm, bài viết hôm nay sẽ hướng dẫn bạn cách cắt tảo đỏ trong ao tôm bằng Clo nhanh chóng, triệt để nhất.

Tảo đỏ là gì?

Tảo đỏ (tảo giáp) là tên gọi của một loại tảo độc. Chúng sống chủ yếu ở vùng nước mặn, tồn tại dưới dạng đơn bào và có hình dáng cầu hoặc sợi. Trong các ao nuôi trồng tôm, tảo đỏ phát triển rất nhanh, dẫn đến môi trường bị thiếu oxy và tôm chậm phát triển.

Tảo đỏ độc hại trong ao tôm
Tảo đỏ độc hại trong ao tôm

Tảo đỏ xuất hiện trong các ao hồ nuôi tôm do sự mất cân bằng khoáng vi lượng, do dư thừa thức ăn hoặc đáy ao không được cả tạo kỹ càng. Từ đó tạo điều kiện cho loại tảo này phát triển, khi chúng chiếm số lượng lớn trong ao sẽ dẫn đến biến đổi màu nước của ao tôm. Tảo giáp có khả năng quang hợp nên khi trời nắng thường nổi váng khiến màu nước sẫm lại.

Tảo đỏ có kích thước nhỏ, mật độ lớn nên khi tôm ăn phải sẽ khó tiêu hoá, bị tắc nghẽn đường ruột hoặc thậm chí bị đứt ruột. Đặc biệt, sự phát triển quá nhanh của tảo trong nước làm giảm oxy trong nước, khiến tôm hô hấp khó. Khi tảo chết đi tạo khí độc cũng làm ảnh hưởng tới quá trình sinh sống của tôm. Chính vì thế, bà con cần phải tiến hành các biện pháp xử lý, cắt tảo đỏ kịp thời để đảm bảo hiệu suất nuôi trồng tôm.

Hướng dẫn cách cắt tảo đỏ trong ao tôm bằng Clo

Chlorine là một hóa chất có khả năng tiêu diệt được vi khuẩn, ký sinh trùng rất tốt. Đặc biệt là khả năng xử lý nước ao nuôi tôm cực tốt. Tuy nhiên không nên lạm dụng bởi nếu dùng một lượng Clo nhiều, đáy ao khó gây màu nước, ảnh hưởng lớn tới vụ nuôi. Liều lượng Clo phù hợp để dùng khử trùng đáy ao là từ 50 – 100g/m3, khử trùng nước từ 20 – 30 g/m3.

Cách cắt tảo đỏ nhanh chóng, triệt để bằng Clo
Cách cắt tảo đỏ nhanh chóng, triệt để bằng Clo

Các bước tiến hành cách cắt tảo đỏ trong ao tôm bằng Clo 

Bước 1: Thực hiện khử trùng đáy ao trước, bạn nên tháo bớt, để khoảng 1/3 lượng nước ao

Bước 2: Thực hiện thả Clo theo tỉ lệ ừ 50 – 100g/m3 (khử trùng đáy ao), từ 20 – 30 g/m3 (khử trùng nước). Bạn nên thả Clo vào thời gian buổi sáng sớm, khi nắng lên, lượng nhiệt sẽ tác động giúp làm sạch đáy và loại bỏ tảo đỏ.

Bước 3: Tiếp đó, làm sạch đáy ao, thả nước và kiểm tra nguồn nước trong ao. Khử trùng nguồn nước khi thả vào ao theo liều lượng nêu trên, chú ý, cần để 3 – 5 ngày sau đó thả tôm, cá để đảm bảo không ảnh hưởng tới sự phát triển của nó.

Lưu ý khi sử dụng Clo để loại bỏ tảo đỏ trong ao tôm

– Bạn cần xử lý tảo đỏ trước khi thả tôm, cá để hạn chế sinh vật trong nước bị chết hoặc ngộ độc.

– Không dùng Clo khi nước ao giàu dinh dưỡng, chất hữu cơ vì có thể gây phản ứng phụ.

– Không dùng các chất khác trong quá trình thả Clo vì có thể gây các phản ứng hóa học, ảnh hưởng tới chất lượng nước.

– Không nên thả vôi trước khi dùng Clo vì điều này làm giảm tác dụng của Clo.

– Sau khi dùng Clo, nên thả men vi sinh để giúp cân bằng màu mỡ trong môi trường nuôi.

– Dùng Clo với liều lượng phù hợp, điều này đảm bảo diệt tảo nhanh chóng mà không ảnh hưởng tới nguồn nước và sự sinh trưởng của tôm, cá.

Xử lý tảo đỏ kịp thời để đảm bảo môi trường nuôi tôm tốt
Xử lý tảo đỏ kịp thời để đảm bảo môi trường nuôi tôm tốt

Các cách cắt tảo đỏ trong ao tôm khác

Ngoài cách cắt tảo đỏ trong ao tôm bằng Clo thì hiện nay, bà con nông dân cũng áp dụng một số phương pháp khác để xử lý tình trạng này như:

Cắt tảo đỏ trong ao tôm bằng vôi

Vôi có nhiều tác dụng trong việc xử lý môi trường nước, đặc biệt có thể dùng để cắt tảo đỏ. Khi thấy ao nuôi có nhiều tảo độc, bà con hãy sử dụng vôi nung để xử lý nhanh chóng. Bằng cách ngâm vôi hoặc vỏ sò vào lúc 2h chiều, chờ đến 3h sáng hôm sau thì mang vôi tạt đều quanh ao với liều lượng 30kg/1000 m3 nước. Thực hiện liên tiếp trong 2 ngày.

Lưu ý: Cắt tảo đỏ trong ao tôm bằng vôi nung cần thực hiện vào trời mát. Tốt nhất là ban đêm để giảm bớt ảnh hưởng của vôi đối với tôm. Nếu ao nuôi lót bạt thì sau khi sử dụng vôi cắt tảo, bà con nên si-phông đáy ao để tránh tình trạng vôi lắng tụ dưới đáy ao.

Cắt tảo đỏ trong ao tôm bằng vôi
Cắt tảo đỏ trong ao tôm bằng vôi

Chi phí khi sử dụng vôi để cắt tảo thấp nên sẽ tiết kiệm. Tuy nhiên nó có nhiều nhược điểm như: 

– Chỉ cắt được tảo tức thời, không lâu dài vì nếu ao thừa dinh dưỡng tảo sẽ phát triển mạnh trở lại.

– Vôi cũng làm tăng độ kiềm của nước ao, làm ảnh hưởng đến các yếu tố môi trường khác.

Cắt tảo trong ao tôm bằng Đồng Sunfat (CuSO4)

Đồng Sunfat là hóa chất được sử dụng để diệt các loại ốc, hến, con hai mảnh vỏ. Ngoài ra nó còn dùng để diệt các loại tảo độc như tảo lam, tảo mắt, tảo giáp (tảo đỏ)… trong ao nuôi rất hiệu quả.

Ưu điểm khi cắt tảo bằng CuSO4 là dễ thực hiện, hiệu quả ngay sau khi sử dụng. Nhưng nhược điểm là dễ làm sụp tảo, mất tảo nếu quá liều lượng quy định. Tảo độc sẽ sớm phát triển trở lại do ao nuôi vẫn đang có rất nhiều chất dinh dưỡng dư thừa.

Cắt tảo đỏ trong ao tôm bằng vi sinh

Sử dụng vi sinh để cắt tảo là giải pháp được khuyên dùng vì có độ an toàn và đạt hiệu quả cao. Cơ chế cắt tảo bằng vi sinh rất đơn giản, đó là bổ sung một lượng lớn các vi khuẩn Bacillus spp vào ao nuôi. Chúng sẽ sinh sôi và cạnh tranh sinh học trực tiếp với tảo độc. Từ đó làm giảm nguồn dinh dưỡng khiến cho tảo độc giảm dần số lượng và không có khả năng gây hại cho tôm.

Bà con nên sử dụng các dung dịch chuyên xử lý tảo độc có mật độ chủng vi khuẩn Bacillus spp cao để giải quyết triệt để vấn đề tảo độc trong ao nuôi tôm. Tuỳ theo mật độ tảo độc trong ao, bà con sử dụng liều lượng 454g/2.000 – 4.000 m3 nước. Lưu ý nên chạy quạt liên tục để phát huy hết hiệu quả của vi sinh.

Ảnh màn hình 2023 11 28 lúc 14.16.13
Cắt tảo đỏ trong ao tôm bằng vi sinh

Một số biện pháp hạn chế tảo đỏ trong ao tôm

Bên cạnh áp dụng cách cắt tảo đỏ trong ao tôm bằng clo và một số hình thức kể trên, bà con nên tiến hành thêm các biện pháp dưới đây để hạn chế tảo giáp xuất hiện trong ao nuôi tôm, đảm bảo môi trường nước, giúp tôm sinh trưởng và phát triển tốt nhất.

Kiểm soát nguồn nước

Các chỉ số trong môi trường nước nuôi tôm không được đảm bảo khiến tảo đỏ xuất hiện và ảnh hưởng tới sự phát triển của thủy sản trong nước. Việc kiểm soát các chỉ số này là cần thiết, bạn nên sử dụng các sản phẩm như: Khúc xạ kế cầm tay, máy đo oxy hòa tan, máy đo độ mặn, bút đo pH… để kiểm tra các chỉ số quan trọng của nước. Chỉ số này cần đạt ở mức thích hợp để tôm, cá có môi trường sống lý tưởng.

Khúc xạ kế đo độ mặn nước SLI 10
Khúc xạ kế đo độ mặn nước SLI-10

Kiểm soát lượng thức ăn – Cách cắt tảo đỏ trong ao tôm bằng Clo 

Tảo độc phát triển mạnh ở giai đoạn từ tháng thứ 02 trở đi, do lượng thức ăn dư thừa và chất thải của tôm, cá gây ra. Chính vì thế để hạn chế tảo độc trong ao nuôi tôm bà con cần phải giảm bớt lượng chất dinh dưỡng trong ao. Chỉ cần thả thức ăn ở mức vừa đủ, không nên để tình trạng dư thừa kéo dài quá lâu. Điều này sẽ tạo môi trường khiến tảo độc phát triển.

Vệ sinh đáy ao theo định kỳ 

Lượng thức ăn còn thừa, cùng với chất thải từ tôm khiến đáy ao dày bùn. Vậy nên việc vệ sinh sạch đáy ao theo định kỳ là điều cần làm để giảm khí độc, có được môi trường nuôi tôm tốt nhất. Hạn chế sự xuất hiện của vi khuẩn gây hại tới đàn tôm.

tao do 2
Tránh để tảo đỏ nổi váng trong ao nuôi tôm

Trên đây là hướng dẫn cách cắt tảo đỏ trong ao tôm bằng Clo, một biện pháp được đánh giá cao và được nhiều người ứng dụng hiện nay.  Hy vọng rằng bà con có thể tham khảo và áp dụng để làm sạch môi trường ao hồ nhanh chóng và triệt để giúp tôm phát triển tốt. Nếu có nhu cầu tìm mua các thiết bị kiểm tra chất lượng nguồn nước, hãy liên hệ ngay với TKTECH để được hỗ trợ tư vấn tận tình, báo giá chi tiết nhé!

Bài viết liên quan
TOP 10 cách GIẢM tiếng ồn trong nhà hiệu quả nhất
Trong cuộc sống hiện đại, tiếng ồn từ giao thông, công trình xây dựng, máy móc công nghiệp và các hoạt động hàng ngày có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của chúng ta. Việc tìm ra những cách giảm tiếng ồn hiệu…
cach-lam-giam-do-kiem-cua-dat
Trong nông nghiệp và chăm sóc cây trồng, việc điều chỉnh độ kiềm của đất là một yếu tố quan trọng để đảm bảo sự phát triển và năng suất của cây trồng. Độ kiềm cao có thể gây ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe của cây và chất…
Bien-phap-cai-thien-chat-luong-khong-khi
Chất lượng không khí là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sức khỏe và môi trường sống của chúng ta. Thế nhưng tình trạng nhiễm không khí ngày càng gia tăng do sự phát triển đô thị hóa và công nghiệp hóa, gây ra nhiều vấn đề sức khỏe…
kiem-tra-chat-luong-nuoc
Bạn có bao giờ tự hỏi nguồn nước mà gia đình mình đang sử dụng hàng ngày có thực sự sạch và an toàn không? Liệu nguồn nước sinh hoạt có đang âm thầm gây hại cho sức khỏe của con người? Chỉ với một vài dụng cụ và thao…