Các phương pháp đo điện trở tiếp địa cho độ chính xác cao
Đo điện trở tiếp địa là cách kiểm tra khả năng phóng – truyền điện của hệ thống chống sét. Đây là một trong những hệ thống quan trọng trong các tòa nhà hiện nay. Quá trình đo đạc, kiểm tra đúng cách sẽ giúp đảm bảo hệ thống chống sét vận hành hiệu quả và an toàn. Vậy có những phương pháp đo điện trở tiếp địa nào cho độ chính xác cao và đảm bảo an toàn hiện nay? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Tại sao cần phải đo điện trở tiếp địa?
Điện trở suất của đất là đại lượng cần thiết nhất khi xác định thiết kế của hệ thống nối đất cho các thành phần lắp đặt mới (các ứng dụng nơi đất trống) nhằm đáp ứng các yêu cầu về điện trở nối đất của bạn. Tốt nhất là bạn sẽ tìm một vị trí có điện trở thấp nhất có thể. Hoặc nếu điều kiện đất kém chất lượng, có thể được khắc phục bằng các hệ thống nối đất phức tạp hơn.
Các thành phần của đất như độ ẩm và nhiệt độ, tất cả đều ảnh hưởng đến trở suất của đất. Mỗi loại đất sẽ có trở suất khác nhau theo khu vực địa lý và tại các độ sâu khác nhau. Độ ẩm còn thay đổi theo mùa, khác nhau theo bản chất của các lớp của đất và độ sâu của mực nước cố định.
Do đất và nước ổn định hơn ở tầng sâu hơn, nên khi chôn các cọc nối đất càng sâu sẽ càng tốt, sâu đến mực nước nếu có thể. Ngoài ra, nên lắp đặt các cọc nối đất tại vị trí có nhiệt độ ổn định.
Các phương pháp đo điện trở tiếp địa phổ biến
Hiện nay có 3 phương pháp kiểm tra điện trở đất hệ thống tiếp địa phổ biến nhất được sử dụng như sau:
Phép đo điện áp rơi (phương pháp đóng cọc)
Phương pháp điện áp rơi hay còn gọi là phương pháp điểm rơi điện áp 62%. Đây là phương pháp đo điện trở tiếp địa truyền thống, dùng các điện cực phụ để đo hệ tiếp địa. Độ sâu của điện cực phụ thường là 0.5- 1 met và khoảng cách tối thiểu thường là 15 met.
– Ưu điểm: Độ chính xác cao
– Nhược điểm: Nhiều khu vực bê tông hóa không thể đóng cọc. Khi đo cần phải cô lập hệ tiếp địa, nhiều hệ thống cô lập hệ tiếp địa rất khó khăn do điểm nối hàn hóa nhiệt hoặc treo trên cao. Đối với hệ thống solar thì khi cô lập hệ tiếp địa, hệ thống sẽ báo lỗi và ngừng chạy.
Phương pháp đo điện trở tiếp địa chọn lọc (dùng 01 kìm và cọc)
Kiểm tra chọn lọc rất giống với kiểm tra điện áp rơi, với cùng tất cả các phép đo nhưng theo cách an toàn và dễ dàng hơn rất nhiều. Việc cách kiểm tra chọn lọc, điện cực nối đất cần kiểm tra không cần phải ngắt kết nối khỏi điểm kết nối với hệ thống. Kỹ thuật viên không phải gây ra nguy hiểm cho chính mình khi ngắt nối đất hoặc gây nguy hiểm cho người khác. Đồng thời cũng đảm bảo an toàn cho thiết bị điện bên trong hệ thống chưa được nối đất.
Người ta thường sử dụng bộ thiết bị kiểm tra nối đất Fluke 1625-2 để tạo một dòng điện xác định giữa cọc bên ngoài (cọc nối đất phụ) và điện cực nối đất. Trong khi đo mức sụt điện áp tiềm ẩn giữa cọc nối đất bên trong và điện cực nối đất, chỉ dòng điện chạy qua điện cực nối đất cần đo mới được đo bằng kìm.
Dòng điện được tạo cũng sẽ chạy qua các điện trở song song khác. Nhưng chỉ dòng điện chạy qua kìm (tức là dòng điện chạy qua điện cực nối đất cần đo) mới được dùng để tính toán điện trở theo công thức (V = IR).
Phương pháp đo điện trở tiếp địa không dùng cọc (sử dụng 02 kìm đo)
Hiện nay, các hệ thống tiếp địa khá phức tạp và thường đấu chung tại nhiều vị trí nên việc cô lập cọc đất ra hoàn toàn khỏi hệ thống là rất khó khăn. Muốn đo tiếp địa đòi hỏi phải ngắt cọc tiếp địa (cô lập vị trí cọc đất cần kiểm tra ra khỏi hệ thống nối đất để đảm bảo đo chính xác giá trị của cọc đất cần kiểm tra).
Tuy nhiên trong thực tế, các kỹ thuật viên phải tiến hành leo trèo cao để ngắt vị trí tiếp địa của cọc cần đo, việc này rất nguy hiểm. Vì vậy, giải pháp đo bằng phương pháp đóng cọc tại những khu vực này là không hiệu quả. Tốn thời gian xử lý và cô lập hệ thống tiếp địa trước khi đo.
Vì vậy, phương pháp đo điện trở tiếp địa bằng 2 kìm (1 kìm phát – 1 kìm thu) của Fluke 1625-2 là giải pháp hữu hiệu để đo và kiểm tra tiếp địa tại các vị trí này. Bộ thiết bị kiểm tra điện trở nối đất này tích hợp tất cả các phương pháp đo điện trở đất hiện nay. Ví dụ như: Phương pháp đóng cọc truyền thống, phương pháp chọn lọc, phương pháp 2 kìm… giúp kỹ thuật viên có thể linh hoạt sử dụng giải pháp đo phù hợp cho từng trường hợp đo.
Bên cạnh đó, Fluke 1625-2 còn tích hợp tính năng AFC (Auto Frequency Control) giúp lọc nhiễu tốt. Giúp thiết bị đo chính xác trong trường hợp hệ tiếp địa có dòng rò ảnh hưởng đến phép đo.
Phương pháp đo điện trở tiếp địa cho độ chính xác cao nhất
Phương pháp xung được sử dụng để đo điện trở của những cột điện cao thế. Nó có khả năng xác định trở kháng đất của một tổng thể gồm hệ thống khung sắt và móng trụ. Hơn nữa, khi áp dụng cách này thì không cần ngắt điện của đường dây cao thế. Phương pháp này sử dụng thiết bị máy đo điện trở chuyên dụng với thao tác như sau:
Cách đo điện trở tiếp địa chống sét bằng máy đo điện trở
Phương pháp đo điện trở tiếp địa bằng máy đo điện trở được thực hiện theo quy trình 4 bước như sau.
Bước 1: Tiến hành kiểm tra điện áp pin
Khởi động công tắc của máy đo điện trở đến vị trí “BATT.CHECK”. Sau đó nhấn nút “PRESS TO TEST” để bắt đầu kiểm tra điện áp pin. Nếu màn hình xuất hiện thông báo (-) (+) nghĩa là pin hết điện. Khi đó, kết quả đo sẽ không còn chính xác. Máy sẽ hoạt động chính xác nhất khi kim đồng hồ ở vị trí “BATT.GOOD”.
Bước 2: Nối đầu nối của các dây nối
Các thao tác cần thực hiện như sau: Cắm lần lượt 2 cọc bổ trợ: Cọc thứ 1 cách điểm đo 5 – 10m, cọc thứ 2 cách cọc thứ 1 khoảng 5 – 10m.
– Dây màu xanh (Green) kẹp vào điểm đo với chiều dài 5m.
– Dây màu vàng (Yellow) dài 10m và dây màu đỏ (Red) dài 20m, kẹp lần lượt vào cọc 1 và cọc 2 sao cho tương ứng với chiều dài của dây.
Bước 3: Đo điện áp của đất
Bật công tắc đến vị trí “EARTH VOLTAGE”, sau đó nhấn nút “PRESS TO TEST” để kiểm tra điện áp của đất. Để kết quả đo chính xác thì điện áp của đất không được lớn hơn 10V.
Bước 4: Bắt đầu đo điện trở tiếp địa
Trước tiên, bật công tắc mạch đồng hồ đo điện trở đất về thang đo x100Ω. Kết hợp nhấn giữ và xoay phím “PRESS TO TEST”. Nếu thấy đồng hồ chớp nháy liên tục thì khả năng cao các que đo hoặc cọc đất chưa được tiếp xúc đất tốt. Lúc này, đổ thêm nước vào cọc đất.
Bật công tắc chuyển mạch đồng hồ đo điện trở tiếp đất về vị trí thang đo x10Ω hoặc x1Ω. Tiếp tục thực hiện nhấn giữ và xoay phím “PRESS TO TEST”, kiểm tra giá trị hiển thị trên đồng hồ. Kết quả đo dưới <10Ω hoặc thấp hơn tùy thuộc vào từng công trình khác nhau.
Trên đây là toàn bộ những hướng dẫn chi tiết về các phương pháp đo điện trở tiếp địa cho độ chính xác cao và an toàn nhất. Hy vọng với những phương pháp này, bạn có thể thực hiện việc đo điện trở hệ thống tiếp địa đúng cách. Ngoài ra, nếu bạn có nhu cầu tư vấn thêm về các thiết bị đo điện trở, hãy liên hệ với TKTECH để được hỗ trợ tận tình, mua được hàng chính hãng chất lượng với giá cả hợp lý nhé!