Độ ẩm là yếu tố quan trọng trong cuộc sống hàng ngày, từ việc điều hoàn không khí, chăm sóc sức khoẻ đến bảo quản đồ gỗ. Chính vì vậy, việc đo lường và điều chỉnh độ ẩm là vô cùng cần thiết. Tuy nhiên, nhiều người vẫn còn băn khoăn về sự khác biệt giữa hai thiết bị thường được nhắc đến cùng nhau: máy đo độ ẩm và máy tạo độ ẩm. Vậy, sự khác biệt giữa máy đo độ ẩm và máy tạo độ ẩm là gì và chúng ta nên sử dụng chúng trong trường hợp nào? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết này với TKTECH nhé!
Khái niệm máy đo độ ẩm và máy tạo độ ẩm
Máy đo độ ẩm được kết hợp với máy tạo độ ẩm nhưng mỗi loại thực hiện các chức năng riêng chứ không có khả năng kiểm soát mức độ ẩm trong phòng. Do đó, bạn phải biết được sự khác biệt giữa máy đo độ ẩm và máy tạo độ ẩm là như thế nào.
Máy đo độ ẩm là gì?
Máy đo độ ẩm (Hygrometer) là thiết bị được sử dụng để đo lường mức độ ẩm tương đối trong không khí. Độ ẩm tương đối là tỷ lệ phần trăm hơi nước có trong không khí so với lượng hơi nước tối đa mà không khí có thể chứa ở một nhiệt độ nhất định. Bên cạnh chức năng đo độ ẩm, thiết bị này còn có thêm các chức năng khác như đo nhiệt độ, theo dõi ngày/tháng…
Hiện nay, máy đo độ ẩm môi trường được chia thành hai loại chính: dạng hiện kim (người dùng sẽ tự đọc các thông số) và dạng điện tử (tự động hiển thị kết quả trên màn hình đo). Máy đo độ ẩm thường được đặt trong cùng một nhóm với cách thiết bị đo không khí khác. Ví dụ như nhiệt ẩm kế tự ghi, máy đo nhiệt độ độ ẩm. Ngoài ra, đôi khi máy đo độ ẩm còn được tích hợp trực tiếp vào máy tạo độ ẩm, máy hút ẩm hoặc máy lọc không khí…
Máy tạo độ ẩm là gì?
Máy tạo độ ẩm là thiết bị được sử dụng để tăng độ ẩm trong không khí. Khi không khí quá khô, máy tạo ẩm sẽ bổ sung hơi nước vào không khí, giúp cải thiện độ ẩm và tạo cảm giác dễ chịu hơn. Bên cạnh đó, máy tạo độ ẩm còn được sử dụng để giám sát và kiểm soát độ ẩm trên các dạng máy làm ẩm cầm tay hoặc máy làm sạch không khí.
Ngoài chức năng theo dõi và kiểm soát độ ẩm trong nhà, máy tạo độ ẩm còn có thể giúp khôi phục và duy trì mức độ ẩm phù hợp cho không gian đó. Bạn vẫn có thể tìm thấy các máy tạo độ ẩm mini hoạt động như ẩm nhiệt kế. Chính vì vậy mà nhiều người thường gọi nhầm máy tạo độ ẩm và máy đo độ ẩm với nhau.
>> Có thể bạn quan tâm
- Cảm biến nhiệt độ độ ẩm là gì? Phân loại và ứng dụng
- Hướng dẫn sử dụng máy đo độ ẩm gỗ Wagner đúng cách
Nguyên lý hoạt động của máy đo độ ẩm và máy tạo độ ẩm
Có nhiều loại máy đo độ ẩm với các nguyên lý hoạt động khác nhau, nhưng cơ bản nhất là sử dụng các cảm biến để đo sự thay đổi của một số đặc tính vật lý khi độ ẩm thay đổi. Ví dụ, cảm biến độ ẩm điện dung sẽ đo sự thay đổi điện dung của một vật liệu khi hấp thụ hơi nước.
Máy tạo ẩm hoạt động dựa trên nguyên lý làm bay hơi nước. Nước được đưa vào máy, sau đó được làm nóng hoặc sử dụng sóng siêu âm để tạo thành các hạt nước nhỏ li ti và phân tán vào không khí.
Ứng dụng của máy đo độ ẩm và máy tạo độ ẩm
Hiện nay, máy đo độ ẩm được sử dụng trong gia đình (đo độ ẩm trong phòng ngủ, phòng khách để điều chỉnh máy điều hòa, máy tạo ẩm cho phù hợp), trong công nghiệp (kiểm soát độ ẩm trong quá trình sản xuất, bảo quản hàng hóa), trong nông nghiệp (đo độ ẩm đất, độ ẩm không khí để điều chỉnh tưới tiêu, tạo điều kiện thuận lợi cho cây trồng).
Còn máy tạo độ ẩm chủ yếu được dùng trong gia đình để cải thiện sức khỏe (giảm các triệu chứng khô da, khô mũi, ho, đặc biệt trong mùa đông hoặc khi sử dụng điều hòa), bảo vệ đồ gỗ (ngăn ngừa đồ gỗ bị nứt nẻ, cong vênh do độ ẩm quá thấp) và tạo môi trường sống thoải mái.
Hướng dẫn lựa chọn máy đo độ ẩm và máy tạo độ ẩm
Có thể nói, máy đo độ ẩm giống như một “bác sĩ” kiểm tra sức khỏe cho không khí, cung cấp thông tin về độ ẩm hiện tại. Trong khi máy tạo độ ẩm đóng vai trò là một “thợ sửa chữa” không khí, giúp điều chỉnh độ ẩm khi cần thiết. Vậy thông qua sự khác biệt giữa máy đo độ ẩm và máy tạo độ ẩm này, khi nào thì nên sử dụng loại máy nào?
Sử dụng máy đo độ ẩm khi nào?
bạn muốn kiểm tra độ ẩm trong phòng, theo dõi sự thay đổi của độ ẩm theo thời gian. Tùy thuộc vào chất lượng và thương hiệu mà máy đo độ ẩm sẽ có giá thành khác nhau. Tuy nhiên khi lựa chọn máy đo độ ẩm, bạn nên chọn máy có mức sai số trong phạm vi ± 5% để đảm bảo chất lượng.
Nếu bạn cần sử dụng máy đo độ ẩm trong điều kiện môi trường doanh nghiệp, muốn kiểm tra với độ chính xác cao thì có thể lựa chọn máy có độ sai số trong khoảng phạm vi ± 1%. Đối với những loại máy đo độ ẩm cành có độ chính xác cao thì giá thành của chúng cũng càng cao. Một số sản phẩm nên tham khảo như: Nhiệt ẩm kế để bàn HTC-1, Nhiệt ẩm kế tự ghi Elitech GSP-6…
Sử dụng máy tạo độ ẩm khi nào?
Bạn nên sử dụng máy tạo độ ẩm khi không khí quá khô, đặc biệt vào mùa đông hoặc khi sử dụng điều hòa để tránh tình trạng da khô, nứt nẻ, mỏi mắt, khô mũi và họng… Máy tạo độ ẩm giúp làm ẩm đường hô hấp, giảm các triệu chứng khó chịu và hỗ trợ điều trị các bệnh như hen suyễn,viêm mũi dị ứng.
Máy tạo độ ẩm là một thiết bị hữu ích giúp cải thiện chất lượng không khí, bảo vệ sức khỏe và giữ cho đồ vật gỗ trong nhà được bền hơn. Tuy nhiên, bạn cần sử dụng máy đúng cách và phù hợp với điều kiện của mình để đạt hiệu quả tốt nhất.
Hy vọng qua bài viết này, bạn đã biết được sự khác biệt giữa máy đo độ ẩm và máy tạo độ ẩm là gì. Từ đó trang bị thêm cho ngôi nhà của mình những thiết bị đo độ ẩm phù hợp để đảm bảo sức khỏe cho cả gia đình. Nếu có nhu cầu mua máy đo độ ẩm thì hãy liên hệ qua hotline của TKTECH (09 777 65 444 – Mrs.Kiều) để được tư vấn. Đây là địa chỉ chuyên cung cấp các thiết bị đo môi trường, không khí chất lượng, giá cả hợp lý nhất hiện nay.