Vòng bi là một thành phần không thể thiếu trong hầu hết các thiết bị máy móc, đóng vai trò quan trọng trong việc giảm ma sát, nâng cao hiệu suất và kéo dài tuổi thọ của thiết bị. Để đảm bảo vòng bi hoạt động ổn định và bền bỉ, bạn cần biết các phương pháp bôi trơn vòng bi đúng cách được TKTECH giới thiệu qua bài viết dưới đây.
Các phương pháp bôi trơn vòng bi đúng cách nhất hiện nay
Bôi trơn vòng bi là một quá trình quan trọng để đảm bảo tuổi thọ và hiệu suất làm việc của các thiết bị máy móc. Việc lựa chọn phương pháp bôi trơn phù hợp phụ thuộc vào nhiều yếu tố như loại vòng bi, điều kiện làm việc, tốc độ quay, nhiệt độ… Tùy theo nhu cầu sử dụng vòng bi mà phương pháp bôi trơn vòng bi đúng cách cũng sẽ khác nhau. Tuy nhiên, hiện nay có 2 cách phổ biến nhất là bôi trơn vòng bi bằng mỡ và bằng dầu:
Phương pháp bôi trơn vòng bi bằng mỡ
Mỡ bôi trơn cho vòng bi có ưu điểm là giữ ổn định cho chất bôi trơn trong vòng bi tốt hơn dạng dầu. Nhất là đối với trường hợp trục nghiêng hoặc thẳng đứng. Mỡ bôi trơn được sử dụng để bôi trơn cho vòng bi ở điều kiện làm việc bình thường trong hầu hết các ứng dụng hiện nay. Có 3 cách bôi trơn vòng bi bằng mơ như sau:
- Bổ sung thêm mỡ
- Thay mới toàn bộ mỡ
- Tái bôi trơn liên tục
Ưu điểm:
- Dễ dàng sử dụng
- Tạo lớp màng bôi trơn dày, bảo vệ vòng bi tốt hơn
- Thích hợp cho các vòng bi làm việc ở tốc độ thấp và trung bình
- Có thể giữ được mỡ trong vòng bi tốt hơn, đặc biệt khi trục nghiêng hoặc thẳng đứng
Nhược điểm:
- Khó phân tán nhiệt
- Có thể gây quá tải cho vòng bi ở tốc độ cao
- Cần thay mỡ định kỳ
Lưu ý quan trọng khi làm kín mỡ ổ trục
Các phương pháp làm kín khác nhau của mỡ có thể gây ra sự tăng nhiệt độ không ổn định trong quá trình vận hành ban đầu. Dẫn đến nhiệt độ bất thường gây ảnh hưởng cho máy móc. Vì vậy, cần phải dùng một lượng mỡ thích hợp và sử dụng phương pháp làm kín chính xác. Điều này còn phải tùy theo điều kiện sử dụng của vòng bi. Bên cạnh đó, người dùng cần lưu ý những vấn đề sau để thực hiện các phương pháp bôi trơn vòng bi đúng cách:
– Kiểm tra trước vòng bi, ổ trục trước khi bôi trơn bằng mỡ: Hãy xem xét và xác nhận không có cặn bên trong ổ trục. Đối với các ổ trục cho trục quay quay nắp bịt thép tốc độ cao thì cần làm sạch, tẩy dầu mỡ và sau đó bịt kín bằng mỡ. Trong những điều kiện vận hành khác cũng cần phải loại bỏ lượng dầu chống rỉ bám bên trong ổ trục.
– Lượng mỡ bôi trơn tương ứng với từng loại vòng bi:
Để chứa một lượng mỡ thích hợp để bôi trơn thì bạn nên sử dụng thiết bị chứa. Sau đó, phương pháp bôi trơn vòng bi đúng cách khi dùng mỡ sẽ như sau:
- Đối với vòng bi cầu tiếp xúc góc cho trục quay tốc độ cao -15% khối lượng liên (-2% đến + 2%)
- Đối với vòng bi lăn hình trụ cho trục quay tốc độ cao -10% khối lượng liên (-2% đến +2%)
- Đối với vòng bi cho động cơ từ -20% đến 30% thể tích không gian.
Phương pháp làm kín mỡ ổ trục đúng cách
Để thực hiện bôi trơn mỡ – Một trong các phương pháp bôi trơn vòng bi đúng cách mang lại hiệu quả thì bạn cần lưu ý những vấn đề dưới đây:
Đối với vòng bi thông thường:
- Bịt đều giữa các viên bi thép. Nếu lồng dẫn hướng bằng vòng ngoài dẫn hướng lồng nhựa phenol thì nên bôi một lớp mỡ mỏng lên bề mặt dẫn hướng của lồng.
- Xoay ổ bi bằng tay để mỡ bôi trơn đều vào bề mặt mương, đường kính trong của lồng, bi thép và bề mặt dẫn hướng. Đảm bảo để dầu mỡ lấp đầy không gian bên trong bạc đạn.
Đối với ổ lăn hình trụ:
- Bôi đều 80% lượng mỡ kèm theo lên bề mặt lăn. Lúc này, bạn không nên tra mỡ quá nhiều vào đường kính trong của lồng. Dầu mỡ bên trong lồng sẽ khó chảy ra trong giai đoạn vận hành ban đầu. Vậy nên dễ làm tăng nhiệt độ và kéo dài thời gian vận hành.
- Bôi mỡ trên bề mặt lăn của con lăn và lên bề mặt cuối của con lăn, lồng, phần tiếp xúc với con lăn và tối vào của túi. Sao cho mỡ được phân bổ đều trên toàn bộ ổ lăn.
- Bôi đều và mỏng 20% lượng mỡ kèm theo lên bề mặt mương của vòng ngoài tay áo trong khoang ổ trục.
> Có thể bạn quan tâm
- Giải pháp vòng bi cho máy bơm chân không và máy nén
- Giải pháp về phớt bạc đạn phù hợp cho vòng bi của bạn
Phương pháp bôi trơn vòng bi bằng dầu
Bôi trơn vòng bi bằng dầu là một trong những các phương pháp bôi trơn vòng bi đúng cách nhất để giảm ma sát, mài mòn và nhiệt độ trong quá trình hoạt động của vòng bi. Dầu bôi trơn tạo ra một lớp màng mỏng giữa các bề mặt tiếp xúc của các thành phần vòng bi, giúp chúng trượt trơn tru trên nhau. Dầu bôi trơn cho vòng bi được sử dụng trong các trường hợp sau:
- Khi cần bôi trơn ổ lăn làm việc ở vận tốc cao hoặc khi nhiệt độ làm việc không thể sử dụng mỡ bôi trơn
- Khi ma sát hay nhiệt sử dụng phải được làm mát tại khu vực vòng bi
- Khi các chi tiết lân cận (ví dụ như bánh răng) được bôi trơn bằng dầu
Để áp dụng phương pháp bôi trơn vòng bi đúng cách bằng dầu hiệu quả, bạn cần chú ý sử dụng loại dầu bôi trơn sạch, có bộ lọc tốt. Như vậy mới có thể đảm bảo cho tuổi thọ làm việc lâu dài của vòng bi. Một số phương pháp bôi trơn bằng dầu phố biến nhất là: Ngâm dầu, bôi trơn bằng vòng tát dầu, bôi trơn dầu tuần hoàn, phun dầu, phun khí nén dầu và sương dầu.
Ưu điểm khi bôi trơn vòng bi với dầu:
- Tản nhiệt tốt
- Thích hợp cho vòng bi làm việc ở tốc độ cao
- Độ nhớt dễ điều chỉnh
Nhược điểm:
- Yêu cầu hệ thống bôi trơn phức tạp hơn
- Dễ bị rò rỉ
Lưu ý khi lựa chọn mỡ và dầu bôi trơn vòng bi
Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại dầu mỡ bôi trơn vòng bi. Tuy nhiên, bạn cần phải lựa chọn đúng loại dùng cho vòng bi mình đang sử dụng thì các phương pháp bôi trơn vòng bi đúng cách mình thực hiện mới mang lại hiệu quả. Muốn mua mỡ bôi trơn vòng bi loại nào tốt nhất, bạn cần phải lưu ý đến các yếu tố sau đây:
- Độ nhớt của dầu gốc pha chế mỡ bôi trơn
- Loại dầu gốc pha chế mỡ bôi trơn
- Thành phần, tính chất của phụ gia
- Lựa chọn mỡ theo các tiêu chí: Thành phần tính chất của chất làm đặc, điều kiện môi trường làm việc
- Lựa chọn mỡ theo áp lực tải trọng trên bề mặt ma sát và độ cứng/mềm của mỡ
Cách chọn loại dầu mỡ bôi trơn theo điều kiện làm việc của vòng bi
Ngoài ra, việc lựa chọn loại dầu mỡ bôi trơn nào phù hợp nhất cho vòng bi để tiết kiệm và bảo vệ tốt còn tùy vào điều kiện làm việc của vòng bi. Bên cạnh việc áp dụng các phương pháp bôi trơn vòng bi đúng cách ở phần trên, bạn cần chú ý thêm các yếu tố sau:
– Mỡ bôi trơn vòng bi vị trí khung gầm của ô tô nên sử dụng mỡ láp.
– Các vòng bi trong thiết bị công nghiệp và vận tải nên sử dụng mỡ có tính chịu nhiệt, chịu nước, và ổn định hoá học.
– Bôi trơn ổ trục lăn, ổ trục của động cơ điện, moay ơ ô tô và các bộ phận chịu ma sát: mỡ gốc xà phòng hỗn hợp canxi và natri.
– Khu vực làm việc có độ ẩm cao hoặc bôi trơn nhíp ô tô, tàu hoà, máy kéo, các hộp bánh răng có tải trọng lớn chịu mài mòn và va đập mạnh: mỡ phấn.
Một số loại dầu mỡ bôi trơn vòng bi chất lượng
Hiện nay các sản phẩm mỡ và dầu bôi trơn cũng rất đa dạng. Bạn có thể tìm mua các loại thông dụng như: mỡ bôi trơn Shell, mỡ bôi trơn Caltex, mỡ bôi trơn Total, mỡ bôi trơn Castrol, mỡ bôi trơn Mobil. Đa số những loại này được pha chế từ dầu gốc khoáng, có chất làm đặc là xà phòng liti. Một số ít khác (khoảng 30%) se có gốc xà phòng canxi.
Sản phẩm dầu mỡ bôi trơn vòng bi được bán trên thị trường rất đa dạng về chủng loại, màu sắc, giá cả. Chúng thường không có nhãn mác vì hầu hết được san ra từ các thùng lớn. Không thể nhận biết loại mỡ bằng mắt thường vì màu sắc của chúng không đặc trưng. Vì vậy, khi mua hàng cần hỏi rõ tính năng, công dụng và giá cả để tránh nhầm lẫn. Hoặc bạn có thể liên hệ với TKTECH để được tư vấn chọn đúng loại dầu mỡ bôi trơn cho vòng bi của mình.
Việc bôi trơn vòng bi không chỉ giúp tiết kiệm chi phí bảo trì mà còn góp phần bảo vệ môi trường bằng cách giảm thiểu lượng dầu mỡ thải ra. Vì vậy vọng qua đây, bạn cũng đã nắm được các phương pháp bôi trơn vòng bi đúng cách cho thiết bị của mình để sử dụng hiệu quả nhất!