Tìm hiểu về tụ bù và những phương pháp đo kiểm tụ bù

Trong hệ thống điện, có một thiết bị tuy nhỏ nhưng hết sức quan trọng đó chính là tụ bù. Nó được sử dụng rộng rãi vì sở hữu một số chức năng quan trọng trong mạch điện. Vậy bạn hiểu gì về tụ bù? Cùng chúng tôi tìm hiểu về tụ bù và cách kiểm tra tụ bù nhanh chóng tại bài viết này nhé!

Tim-hieu-ve-cac-dong-tu-bu-dau
Tìm hiểu về các dòng tụ bù dầu

Tìm hiểu tụ bù là gì?

Tụ bù là một hệ gồm hai vật dẫn đặt gần nhau và được ngăn cách nhau bằng một lớp cách điện (điện môi). Loại tụ này có tác dụng tích và phóng điện trong mạch điện. Để tích được điện cho tụ bù, người ta nối 2 bản cực của tụ này với nguồn điện. Trong đó, bản cực nối với cực (-) sẽ tích cực ấm còn bản cực nối với cực (+) sẽ tích cực dương.

Đại lượng đặc trưng cho khả năng tích điện của tụ bù tại một hiệu điện thế nhất định gọi là điện dung của tụ bù. Nó được các định bằng thương số giữa điện tích của tụ bù và hiệu điện thế giữa hai bản của nó. Công thức: C = Q/U.

Tìm hiểu về tụ bù có tác dụng gì?

Trong hệ thống điện, tụ bù được sử dụng với mục đích bù cho công suất phản kháng để nâng cao hệ số công suất của cosφ (cos phi). Nhằm đảm bảo hiệu quả hoạt động của lưới điện một cách tốt nhất, tránh bị phạt tiền theo quy định của ngành Điện lực. Do đó, việc lắp tụ bù sẽ giảm được một khoản tiền điên đáng kể mỗi tháng.

Tụ bù là thành phần chính trong tủ điện bù công suất phản kháng bên cạnh các thiết bị khác. Nhờ nó có thể đảm bảo được hệ thống bù hoạt động thông minh, ổn định và an toàn. Ví dụ như: Bộ điều khiển tụ bù, Thiết bị đóng cắt, bảo vệ, Cuộn kháng lọc sóng hài, Thiết bị đo, hiển thị…

Trong thực tế sử dụng, tụ bù còn được gọi với các cách khác như: tụ bù điện, tụ bù công suất, tụ bù công suất phản kháng, tụ bù cos phi.

Tu-bu-co-tac-dung-gi-trong-he-thong-dien
Tụ bù có tác dụng gì trong hệ thống điện

Tìm hiểu về cấu tạo của tụ bù

Thiết bị này được là loại tụ giấy ngâm dầu đặc biệt. Nó bao gồm hai bản cực là các lá nhôm dài được cách điện bằng các lớp giấy. Toàn bộ sẽ được cố định trong một bình hàn kín và hai đầu bản cực được đưa ra ngoài.

Tìm hiểu về phân loại của tụ bù

Thiết bị này được phân loại dựa theo hai tiêu chí, đó là dựa theo cấu tạo và dựa theo điện áp.

Phân loại tụ bù dựa theo cấu tạo

– Tụ bù khô là loại bình tròn dài, ưu điểm là nhỏ gọn, trọng lượng nhẹ, dễ lắp đặt và thay thế, chiếm ít diện tích trong tủ điện. Giá thành cũng thấp hơn dòng tụ dầu. Tụ bù khô thường được sử dụng cho các hệ thống bù công suất nhỏ, chất lượng điện tương đối tốt. Tụ khô phổ biến trên thị trường Việt Nam có các giải công suất bù 10, 15, 20, 25, 30kVAr. Một số hãng có loại nhỏ 2.5, 5kVAr và loại lớn 40, 50kVAr.

– Tụ bù dầu: là loại bình chữ nhật (cạnh sườn vuông hoặc tròn). Ưu điểm là độ bền cao hơn tụ bù khô, thường được sử dụng cho tất cả các hệ thống bù, đặc biệt là hệ thống bù công suất lớn, chất lượng điện xấu và có sóng hài. Tụ bù dầu phổ biến trên thị trường Việt Nam có các giải công suất bù 10, 15, 20, 25, 30, 40, 50kVAr.

Tu-bu-ha-the-Scheneider
Tụ bù hạ thế Schneider

Phân loại tụ bù theo điện áp

– Tụ bù hạ thế 1 pha, Tụ bù hạ thế 3 pha.

– Tụ bù hạ thế 1 pha: Có các loại điện áp 230V, 250V.

– Tụ bù hạ thế 3 pha: Có các loại điện áp 230, 380, 400, 415, 440, 525, 660, 690, 720, 1100V. Phổ biến nhất là 2 loại điện áp 415V và 440V. Tụ bù 415V thường được dùng trong các hệ thống điện áp tương đối ổn định ở điện áp chuẩn 380V. Tụ bù 440V thường sử dụng trong các hệ thống điện áp cao hơn điện áp chuẩn, các hệ thống có sóng hài cần lắp kèm với cuộn kháng lọc sóng hài.

Hướng dẫn cách đo và kiểm tra tụ bù bằng đồng hồ vạn năng

Việc đo và kiểm tra tụ bù xem có còn sống hay đã chết bằng đồng hồ đo điện vạn năng là phương pháp được áp dụng khá phổ biến hiện nay. Người dùng nên tìm hiểu về tụ bù và biết cách đo tụ bù sống hay chết như sau:

Cach-do-va-kiem-tra-tu-bu-nhanh-chong
Cách đo và kiểm tra tụ bù nhanh chóng

Bước 1: Thực hiện xả tụ bù về trạng thái không tải.

Việc làm này sẽ giúp đảm bảo an toàn và mang lại kết quả chính xác cao. Cũng như tránh được tình trạng hỏng hóc trong quá trình đo và kiểm tra tụ bù.

Bước 2: Sau đó chỉnh thang đo của đồng hồ vạn năng về thang đo điện dung.

Bước 3: Nối tắt 2 pha, sau đó đo pha còn lại với 2 pha nối tắt.

Giá trị trả về chia đôi thì sẽ được dung lượng của 1 pha ghi trên nhãn. Tương tự đo và kiểm tra những cặp còn lại để được kết quả dung lượng của cả 3 pha.

Nếu như kết quả trả về sát với chỉ số ở trên tụ thì chứng tỏ tụ vẫn đang hoạt động tốt. Còn nếu như chỉ số trả về quá thấp hoặc không hiển thị thì bạn cần thay thế tụ mới ngay lập tức.

Trên đây là phương pháp kiểm tra tụ bù nói chung và cách kiểm tra tụ bù sống hay chết bằng đồng hồ vạn năng nói riêng. Người dùng có thể áp dụng cách này cho công việc của mình. Phương pháp áp dụng được cho tụ bù trung thế và tụ bù hạ thế.

Các thông số tụ bù phổ biến hiện nay – Tìm hiểu về tụ bù

Nhung-thong-so-ve-tu-bu
Những thống số về tụ bù

– Tụ 10 kVAr – 440V: có dung lượng một pha là 164 µF

– Tụ 15 kVAr – 440V: có dung lượng một pha là 246,6 µF

– Tụ 20 kVAr – 440V: có dung lượng một pha là 328,8 µF

– Tụ 30 kVAr – 440V: có dung lượng một pha là 493,2 µF.

Cách kiểm tra dung lượng tụ bù bằng ampe kìm

Ngoài việc kiểm tra tụ bù bằng đồng hồ vạn năng, người dùng cũng có thể kiểm tra tụ gián tiếp bằng cách đo dòng điện lúc tụ vận hành. Đây là cách đo gián tiếp khá chính xác và dễ thực hiện. Điều kiện để phép đo có độ tin cậy cao là do lúc điện áp trong phạm vi cho phép. Từ dòng điện vận hành, chúng ta so sánh với dòng điện định mức để đánh giá chất lượng tụ. Thông thường, khi tụ sử dụng lâu ngày, dòng điện này bị giảm xuống dần.

Bí quyết chọn tụ bù phù hợp – Tìm hiểu về tụ bù

Chọn tụ bù loại nào để mang lại hiệu quả tốt nhất cho hệ thống và tiết kiệm chi phí là vấn đề băn khoăn của rất nhiều khách hàng. Đây là câu hỏi rất quan trọng trong bài toán thiết kế hệ thống bù công suất phản kháng. Để chọn được loại tụ bù phù hợp cần hiểu rõ đặc thù của hệ thống điện từng đơn vị từ đó quyết định lựa chọn:

  1. Điện áp nào là phù hợp: Tụ 415V, 440V,…?
  2. Tụ khô hay tụ dầu?
  3. Hãng sản xuất tụ bù tốt nhất hiện nay.

Giới thiệu một số đồng hồ vạn năng có thể đo tụ bù hiệu quả

Nếu bạn đang tìm kiếm một chiếc đồng hồ vạn năng chất lượng, phù hợp để đo và kiểm tra tụ bù thì có thể tham khảo một số sản phẩm sau:

Hioki DT4254 – Đồng hồ vạn năng đo kiểm tụ bù chính xác

Dong-ho-da-nang-Hioki-DT4254
Đồng hồ đa năng Hioki DT4254

Đây là một sản phẩm nổi bật hàng đầu của Hioki – Thương hiệu đến từ Nhật Bản. Thiết bị có khả năng đo và kiểm tra tụ điện với dải đo rộng, thao tác đo dễ dàng và cho ra kết quả nhanh chóng. Ngoài ra, thiết bị còn thực hiện nhiều chức năng đo khác như: đo dòng điện AC/DC, đo điện trở, điện áp, kiểm tra thông mạch….

Hioki DT4254 phản hồi kết quả cực nhanh ở trong bất kỳ môi trường và vị trí nào. Bên cạnh đó là thiết kế bỏ túi nhỏ gọn, do đó đây là thiết bị kiểm tra tụ bù được rất nhiều thợ kỹ thuật lựa chọn.

Có thể bạn quan tâm

Vạn năng kế Kyoritsu 1021R – Tìm hiểu về tụ bù và thiết bị đo tụ bù

Dong-ho-van-nang-Kyoritsu-1021R
Đồng hồ vạn năng Kyoritsu 1021R

Nếu như bạn đang tìm kiếm một thiết bị hỗ trợ kiểm tra tụ bù còn sống hay đã chết chính xác và nhanh chóng thì không thể bỏ qua Kyoritsu 1021R. Thiết bị được trang bị nhiều tính năng đo hiện đại với chỉ số sai số thấp. Thiết kế nhỏ gọn, vận hành ổn định trong các điều kiện môi trường khác nhau, màn hình sắc nét giúp đọc kết quả dễ dàng.

Đồng hồ vạn năng Sanwa PC700

Sau khi tìm hiểu về tụ bù một cách chi tiết, nếu muốn đo và kiểm tra tụ bù, bạn có thể lựa chọn vạn năng kế Sanwa PC700.Ngoài chức năng đo tụ điện với độ chính xác cao thì sản phẩm còn hỗ trợ đo nhiều chức năng khác. Nó có chức năng cơ bản như một ampe kế, vôn kế và ôm kế và thực hiện các chức năng đo điện dung tụ điện, dòng điện, kiểm tra bóng bán dẫn (transistor)…

Dong-ho-van-nang-Sanwa-PC700
Đồng hồ vạn năng Sanwa PC700

Trên đây là những thông tin giúp bạn tìm hiểu về tụ bù một cách đầy đủ và chính xác nhất. Qua đây, hy vọng người dùng cũng nắm được cách kiểm tra tụ bù còn sống hay đã chết bằng đồng hồ vạn năng đơn giản. Nếu có nhu cầu tìm mua đồng hồ vạn năng thì đến ngay cửa hàng TKTech để được tư vấn model phù hợp với yêu cầu của bạn.

Bài viết liên quan
theo doi cac loai khi
Để đảm bảo thực phẩm luôn được bảo quản tốt nhất, việc theo dõi các loại khí trong tủ đông lạnh thực phẩm là điều cần thiết. Bởi vì trong tủ lạnh có thể tồn tại một số loại khí ảnh hưởng đến quá trình bảo quản thực phẩm như…
thuong hieu may do khi
Việc sử dụng các thiết bị dò khí không chỉ giúp phát hiện sớm các khí độc hại mà còn đảm bảo sự an toàn cho con người trong nhiều ngành công nghiệp khác nhau. Trong số rất nhiều thương hiệu trên thị trường, đâu là những cái tên hàng…
tinh nang may do khi
Máy dò rò rỉ khí (Gas detector) là thiết bị quan trọng để phát hiện và cảnh báo nguy cơ từ các loại khí độc hại hoặc dễ cháy trong môi trường làm việc. Việc lựa chọn một thiết bị dò khí phù hợp không chỉ đảm bảo an toàn…
ham luong do am go
Độ ẩm gỗ là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng và tuổi thọ của sản phẩm gỗ. Vậy, hàm lượng độ ẩm gỗ lý tưởng là bao nhiêu trong từng ứng dụng cụ thể của gỗ? Làm thế nào để đo và kiểm soát độ…

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *