Cách đo và kiểm tra cảm biến oxy bằng đồng hồ vạn năng

Trong các phương tiện giao thông như ô tô, xe máy, máy bay… có một linh kiện vô cùng quan trọng đó là cảm biến oxy. Nhưng chắc hẳn có rất nhiều người không biết đây là loại cảm biến gì và quan trọng như thế nào. Bởi vậy nên bài viết này sẽ mang đến cho bạn thông tin chi tiết về cảm biến oxy. Đồng thời hướng dẫn bạn cách đo và kiểm tra cảm biến oxy bằng đồng hồ vạn năng.

Cảm biến oxy là gì?

Hinh-anh-ve-linh-kien-cam-bien-oxy
Hình ảnh về linh kiện cảm biến oxy

Oxygen sensor hay còn gọi là cảm biến oxy là một thiết bị điện tử, có chức năng đo nồng độ oxy còn sót lại trong khí thải của ô tô. Từ đó giúp cho động cơ xe điều chỉnh lại mức độ phụ nhiên liệu một cách phù hợp. Chính vì thế, người ta đánh giá cảm biến oxy giúp đảm bảo hiệu suất vận hành của động cơ, nhờ vậy mà ô tô có thể đáp ứng được các tiêu chuẩn về khí thải.

Vị trí lắp đặt của thiết bị này là khác nhau trong động cơ của các loại ô tô. Oxygen sensor có hệ thống đèn cảnh báo thông minh. Chúng sẽ được bật sáng khi có bộ phận bị trục trặc, giúp bạn kiểm tra cụ thể phần gặp vấn đề mà không phải tháo lắp toàn bộ hệ thống.

Cấu tạo:

Cảm biến này có cấu tạo khá đơn giản. Để giúp bạn nắm rõ cách đo và kiểm tra cảm biến oxy bằng đồng hồ vạn năng. Sau đây sẽ là thông tin về đặc điểm cấu tạo của cảm biến oxy:

Nó được chia thành 2 loại: nung nóng và không nung nóng:

Cam-bien-oxy-thong-tin-va-cach-kiem-tra-sua-chua
Cảm biến Oxy – thông tin và cách kiểm tra sửa chữa

– Cảm biến oxy nung nóng (Heated): loại này có lắp một điện trở bên trong để sấy nóng bộ cảm biến. Từ đó giúp cảm biến nhanh chóng tiến vào nhiệt độ làm việc (600 – 650 độ F hoặc 315 – 343 độ C) để sản sinh ra điện thế và truyền về ECU. ( ECU – electronic control unit hay còn gọi là Bộ điều khiển Trung tâm).

– Cảm biến oxy không nung nóng (Unheated): loại cảm biến này không lắp điện trở mà nó sẽ đợi thiết bị tự nóng đến khi đạt tới nhiệt độ làm việc. Nghĩa là khi bạn mới bắt đầu di chuyển xe, cảm biến không nung nóng vẫn chưa hoạt động ngay. Xe phải chạy với lượng hòa khí nhiên liệu không đạt chuẩn do thời gian đợi khá mất thời gian.

Nguyên lý hoạt động – Cách đo và kiểm tra cảm biến oxy

Khi động cơ hoạt động, khi xả của nó sẽ lần lượt đi qua các đường ống đã được lắp đặt cảm biến oxy. Các khí xả này sẽ tiếp xúc với đầu dò của cảm biến. Khi đó, Oxygen sensor sẽ sinh ra hiệu điện thế có tỉ lệ nghịch với lượng oxy trong khí thải. Sau đó truyền tín hiệu đó về bộ điều khiển trung tâm ECU.

Nếu lượng oxy thải ra cao thì dòng điện thế đạt mức 0,1V. Còn nếu lượng oxy thải ra thấp thì dòng điện thế đạt mức 0,9V. Khi có số liệu cụ thể của dòng điện, bộ điều khiển trung tâm ECU sẽ điều chỉnh thời gian phun nhiên liệu để lượng xăng đạt mức độ lý tưởng.   

So-do-nguyen-ly-hoat-dong-cua-cam-bien-oxy
Sơ đồ nguyên lý hoạt động của cảm biến oxy        

Ứng dụng:

Trên thực tế, cảm biến oxy được sử dụng khá phổ biến ở các phương tiện vận chuyển như trong các động cơ xe máy, ô tô… Nhằm giúp cho xe vận hành ổn định, đồng thời hạn chế nồng độ hóa chất của khí thải, giúp bảo vệ môi trường. Nếu xe không có cảm biến oxy sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến việc vận hành của động cơ.

Nguyên nhân cảm biến oxy bị lỗi

Bởi vì là thiết bị gắn liền với động cơ nên trong quá trình sử dụng, nhiều lúc cảm biến oxy cũng sẽ bị lỗi. Cùng nắm bắt nguyên nhân gây ra tình trạng này để biết cách đo và kiểm tra cảm biến oxy bằng đồng hồ vạn năng hiệu quả hơn nhé!

Phần lớn lý do khiến cho Oxygen sensor bị hỏng là do chất lượng nguồn nhiên liệu đầu vào. Nếu dùng nguyên liệu kém chất lượng sẽ tạo ra nguồn khí thải độc hại. Chất thải này sẽ phá hủy các bộ phận xảy ra phản ứng hóa học với oxy, làm cảm biến bị lỗi, hư hỏng. Ngoài ra, cảm biến oxy cũng có thể bị hư hỏng do bị đứt dây điện, cảm biến bị gãy/cong vẹo…

Dấu hiệu nhận biết cảm biến oxy bị lỗi

Nếu như cảm biến oxy bị lỗi, nó sẽ có một số biểu hiện dễ nhận ra như:

Chi-tiet-ve-loai-cam-bien-oxy-trong-dong-co-o-to
Chi tiết về loại cảm biến ô xy trong động cơ ô tô

Xe bị tốn nhiên liệu

Cảm biến oxy bị lỗi sẽ làm cho dữ liệu truyền tới PCM giảm tính chính xác. Thậm chí là không có nguồn dữ liệu để gửi về ECU. Lúc này, ECU sẽ tự tính toán ước lượng nguồn nhiên liệu theo cảm biến lưu lượng khí nạp. Kết quả nghiên cứu và phân tích sẽ khó chuẩn xác. Gây ra tình trạng nhiên liệu được bơm vào nhiều nhưng ít oxy trong nguồn thải. Điều đó làm cho động cơ bị thừa nguyên liệu, dần dần mức hao phí tăng sẽ tăng lên, khiến xe tốn nhiên liệu hơn bình thường.

Xe có mùi xăng sống – Cách đo và kiểm tra cảm biến oxy 

Nếu phát hiện xe của mình có mùi xăng sống thì rất có thể cảm biến oxy trên xe đã bị hỏng. Bởi vì khi lượng xăng chảy vào buồng đốt nhiều nhưng không được đốt cháy toàn bộ. Nó sẽ ảnh hưởng đến đường ống xả thải ra bên ngoài. Tình trạng này kéo dài sẽ gây ra ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.

Đèn báo Check Engine liên tục sáng

Bộ phận đèn Check Engine có tác dụng thông báo khi động cơ và bộ phận liên quan bị lỗi. Vậy nên, khi đèn sáng chứng tỏ động cơ đang gặp vấn đề, bạn cần kiểm tra ngay để xem có chỗ nào hư hỏng.

Có thể bạn quan tâm

Cách đo và kiểm tra cảm biến oxy bằng đồng hồ vạn năng

Cách đo cảm biến oxy bằng đồng hồ vạn năng cũng tương tự các cách đo cảm biến oxy 4 dây, 3 dây, 2 dây và cách kiểm tra cảm biến oxy xe máy. Vậy nên, bạn có thể kiểm tra cảm biến oxy xe máy, cảm biến oxy 2 dây, 3 dây, 4 dây theo phương pháp này.

Lưu ý, trước khi thực hiện đo, cần đảm đảm bảo trang bị các dụng cụ bảo hộ và không chạm trực tiếp bằng tay.

Cach-do-cam-bien-oxy-bi-loi-bang-dong-ho-van-nang
Cách đo cảm biến oxy bị lỗi bằng đồng hồ vạn năng

Hướng dẫn đo cảm biến oxy khi cảm biến vẫn ở trong động cơ

Bước 1: Chỉnh đồng hồ VOM về thang đo điện áp một chiều dưới 1V. Đưa que dò màu đen cắm vào cổng COM, que dò màu đỏ cắm vào cổng V.

Bước 2: Để hai đầu của que dò nối với hai cực của cảm biến oxy. Que dò màu đỏ (cực dương) nối với cực dương của cảm biến, que màu đen (cực âm) nối với cực âm của cảm biến.

Bước 3: Đọc kết quả của cách đo và kiểm tra cảm biến oxy bằng đồng hồ vạn năng:

– Khi động cơ nóng và máy được bật nhưng không khởi động. Lúc này mức điện áp của cảm biến oxy sẽ nằm trong khoảng 0.4 – 0.45V.

– Khi máy đang chạy, chìa khóa xe vặn ở mức ON và nhả chân ga. Lúc này điện áp của sensor là 0.5V.

– Khi máy nguội, chìa khóa vẫn vặn ở mức ON, cảm biến sẽ có điện áp từ 0.1 đến 0.2V.

– Khi máy hoạt động bình thường thì oxygen sensor có điện áp từ 0.1 đến 0.9V.

– Nếu đồng hồ vạn năng không hiển thị kết quả hoặc kết quả lệch nhiều so với yêu cầu kể trên. Tức là cảm biến oxy đã bị hỏng và cần sửa chữa, thay thế.

Hướng dẫn cách đo và kiểm tra cảm biến oxy rời

Với trường hợp cảm biến được tháo rời ra khỏi động cơ, bạn thực hiện cách đo như sau:

Bước 1: Dùng bàn kẹp để cố định cảm biến oxy. Nối dây đo của đồng hồ vào hai cực của cảm biến.

Bước 2: Sử dụng mỏ hàn đốt nóng phần đầu của cảm biến và quan sát kết quả đo trên đồng hồ.

– Khi cảm biến đủ nóng, mức điện thế phải đạt 0.6V và duy trì liên tục trong 20s.

– Khi dừng mỏ hàn, mức điện thế giảm 0.1V/s.

– Nếu kết quả của đồng hồ VOM chênh lệch quá lớn nghĩa là cảm biến oxy đang gặp vấn đề, cần sửa chữa hoặc thay thế.

Đồng hồ vạn năng thực hiện cách đo và kiểm tra cảm biến oxy tốt

Để thực hiện đo cảm biến oxy nhanh chóng và chính xác, bạn cần sử dụng loại đồng hồ vạn năng có chức năng đo điện áp. Nên chọn những dòng có thương hiệu uy tín để cho kết quả tốt nhất. Hãy lựa chọn những sản phẩm của hãng Hioki, Kyoritsu, Fluke, Sanwa… để đảm bảo tốt nhất về chất lượng cũng như khả năng đo lường.

Một số sản phẩm có thể chọn như: đồng hồ vạn năng Kyoritsu 1009, Kyoritsu 1109S, Hioki DT4256, Hioki 3244-60…

Trên đây là các thông tin về cảm biến oxy là gì? Cách đo và kiểm tra cảm biến oxy bằng đồng hồ vạn năng hiệu quả nhất. Nếu cần thêm thông tin hoặc tư vấn về thiết bị đo điện, đồng hồ vạn năng thì liên hệ qua hotline của TKTech nhé!

Bài viết liên quan
Hiện nay, tiếng ồn trở thành một yếu tố không thể tránh khỏi trong hầu hết các môi trường sống và làm việc. Chính vì vậy, máy đo độ ồn đã trở thành một công cụ không thể thiếu, giúp chúng ta đo lường, giám sát và điều chỉnh mức…
may-kiem-tra-chat-luong-nuoc-Nhat-Ban
Nước sạch là yếu tố quan trọng hàng đầu cho sức khỏe của cả gia đình. Việc sở hữu một chiếc máy kiểm tra chất lượng nước giúp bạn yên tâm hơn về nguồn nước mình đang sử dụng. Đặc biệt, các sản phẩm đến từ Nhật Bản luôn được…
Bien-phap-cai-thien-chat-luong-khong-khi
Chất lượng không khí là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sức khỏe và môi trường sống của chúng ta. Thế nhưng tình trạng nhiễm không khí ngày càng gia tăng do sự phát triển đô thị hóa và công nghiệp hóa, gây ra nhiều vấn đề sức khỏe…
Kiem-soat-chat-luong-nuoc-sinh-hoat-de-dang-voi-may-do-Clo-du
Trong bối cảnh nhu cầu sử dụng nước sạch ngày càng tăng, việc kiểm soát chất lượng nước trở thành một yếu tố then chốt để đảm bảo sức khỏe cộng đồng. Clo dư – một chỉ số quan trọng trong quá trình khử trùng nước, đóng vai trò quyết…

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *