Đối với các ngành công nghiệp như ô tô, đóng tàu hay sản xuất điện tử, việc sử dụng máy đo độ dày lớp phủ là điều cần thiết để đảm bảo sản phẩm cuối cùng đạt chuẩn và an toàn cho người tiêu dùng. Vậy thiết bị này có những loại nào, nguyên lý hoạt động và cách sử dụng ra sao, hãy cùng TKTECH tìm hiểu chi tiết tại bài viết này nhé!
Lớp phủ là gì?
Trước khi tìm hiểu khái niệm của máy đo độ dày lớp phủ, bạn cần biết lớp phủ là gì? Lớp phủ là lớp bề mặt, lớp mạ sơn hay vecni trên bề mặt của các thiết bị đồ gỗ, máy móc, động cơ và các sản phẩm công nghiệp khác. Độ dày lớp phủ chính là chiều dày của lớp bề mặt trên sản phẩm đó.
Mỗi một sản phẩm sẽ có quy định khác nhau về độ dày của lớp phủ. Điều này nhằm để đảm bảo chất lượng cũng như bảo vệ tốt cho bề mặt của sản phẩm. Tránh các tình trạng như bị ăn mòn, rỉ sắc, nứt vỡ…
Hiện nay, có hai phương pháp chính để đo được độ dày của lớp phủ đó chính là đo phá hủy và không phá huỷ. Phương pháp đo độ dày phá hủy sẽ phải cắt lớp bề mặt của vật liệu để tiến hành đo chiều dày của lớp phủ đó. Nó sẽ mất nhiều thời gian và chi phí nên thường không được áp dụng phổ biến.
Còn phương pháp đo độ dày lớp phủ không phá huỷ sẽ áp dụng các phương pháp đo từ tính/không từ tính, cảm ứng từ hoặc đo độ dày dòng xoáy. Nó cho phép người dùng có thể đo được chính xác độ dày mà không cần phá huỷ bề mặt bên ngoài sản phẩm, thiết bị.
Khái niệm máy đo độ dày lớp phủ là gì?
Máy đo độ dày lớp phủ là thiết bị đo đạc độ dày của lớp bề mặt, xác định độ dày của lớp màng khô bên ngoài các loại sản phẩm. Thông qua đó, người dùng có thể đánh giá được chất lượng, độ bền và mức giá của từng thiết bị.
Nguyên lý hoạt động: Thiết bị này hoạt động dựa trên nguyên lý cảm ứng điện từ và dòng điện xoáy. Cụ thể: Khi đặt đầu dò của máy tiếp xúc với bề mặt lớp phủ, nó sẽ xuất hiện nguồn cảm ứng từ hoặc dòng điện xoáy.
Lúc đó, giữa lớp phủ và lớp bề mặt vật liệu sẽ xuất hiện từ trường và gây ra hiện tượng biến thiên cho đầu dò. Thông qua đó, máy sẽ tính toán được độ dày của bề mặt đang đo. Hiện tại, đây là phương pháp đo độ dày lớp sơn, lớp mạ phổ biến nhất.
Ứng dụng của máy đo độ dày lớp phủ
Lĩnh vực sử dụng thiết bị này phổ biến nhất đó chính là ngành công nghiệp ô tô. Bởi trong quá trình sản xuất và chế tạo ô tô, máy sẽ giúp thợ xác định được độ dày lớp màng sơn khô đã được phủ đầy đủ lên các bộ phận và bề mặt của xe có đạt tiêu chuẩn hay là chưa.
Bên cạnh đó, các đại lý ô tô, garage sửa chữa ô tô và các đơn vị kiểm tra bảo hiểm ô tô cũng đều sử dụng thiết bị này để xác định được những thay đổi trong chất lượng sơn xe. Từ đó giúp báo hiệu các tai nạn đã xảy ra trước đó.
Phân loại thiết bị đo độ dày lớp phủ
Dựa theo thiết kế và nguyên lý đo mà thiết bị này được phân loại như sau:
Theo kiểu đầu dò
Máy đo độ dày của lớp phủ được phân loại dựa trên các kiểu đầu dò, sẽ có đầu dò rời và đầu dò liền theo máy.
– Máy đo độ dày lớp phủ đầu dò rời: Loại đầu dò này có thể thay thế dễ dàng, được gắn vào máy khi cần sử dụng. Mỗi loại sẽ phù hợp cho từng ứng dụng và vật liệu đo khác nhau.
- Ưu điểm: Đầu dò rời linh hoạt và có khả năng thích ứng với nhiều điều kiện đo hơn.
- Nhược điểm: Người dùng cần phải thay đổi đầu dò cho từng ứng dụng đo cụ thể nên sẽ mất nhiều thời gian chuẩn bị trước khi đo.
– Máy đo độ dày lớp phủ đầu dò liền: Đầu dò sẽ được tích hợp sẵn trên máy và không thể tháo rời hoặc thay thế. Nó được thiết kế để đo cho một loại vật liệu hoặc ứng dụng cụ thể.
- Ưu điểm: Mang lại sự tiện lợi và hiệu quả khi đo độ dày trên cùng một loại vật liệu liên tục.
- Nhược điểm: Không thể áp dụng cho nhiều công việc và vật liệu như là loại máy có đầu dò rời.
Dựa theo nguyên lý đo
Nếu dựa vào nguyên lý làm việc, thiết bị này được chia thành hai loại bao gồm:
– Máy đo độ dày lớp phủ từ tính: Thiết bị sẽ tạo ra một từ trường để tương tác với vật liệu, sau đó đo lường sự thay đổi trong từ trường để xác định độ dày lớp phủ.
Ưu điểm: Phù hợp cho ứng dụng đo các lớp phủ từ kim loại có độ dẫn điện tốt, độ chính xác cao.
– Máy đo độ dày lớp phủ không từ tính: Sử dụng sóng siêu âm hoặc phương pháp quang học được phát ra và phản xạ từ giao diện giữa lớp phủ và vật liệu để xác định độ dày của các lớp phủ trên bề mặt.
Ưu điểm: Đo được trên nhiều loại vật liệu, phù hợp các lớp phủ không dẫn điện.
Nhà sản xuất máy đo độ dày chất lượng hiện nay
Máy đo độ dày lớp phủ của hãng nào tốt là câu hỏi được rất nhiều người dùng quan tâm. Sau khi tìm hiểu về khái niệm, nguyên lý hoạt động, ứng dụng thì bạn cũng cần biết các thương hiệu sản xuất thiết bị này uy tín, chất lượng trên thị trường. Bao gồm:
Elcometer
Xuất xứ: Anh Quốc
Đặc điểm nổi bật: Elcometer là thương hiệu hàng đầu trong lĩnh vực cung cấp các thiết bị đo lường và kiểm tra bề mặt. Máy đo độ dày lớp phủ của Elcometer nổi tiếng với độ chính xác cao, dễ sử dụng và bền bỉ.
Sản phẩm tiêu biểu: Elcometer PG70ABDL, Elcometer PTG6, Elcometer 307, Elcometer UG20DL.
Huatec
Xuất xứ: Trung Quốc
Đặc điểm nổi bật: Huatec cung cấp các thiết bị đo lường chất lượng cao, đặc biệt là trong việc đo độ dày lớp phủ bằng công nghệ điện từ và quang học. Sản phẩm của họ thường được sử dụng trong các ứng dụng yêu cầu độ chính xác cao.
Sản phẩm tiêu biểu: Huatec TG-8829, Huatech GHG-1026, Huatec TG-4100, Huatec TG-8822.
DeFelsko
Xuất xứ: Mỹ
Đặc điểm nổi bật: DeFelsko chuyên sản xuất các thiết bị đo lường không phá hủy, trong đó có máy đo độ dày lớp phủ. Sản phẩm của DeFelsko được biết đến với thiết kế nhỏ gọn, dễ sử dụng và độ bền cao.
Sản phẩm nổi bật: PosiTector 6000, PosiTector 200.
Mitutoyo
Xuất xứ: Nhật Bản
Đặc điểm nổi bật: Mitutoyo là một trong những thương hiệu hàng đầu thế giới về các thiết bị đo lường và kiểm tra. Máy đo độ dày lớp phủ của Mitutoyo được đánh giá cao về độ chính xác và độ tin cậy.
Sản phẩm tiêu biểu: Mitutoyo SJ-410, Mitutoyo Surftest.
Cách lựa chọn máy đo độ dày lớp phủ phù hợp
Những thương hiệu kể trên đều nổi tiếng với chất lượng sản phẩm vượt trội và đáng tin cậy, đáp ứng tốt các yêu cầu khắt khe trong nhiều ngành công nghiệp khác nhau. Khi lựa chọn máy, người dùng nên xem xét nhu cầu cụ thể của mình và các tiêu chí dưới đây để chọn được sản phẩm phù hợp nhất:
- Loại lớp phủ cần đo: Sơn, mạ, nhựa, gốm…
- Vật liệu: Kim loại từ tính (sắt, thép) hoặc không từ tính (nhôm, đồng, nhựa)
- Công nghệ đo: Cảm biến từ tính (đo các lớp phủ trên kim loại từ tính), cảm biến dòng điện xoáy (đo lớp phủ trên kim loại không từ tính), siêu âm (đo lớp phủ dày hoặc các vật liệu không dẫn điện), quang học (lớp phủ mỏng và yêu cầu độ chính xác cao).
- Tính năng hỗ trợ: Ghi dữ liệu, màn hình LCD/cảm ứng.
Địa chỉ mua máy đo độ dày lớp phủ chính hãng, giá rẻ
Nếu bạn đang tìm kiếm địa chỉ mua máy đo độ dày lớp phủ chính hãng, giá rẻ, công ty TKTECH là một lựa chọn đáng tin cậy.
- Cam kết cung cấp các sản phẩm chính hãng từ các thương hiệu nổi tiếng như Elcometer, Fischer, DeFelsko, Mitutoyo, và nhiều hãng khác. Đảm bảo chất lượng và độ tin cậy của sản phẩm, có đầy đủ giấy tờ chứng nhận xuất xứ và bảo hành từ nhà sản xuất.
- Đa dạng dòng máy đo độ dày với nhiều công nghệ khác nhau, đáp ứng cho mọi nhu cầu công việc như sơn phủ, mạ, xi mạ, sản xuất ô tô…
- Cung cấp giá cả cạnh tranh trên thị trường, giúp bạn tiết kiệm chi phí nhưng vẫn đảm bảo chất lượng tốt nhất.
- Đội ngũ tư vấn viên chuyên nghiệp, giàu kinh nghiệm, sẵn sàng hỗ trợ bạn trong việc chọn lựa sản phẩm phù hợp với nhu cầu.
Để biết thêm chi tiết và nhận được tư vấn cụ thể về máy đo độ dày lớp phủ, bạn có thể truy cập website tktech.vn hoặc liên hệ trực tiếp qua hotline của công ty.
Một máy đo độ dày siêu âm chắc chắn xác định độ dày mẫu bằng cách đo lượng thời gian cần để âm thanh đi qua từ bộ chuyển đổi qua vật liệu đến đầu sau của một phần và phía sau. Máy đo độ dày siêu âm sau đó tính toán dữ liệu dựa trên tốc độ của âm thanh thông qua các mẫu thử nghiệm.