Máy đo độ ngọt là sự lựa chọn thông minh của nhiều chủ cơ sở sản xuất thực phẩm, nước uống để đảm bảo đạt tiêu chuẩn an toàn và chất lượng sản phẩm. Hiện nay, có hai loại máy đo độ ngọt thông dụng đó là dạng cơ và dạng kỹ thuật số. Trong đó, dạng điện tử kỹ thuật số cung cấp các số liệu đo chính xác, nhanh chóng và đáng tin cậy hơn. Chính vì vậy, hôm nay bài viết sẽ hướng dẫn sử dụng khúc xạ kế đo độ ngọt điện tử chi tiết cho bạn đọc tham khảo và thực hiện dễ dàng.
Khúc xạ kế đo độ ngọt điện tử là gì?
Khúc xạ kế điện tử là một thiết bị được sử dụng để đo độ ngọt của các dung dịch, thường được áp dụng trong ngành công nghiệp thực phẩm và đồ uống. Khúc xạ kế điện tử sử dụng cảm biến hoặc bộ cảm biến để đo lường sự khúc xạ của ánh sáng khi nó đi qua dung dịch. Sau khi tính toán, thiết bị sẽ trả kết quả về hiển thị trên màn hình kỹ thuật số một cách rõ ràng cho người xem có thể nắm bắt.
Hiện nay, khúc xạ kế điện tử thường được sử dụng với các loại dung dịch như nước trái cây, nước ngọt, nước giải khát, nước ép, và các dung dịch có chứa đường, glucose, fructose hoặc các chất hòa tan khác. Các thông số được đo từ khúc xạ kế đo độ ngọt điện tử có thể giúp trong việc kiểm tra chất lượng sản phẩm và đảm bảo rằng hàm lượng đường hoặc thành phần ngọt được định lượng chính xác theo yêu cầu của sản phẩm.
Để cho được kết quả chính xác nhất thì bạn cần nắm được nguyên lý hoạt động cũng như hướng dẫn sử dụng khúc xạ kế đo độ ngọt điện tử qua phần bài viết bên dưới đây.
Nguyên lý hoạt động của khúc xạ kế đo độ ngọt điện tử
Thiết bị này hoạt động dựa trên việc đo lường khả năng hấp thụ ánh sáng của dung dịch. Cụ thể: Máy sử dụng một nguồn ánh sáng (thường là đèn LED) để chiếu sáng qua mẫu dung dịch cần đo. Dung dịch sẽ hấp thu một phần của ánh sáng này, sau đó cảm biến ánh sáng trong khúc xạ kế sẽ đo lường lượng ánh sáng được hấp thu qua dung dịch. Kết quả đo được chuyển đổi thành giá trị số, thường là các đơn vị đo độ ngọt như Brix hoặc Plato.
Hướng dẫn sử dụng khúc xạ kế đo độ ngọt điện tử chi tiết
Dựa vào tính năng và cách sử dụng, người chia máy đo độ ngọt ra làm 2 loại là: Khúc xạ kế đo độ ngọt quang năng và Khúc xạ kế điện tử. Nhìn chung công dụng và cách đo cũng gần như nhau. Với các thao tác đo được thực hiện đơn giản như sau:
Bước 1: Hiệu chuẩn máy đo độ ngọt
Nhỏ một ít nước cất của máy lên lăng kính để kiểm tra vạch 0 của máy. Tiếp tục quan sát hệ thống vạch qua thị kính. Nếu kết quả trên nền xanh chỉ vào mức 0 thì tiến hành sang bước số 2. Lưu ý nếu nền xanh bị lệch so với mức 0, bạn dùng vít để hiệu chỉnh lại về mức 0 trước khi tiến hành bước 2 nhé!
Bước 2: Thực hiện thao tác lấy mẫu đo độ ngọt
Lấy một ít dung dịch, mẫu cần phân tích, nhỏ từ từ lên lăng kính của máy. Lưu ý: trên bề mặt lăng kính phải phân bố đều mẫu và có nhiệt độ nằm trong khoảng bù nhiệt của máy. Như vậy, kết quả trả về mới thực sự chính xác nhất.
Bước 3: Xem kết quả đo độ ngọt hiển thị trên máy
Nhìn qua thị kính và quan sát hện thống vạch để đọc kết quả và lưu lại kết quả. Nếu không thấy rõ bạn có thể điều chỉnh tiêu cực để nhìn thấy rõ hơn. Phần màu trắng là thể hiện độ Brix của dụng dịch.
Bước 4: Vệ sinh và bảo quản khúc xạ kế đúng cách
Sau khi kết thúc quá trình đo như hướng dẫn sử dụng khúc xạ kế đo độ ngọt điện tử ở trên, bạn cần vệ sinh và bảo quản máy đo thông thoáng. Như vậy chỉ với một vài thao tác đơn giản trên bạn đã có thể thực hiện được các phép đo độ ngọt nhanh chóng, chính xác nhất.
Một số lưu ý khi sử dụng khúc xạ kế đo độ ngọt hiện số
Để khúc xạ kế đo độ Brix cho kết quả làm việc chính xác và đạt có tuổi thọ cao, bạn nên lưu ý một số vấn đề sau đây trong quá trình sử dụng thiết bị:
– Thường xuyên kiểm tra máy và thực hiện hiệu chuẩn đều đặn để duy trì độ chính xác cho máy.
– Bạn không nên chạm tay trực tiếp vào lăng kính vì chúng có thể lưu lại vân tay của bạn. Sẽ rất khó khăn để làm sạch được vết vân tay và nếu không thể làm sạch chúng sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới kết quả đo.
– Nên dùng khăn sạch mềm, giấy mềm để vệ sinh phần lăng kính hay chính là khoang chứa mẫu vật. Khăn mềm và giấy mềm sẽ không làm xước lăng kính nên sẽ không ảnh hưởng tới khả năng đo chỉ số khúc xạ và kết quả đo cuối cùng.
– Nhớ không được để máy tiếp xúc quá nhiều và quá lâu với nước. Độ ẩm cao sẽ khiến khúc xạ kế bị ăn mòn, gây ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả sử dụng và tuổi thọ của thiết bị.
Kết luận
Trên đây là những kiến thức về hướng dẫn sử dụng khúc xạ kế đo độ ngọt điện tử chi tiết nhất. Nhìn chung, thiết bị này tương đối dễ sử dụng và không tốn quá nhiều thời gian để bạn có thể hoàn tất một phép đo. Vậy nên chúc các bạn sẽ áp dụng và thực hiện thành công theo các bước nhé. Nếu có nhu cầu mua máy đo độ ngọt, hãy liên hệ hotline của TKTECH để được tư vấn sản phẩm phù hợp, mua hàng chính hãng với giá ưu đãi nhất hiện nay.
Bài viết liên quan: