Hiệu chuẩn LCR Meter giá rẻ, uy tín tại TKTECH

Công việc đo kiểm các thông số cảm kháng, dung kháng, điện trở của thiết bị cần sử dụng đến máy đo LCR. Mà lĩnh vực ứng dụng thiết bị này rất đa dạng: lĩnh vực R & D, sản xuất, bảo trì, sửa chữa các linh kiện điện tử. Do phạm vi ứng dụng rộng rãi nên sau thời gian sử dụng, cần hiệu chuẩn LCR Meter để đảm bảo độ chính xác và ổn định cho thiết bị. Cùng TKTech tìm hiểu về thiết bị đo này cũng như quy trình hiệu chuẩn máy LCR nhé!

LCR Meter - Thiết bị đo Điện trở - Cảm kháng - Dung kháng
LCR Meter – Thiết bị đo Điện trở – Cảm kháng – Dung kháng

Thiết bị đo LCR Meter là gì?

Đây là sản phẩm chuyên dụng được dùng để kiểm tra các thông số của linh kiện: cuộn cảm (L), điện trở (R), cảm kháng (C). Do đó, thiết bị đo LCR được sử dụng rất nhiều tại các nhà máy, phòng thí nghiệm với mục đích kiểm tra, sửa chữa linh kiện điện tử.

Bên cạnh 3 chức năng chính trên hiện nay những dòng máy đo LCR hiện đại còn được tích hợp thêm các tính năng khác:

– Hệ số phẩm chất của cuộn cảm (Q) VÀ hệ số (D) dành cho điện trở

– Tính năng đo điện áp một chiều xoay chiều, đo tần số, đo đi-ốt, đo Z, Y, θ…  

Ngoài ra, LCR Meter còn được tích hợp với các thiết bị đo khác như máy phát xung, máy hiện sóng… Nhờ vậy mà thiết bị đo LCR có thể cung cấp nhiều thông số để người dùng đánh giá chuẩn xác tình trạng thiết bị. Từ đó nâng cao hiệu quả của công việc đo kiểm, bảo trì, sửa chữa.

Ứng dụng của máy đo LCR

Trước khi tìm hiểu quy trình hiệu chuẩn LCR Meter hãy cùng xem tầm quan trọng của chiếc máy này. LCR Meter là thiết bị không còn xa lạ đối với các chuyên gia, kỹ thuật viên, kỹ sư hoạt động trong lĩnh vực điện tử. Tùy vào mục đích sử dụng của người dùng mà thiết bị sẽ thực hiện các chức năng tương ứng. Ví dụ như kiểm tra, sửa chữa các board mạch, linh kiện điện tử… giúp nhanh chóng phát hiện các điểm hư hỏng của các linh kiện để kịp thời khắc phục.

LCR Meter được ứng dụng trong các lĩnh vực nào
LCR Meter được ứng dụng trong các lĩnh vực nào

Vì vậy, máy đo LCR được ứng dụng rất phổ biến trong:

– Công việc kiểm tra, sửa chữa thông thường, cá nhân

– Kiểm tra hàng loạt trong sản xuất công nghiệp

– Công việc nghiên cứu, phát triển sản phẩm, kiểm tra hệ thống tự động.

Vì sao cần hiệu chuẩn LCR Meter?

Máy đo LCR là một thiết bị đo lường quan trọng trong lĩnh vực nghiên cứu, phát triển, kiểm tra, sửa chữa, giám sát chất lượng sản phẩm đầu ra. Với nhu cầu sử dụng thường xuyên như vậy sẽ dễ khiến cho các bộ phận trong máy bị tác động bởi nhiều yếu tố (môi trường làm việc, con người…). Do đó, việc hiệu chuẩn thiết bị này là một điều vô cùng cần thiết.

Với mục đích chính của hiệu chuẩn là giúp cho máy đo LCR làm việc ổn định, mang lại kết quả đo chính xác cho các hoạt động liên quan. Bên cạnh đó, việc hiệu chuẩn cũng giúp phát hiện sớm các hỏng hóc của thiết bị (nếu có) để kịp thời khắc phục, sửa chữa. Hiệu chuẩn sẽ giúp đảm bảo quá trình đo lường với LCR Meter sẽ đạt độ tin cậy cao.

Quy trình hiệu chuẩn LCR Meter tại TKTech

Vừa rồi bạn đã nắm được nội dung về thiết bị đo LCR. Tiếp theo chính là nội dung chính – quy trình hiệu chuẩn cho thiết bị đo này với các bước sau:

* Chuẩn bị phương tiện hiệu chuẩn

Những thiết bị hiệu chuẩn được sử dụng để hỗ trợ quy trình hiệu chuẩn thiết bị đo LCR bao gồm:

– Thiết bị cần kiểm: LCR Meter Keysight E4980AL (20Hz-300kHz)

– Thiết bị chuẩn: Agilent 34401A Digital Multimeter & Agilent 53131A Universal Counter, M550 Impedance Calibrator và phần mềm đo lường chuyên dụng.

Hiệu chuẩn LCR Meter như thế nào
Hiệu chuẩn LCR Meter như thế nào

* Điều kiện hiệu chuẩn

Trước khi tiến hành việc hiệu chuẩn, cần đảm bảo nơi diễn ra nhiệm vụ này phải tuân thủ chính xác điều kiện về nhiệt độ (từ 18-28°C) và độ ẩm (từ 20-65%RH).

* Tiến hành các bước hiệu chuẩn LCR Meter

Quá trình hiệu chuẩn máy đo LCR sẽ diễn ra như sau:

Trước tiên, cần khởi động phần mềm và lần lượt thực hiện quy trình kiểm tra đo lường theo các mục trên phần mềm hiệu chuẩn.

  1. Đo Signal Freq

Thực hiện chạy chức năng đo Signal Freq trên phần mềm.

  1. Đo DC Bias Level

Thực hiện chạy chức năng đo DC Bias Level trên phần mềm.

  1. Đo AC Signal Level & Monitor

Thực hiện chạy chức năng đo AC Signal Level & Monitor trên phần mềm.

  1. Đo SHORT

Thực hiện chạy chức năng đo SHORT trên phần mềm.

  1. Đo OPEN

Thực hiện chạy chức năng đo OPEN trên phần mềm.

Hiệu chuẩn LCR Meter với chức năng OPEN
Hiệu chuẩn LCR Meter với chức năng OPEN
  1. Đo Capacitance Accuracy

Thực hiện chạy chức năng đo Capacitance Accuracy trên phần mềm.

  1. Đo AC Resistance

Thực hiện chạy chức năng đo AC Resistance trên phần mềm.

  1. Đo Inductance Accuracy

Thực hiện chạy chức năng đo Inductance Accuracy trên phần mềm.

* Kết thúc quy trình hiệu chuẩn LCR Meter

Sau khi thực hiện xong tất cả phép hiệu chuẩn trên, kỹ thuật viên tiến hành xuất báo cáo và tắt nguồn các thiết bị.

Tìm hiểu thêm về các dòng thiết bị đo LCR Meter

Hiện nay, máy đo LCR được phân loại thành 3 dòng chính:

Đồng hồ đo LCR – LCR Meter

Đồng hồ đo LCR Sanwa LCR700
Đồng hồ đo LCR Sanwa LCR700

– Ưu điểm: kiểu dáng nhỏ gọn, di động và hoạt động bằng pin. Do đó dòng máy đo LCR này rất thông dụng vì dễ sử dụng và khả năng linh hoạt cao. Nó được dùng để kiểm tra, sửa chữa board mạch, linh kiện điện tử tại các tiệm bảo hành điện tử thông thường.

– Nhược điểm của sản phẩm này là không thể đo linh kiện điện tử loại dán.

Nhíp đo LCR 

Đây là dòng máy đo LCR chuyên dụng cho các nhà máy, xưởng sản xuất. Với chức năng chính là kiểm tra board mạch, linh kiện một cách hàng loạt và những loại linh kiện dán (SMD).

nhíp LCR Pro1
nhíp LCR Pro1

Đối với các loại linh kiện dán thì việc kiểm tra bằng LCR cầm tay hoặc để bàn là không khả thi. Vì muốn kiểm tra loại linh kiện này phải tháo ra rất mất thời gian, làm cho hiệu suất công việc giảm sút. Vì thế, nhíp đo LCR là sự lựa chọn tốt nhất và nó còn được tích hợp thêm các tính năng đặc biệt như máy hiện sóng, phát xung, sóng. Mang đến khả năng làm việc đa dạng linh hoạt.

Máy đo LCR dạng để bàn

Dòng sản phẩm LCR Meter cao cấp này được tích hợp nhiều tính năng đo lường chuyên dụng tại phòng thí nghiệm, nghiên cứu, phát triển sản phẩm mới hoặc công việc trong nhà máy cần dải đo rộng. Ưu điểm của máy đo LCR để bàn là  sở hữu dải đo rộng và độ chuẩn xác cao. Máy có khả năng lưu trữ và phân tích dữ liệu giúp bạn dễ dàng phân tích và đánh giá kết quả. Nó còn cho phép bạn trích xuất dữ liệu hỗ trợ công tác lập báo cáo kết quả đo lường.

Máy đo LCR cao cấp dạng để bàn
Máy đo LCR cao cấp dạng để bàn

Hiện nay, TKTech là đơn vị cung cấp các sản phẩm máy đo LCR chính hãng từ các thương hiệu lớn. Bên cạnh đó, đơn vị này còn có dịch vụ hiệu chuẩn LCR Meter uy tín và chất lượng. Chi tiết xin liên hệ hotline để được hỗ trợ tốt nhất.

Quy trình hiệu chuẩn các thiết bị đo khác: 

Bài viết liên quan
thuong hieu may do khi
Việc sử dụng các thiết bị dò khí không chỉ giúp phát hiện sớm các khí độc hại mà còn đảm bảo sự an toàn cho con người trong nhiều ngành công nghiệp khác nhau. Trong số rất nhiều thương hiệu trên thị trường, đâu là những cái tên hàng…
tinh nang may do khi
Máy dò rò rỉ khí (Gas detector) là thiết bị quan trọng để phát hiện và cảnh báo nguy cơ từ các loại khí độc hại hoặc dễ cháy trong môi trường làm việc. Việc lựa chọn một thiết bị dò khí phù hợp không chỉ đảm bảo an toàn…
ham luong do am go
Độ ẩm gỗ là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng và tuổi thọ của sản phẩm gỗ. Vậy, hàm lượng độ ẩm gỗ lý tưởng là bao nhiêu trong từng ứng dụng cụ thể của gỗ? Làm thế nào để đo và kiểm soát độ…
faq may do do am go
Máy đo độ ẩm gỗ là công cụ không thể thiếu đối với những ai làm việc với gỗ. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ về cách sử dụng và lựa chọn loại máy phù hợp. Bài viết này sẽ giúp bạn giải đáp mọi thắc mắc liên…

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *