Bạn đã bao giờ trải nghiệm cảm giác khó chịu khi cánh cửa gỗ nhà bạn bị kẹt cứng vào mùa mưa? Hay sàn gỗ bị phồng rộp sau một thời gian sử dụng? Đó chính là những tác hại của hiện tượng độ trương nở của gỗ. Vậy, độ trương nở của gỗ là gì và làm thế nào để giảm thiểu hiện tượng này? Bài viết này sẽ giúp bạn tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này và đưa ra những giải pháp hiệu quả.
Khái niệm độ trương nở của gỗ là gì?
Độ trương, độ nở của gỗ (hay còn gọi là hệ số trương) là một chỉ số để đo lượng thay đổi kích thước của gỗ khi gặp ẩm và khô. Nó được tính bằng tỷ lệ phần trăm của sự thay đổi về chiều dài của một mẫu gỗ khi độ ẩm thay đổi 1%. Các loại gỗ có độ trương nở khác nhau và nó ảnh hưởng đến việc sử dụng và xử lý gỗ.
Hiện nay, người ta dựa vào độ trường nở để đánh giá mức độ chịu nước ở từng loại gỗ. Đặc biệt là gỗ ép lót sàn trong công nghiệp. Vì loại gỗ này được làm từ bột gỗ tự nhiên, công nghệ ép nén cao nên khả năng thấm nước cao hơn các loại gỗ tự nhiên khác. Từ đó cũng hình thành nên độ trương nở nhiều hơn.
Nguyên nhân dẫn đến độ trương nở của gỗ là gì?
Mỗi loại gỗ khác nhau có xuất xứ, độ ẩm ban đầu và điều kiện môi trường khác nhau sẽ có sự khác biệt về độ trương nở của nó. Các loại gỗ có độ trương nở thấp hơn thường được ưa chuộng hơn trong các ứng dụng như xây dựng và sản xuất đồ nội thất. Theo nghiên cứu, nguyên nhân chính dẫn đến gỗ có độ trương nở là do tính chất hấp thụ nước của gỗ. Bởi vì gỗ có khả năng hấp thụ và giải phóng nước tùy thuộc vào độ ẩm của môi trường xung quanh.
Khi gỗ tiếp xúc với môi trường có độ ẩm cao: nó sẽ hấp thụ nước và phồng lên, gây ra sự giãn nở. Còn khi gỗ tiếp xúc với môi trường có độ ẩm thấp: nó sẽ giải phóng nước và co lại, gây ra sự co ngót. Tuy nhiên, độ trương nở của gỗ còn phụ thuộc vào loại gỗ và cấu trúc gỗ. Ví dụ như số lượng và định hướng của sợi gỗ hay bản chất của các hợp chất hóa học trong gỗ.
Độ trương nở của gỗ ảnh hướng đến sàn gỗ như thế nào?
Sàn gỗ là một bề mặt rộng lớn chịu ảnh hưởng trực tiếp của sự thay đổi kích thước của gỗ. Do đó mà độ trương nở của gỗ sẽ có ảnh hưởng lớn đến sàn gỗ.
- Khi độ ẩm trong không khí thay đổi, gỗ trên sàn có thể co lại hoặc giãn ra. Điều này gây ra các vết nứt hoặc lỗ trống trên bề mặt sàn. Nhất là khi gỗ sàn được lắp đặt trong những khu vực có độ ẩm thay đổi lớn. Ví như các khu vực có khí hậu ẩm ướt hoặc khô hạn.
- Sàn gỗ có độ trương nở quá lớn/quá nhỏ cũng sẽ gây ảnh hưởng tới tính thẩm mỹ và kết cấu của sàn lót gỗ công nghiệp. Thậm chí đối với những người khó tính họ coi đó là hư hỏng và cần phải thay mới toàn bộ. Dẫn đến tổn thất về cả mặt kinh tế và thời gian.
Để giảm thiểu tác động của độ trương nở của gỗ, các nhà sản xuất sàn gỗ thường sử dụng các biện pháp khắc phục tình trạng này. Ví dụ như chọn các loại gỗ có độ trương nở thấp hơn. Hoặc sử dụng các kỹ thuật xử lý gỗ như việc ép nhiệt để giảm độ trương nở của gỗ trước khi sản xuất sàn gỗ.
Đánh giá mức độ trương nở của từng loại gỗ
Sau khi tìm hiểu về khái niệm độ trương nở của gỗ là gì, bạn có thể đọc qua các thí nghiệm ngâm gỗ trong 24 giờ mà nhiều chuyên gia đã thực hiện và cho ra kết quả độ trương nở có những cấp độ như sau:
Cấp độ 1 (dưới 18%): Đây là cấp độ kháng ẩm trên ván sàn gỗ được xếp vào đạt tiêu chuẩn do Viện kiểm soát chất lượng quốc tế công bố. Mức này vẫn được chấp nhận trong lưu hành và sản xuất ra những tấm lót sàn gỗ công nghiệp phổ thông. Đây cũng là loại gỗ có giá thành rể nhất.
Cấp độ 2 (dưới 12%): Các loại gỗ sau thử nghiệm ngâm nước 24 giờ có độ phồng rộp ~ 12% được xếp vào hệ cận cao cấp. Bởi chúng có khả năng chống nước chỉ ở mức vừa phải, nhưng vẫn tốt hơn mức 1. Loại gỗ này được khuyên dùng cho công trình nhà ở hay chung cư, căn hộ… Nhưng với mật độ đi lại tương đối.
Cấp độ 3 (dưới 10%): Loại gỗ này có mức chịu nước tốt hơn 2 cấp độ trên vì độ dày sau khi ngâm nước chỉ bằng hoặc dưới 10%. Chứng tỏ chất lượng của tấm ván cũng đạt ở mức ổn định, không bị trương nở và thay đổi quá lớn. Bề mặt gỗ không nổi gợn hay hột li ti như 2 cấp độ trên. Vậy nên người dùng có thể an tâm lựa chọn. Nhất là đối với những căn hộ cao cấp hay những nơi có độ ẩm không khí cao.
Cấp độ 4 (dưới 8%): Nếu gỗ sau khi ngâm nước 24h đạt được cấp chống ẩm dưới 8% thì được đánh giá là cao cấp nên giá thành cũng tương đối cao. Nhưng muốn duy trì tính bền bỉ và lâu dài của sàn gỗ thì đầu tư loại sàn cao cấp như vậy là rất xứng đáng. Nhất là những nơi có điều kiện ẩm cao.
Cấp độ 5 (dưới 5%): Đây là cấp độ được các chuyên gia đánh giá là cao cấp nhất cho đến thời điểm hiện tại. Những miếng gỗ trải qua 24h ngâm trong nước nhưng độ dày chỉ bằng hoặc dưới 5%.
Vậy sàn gỗ nên chọn loại có độ trương nở ở cấp mấy?
Độ trương nở của gỗ là gì chắc hẳn bạn đã biết, nhưng muốn lựa chọn sàn gỗ với loại gỗ có độ trương nở bao nhiêu thì điều này còn tùy thuộc vào khả năng chi trả, nhu cầu và điều kiện sử dụng mỗi người. Nếu được thì tốt nhất nên lựa chọn loại sàn gỗ có cấp độ kháng nước dưới 5% (cấp độ 5). Cụ thể:
- Nếu sử dụng cho tòa nhà, chung cư: chỉ cần lựa chọn loại cấp độ 3 trở lên là được.
- Khu vực có độ ẩm thấp (miền Nam nước ta): chỉ cần loại cấp độ 1,2,3.
- Khu vực thường xảy ra nồm ẩm nhiều như ở miền Bắc, gần biển: cần mua loại gỗ lót sàn có khả năng chống ẩm tốt hơn, như ở cấp độ bảo vệ 3,4,5.
Trong quá trình sản xuất ván sàn gỗ, nhà sản xuất thường áp dụng công nghệ chống thấm để làm giảm độ trương nở của gỗ. Đồng thời vẫn giữ được chất lượng, độ bền gỗ sàn lâu dài nhất. Mức độ chống thấm của sàn gỗ sẽ tùy thuộc vào phương pháp sản xuất. Nhưng cần lưu ý, độ trương nở càng cao chứng tỏ mức độ chống nước càng thấp và ngược lại.
Còn đối với người dùng, để biết được chính xác độ ẩm gỗ hiện tại là bao nhiêu thì cần sử dụng máy đo độ ẩm gỗ chuyên dụng. Từ đó bạn sẽ biết được độ trương nở gỗ hiện có quá lớn/nhỏ hay không.
>> Có thể bạn quan tâm
- Máy đo độ nhám bề mặt, thiết bị đo độ nhám – Roughness Tester
- Đơn vị đo khoảng cách là gì? Gồm những đại lượng nào
Đâu là địa chỉ uy tín để mua máy đo độ ẩm gỗ?
Khi mua các loại gỗ sàn, bạn nên tham khảo sự tư vấn từ nhân viên bán hàng. Yêu cầu họ được test thử sản phẩm trước để biết loại gỗ đó có độ trương nở của gỗ là gì và nó có đạt mức tiêu chuẩn hay không. Công ty TNHH TMDV Công Nghệ TK là một trong những lựa chọn hàng đầu mà bạn nên cân nhắc khi tìm mua máy đo độ ẩm gỗ. Với kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực cung cấp thiết bị đo lường, TKTECH cam kết mang đến cho khách hàng những sản phẩm chính hãng, chất lượng cao cùng dịch vụ chuyên nghiệp.
Bạn có thể tham khảo một số sản phẩm đang bán chạy tại website công ty như: Máy đo độ ẩm gỗ Wagner MMC 220 (5% – 32%), máy đo độ ẩm gỗ Extech MO210, máy đo độ ẩm gỗ Huatec MC-7812…
Hiểu rõ về hiện tượng độ trương nở của gỗ là gì giúp chúng ta lựa chọn loại gỗ phù hợp, xử lý gỗ đúng cách và thiết kế công trình hợp lý. Bằng cách bảo vệ gỗ khỏi tác động của môi trường ẩm ướt, chúng ta có thể kéo dài tuổi thọ và giữ gìn vẻ đẹp của các sản phẩm gỗ. Hãy cùng nhau chung tay bảo vệ những giá trị mà gỗ mang lại cho cuộc sống.