Để camera nhiệt hoạt động chính xác, một yếu tố quan trọng cần được xem xét là độ phát xạ hồng ngoại của vật liệu. Độ phát xạ này quyết định mức độ mà một vật thể phát ra năng lượng dưới dạng tia hồng ngoại, từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng nhận diện của camera nhiệt. Vậy độ phát xạ hồng ngoại ảnh hưởng thế nào đến camera nhiệt? Chất lượng hình ảnh và kết quả đo của camera nhiệt có bị tác động gì không? Hãy cùng TKTECH tìm hiểu về thực hiện các phép đo trên máy ảnh nhiệt được chính xác nhất nhé!
Độ phát xạ hồng ngoại là gì?
Trước khi tìm hiểu “độ phát xạ hồng ngoại ảnh hưởng thế nào đến camera nhiệt” thì bạn cần nắm rõ khái niệm này. Độ phát xạ hồng ngoại (hay còn gọi là bức xạ hồng ngoại) là loại bức xạ điện từ có bước sóng dài hơn ánh sáng nhìn thấy. Từ khoảng 700 nanomet đến 1 milimet. Nó được phát ra từ các vật thể có nhiệt độ cao hơn không khí xung quanh chúng. Chẳng hạn như các nguồn nhiệt như lò sưởi, đốt than, hoặc cơ thể con người.
Độ phát xạ hồng ngoại có thể được chia thành ba loại:
– Hồng ngoại gần (Near infrared – NIR): bước sóng từ 0,7 đến 1,3 micromet .
– Hồng ngoại trung (Mid infrared – MIR): bước sóng từ 1,3 đến 3 micromet.
– Hồng ngoại xa (Far infrared – FIR): bước sóng từ 3 đến 1000 micromet.
Độ phát xạ hồng ngoại có ứng dụng trong nhiều lĩnh vực. Bao gồm khoa học vật liệu, y học, quân sự, an ninh, giám sát môi trường, và công nghiệp sản xuất.
Hệ số phát xạ của một số vật liệu phổ biến
Độ phát xạ có thể thay đổi vào bề mặt, góc đo nhiệt, nhiệt độ môi trường và bước sóng quang phổ. Hầu hết các loại vật liệu phi kim đều tỏa năng lượng chính xác, hệ số phát xạ gần như bằng một. Trong đó da người có hệ số phát xạ hoàn hảo là 0,98. Đồng là vật liệu có hệ số phát xạ kém nhất chỉ ở mức 0,01.
Sau đây là bảng hệ số phát xạ cụ thể của từng bề mặt vật liệu để bạn nắm được thông tin về độ phát xạ hồng ngoại ảnh hưởng thế nào đến camera nhiệt. Đồng thời giúp quá trình thao tác và sử dụng thiết bị chụp ảnh nhiệt này một cách chính xác, phù hợp:
Chất liệu bề mặt | Độ phát xạ | Chất liệu bề mặt | Độ phát xạ |
Da người | 0.98 | Đá vôi | 0.35 – 0.90 |
Nhựa đường | 0.90 – 0.98 | Đá cẩm thạch | 0.93 |
Màng nhôm | 0.02 – 0.05 | Sơn (Trắng mờ) | 0.80 |
Gạch | 0.93 | Sơn (Trắng bóng) | 0.91 |
Bê tông | 0.85 – 0.95 | Sơn (Đen mờ) | 0.80 |
Sợi thủy tinh/ Xen-lu-lô | 0.8 – 0.90+ | Sơn (Đen bóng) | 0.91 |
Thủy tinh | 0.95 | Giấy | 0.92 |
Sắt (đánh bóng) | 0.06 | Thạch cao | 0.91 |
Sắt (hoen rỉ) | 0.85 | Bạc | 0.02 |
Thép (Chưa rỉ, đánh bóng) | 0.12 | Gỗ | 0.90 |
Phân tích độ phát xạ hồng ngoại ảnh hưởng thế nào đến camera nhiệt?
Mỗi đối tượng sẽ có một độ phát xạ khác nhau, con người sẽ dựa vào đó để thực hiện kiểm tra lượng nhiệt của mẫu bằng máy đo nhiệt độ (camera nhiệt). Do đó, chỉ số này cũng ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của camera nhiệt. đặc biệt là độ chính xác.
Khi độ phát xạ quá cao
Nếu vật thể có độ phát xạ cao hơn so với giá trị được cài đặt trên camera, camera sẽ hiểu nhầm rằng vật thể đang ở nhiệt độ cao hơn thực tế. Độ phát xạ quá cao có thể làm giảm độ tương phản giữa các vật thể có nhiệt độ gần nhau, gây khó khăn trong việc phân biệt chúng.
Khi độ phát xạ quá thấp
Ngược lại, nếu độ phát xạ của vật thể thấp hơn giá trị cài đặt, camera sẽ cho kết quả nhiệt độ thấp hơn so với nhiệt độ thực tế của vật thể. Độ phát xạ thấp có thể làm giảm độ nhạy của camera, khiến nó khó phát hiện các vật thể có nhiệt độ thấp.
>> Có thể bạn quan tâm
- Ứng dụng của camera nhiệt trong kiểm tra mạng lưới điện
- 5 tiêu chí cần quan tâm khi mua camera nhiệt 2023
Cách khắc phục sự ảnh hưởng của độ phát xạ hồng ngoại
Đây là một yếu tố cực kỳ quan trọng ảnh hưởng đến độ chính xác của phép đo nhiệt độ khi sử dụng camera nhiệt. Do đó, sau khi hiểu về độ phát xạ hồng ngoại ảnh hưởng thế nào đến camera nhiệt thì bạn cần xem một số cách để khắc phục sự ảnh hưởng của độ phát xạ đến hoạt động của camera nhiệt như sau:
- Cài đặt chính xác độ phát xạ trên camera: Trước khi tiến hành đo, cần xác định chính xác độ phát xạ của vật thể và cài đặt giá trị này vào camera.
- Sử dụng vật liệu tham chiếu: So sánh nhiệt độ đo được của vật thể với một vật liệu tham chiếu có độ phát xạ đã biết để hiệu chỉnh kết quả.
- Điều chỉnh góc đo: Nếu có thể, hãy đo ở góc vuông góc với bề mặt vật thể để có kết quả chính xác nhất.
- Sử dụng sơn phủ: Đối với các vật liệu có độ phát xạ thấp, có thể sử dụng sơn phủ đặc biệt để tăng độ phát xạ của bề mặt.
Hầu hết các loại camera nhiệt trên thị trường hiện nay đều có thể cài đặt được hệ số phát xạ (emissivity). Vì vậy, bạn nên nắm bắt được hệ số phát xạ của vật liệu cần kiểm tra để có kết quả nhiệt trong camera gần với nhiệt độ thực tế của vật thể nhất.
Hy vọng qua bài viết này, bạn đã biết được độ phát xạ hồng ngoại ảnh hưởng thế nào đến camera nhiệt. Đối với các vật liệu có hệ số phát xạ từ 0,60 trở xuống, bạn không nên đòi hỏi độ chính xác của kết quả đo trên camera nhiệt quá cao (kể cả cài đặt). Ngoài ra, còn rất nhiều yếu tố khác ảnh hưởng đến độ chính xác của camera nhiệt. Trong quá trình sử dụng, vận hành, nếu bạn có câu hỏi hoặc băn khoăn cần giải đáp, hãy liên hệ ngay với TKTECH để được hỗ trợ tốt nhất.