Khi tìm hiểu để mua các đồng hồ đo điện như ampe kìm, đồng hồ vạn năng, bạn cần quan tâm tới các thông số được ghi trên máy. Chắc chắn bạn sẽ gặp phải các thông số như RMS hoặc True RMS trên đồng hồ đo. Vậy điểm khác nhau của đồng hồ đo RMS và True RMS là gì? Hãy cùng mình tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Đồng hồ đo RMS là gì?
Đồng hồ vạn năng RMS là thiết bị đo điện được tích hợp tính năng đo RMS. Root-mean-square (RMS) là giá trị MEAN, tức giá trị hiệu dụng trung bình. Hiện nay, nếu trên thân đồng hồ đo điện không hiển thị nhãn True RMS, người dùng có thể ngầm hiểu rằng chiếc đồng hồ mình đang sử dụng được thể hiện kết quả bằng phương thức RMS (hiển thị giá trị hiệu dụng trung bình).
Cách tính giá trị RMS – Điểm khác nhau của đồng hồ đo RMS và True RMS
Giá trị hiệu dụng RMS của dòng điện, điện áp được tính bằng căn bậc 2 của trung bình bình phương dòng điện, điện áp xoay chiều. Hay hiểu cách khác, đối với dòng điện có sóng hình sin thuần, giá trị hiệu dụng RMS bằng 0.707 lần giá trị cực đại.
Giá trị hiệu dụng trung bình (RMS) thường được bắt gặp ở các dòng đồng hồ vạn năng, ampe kìm có phân khúc giá rẻ. Nó chỉ cho kết quả tương đối chính xác khi dòng điện là sóng hình sin thuần (như hình minh họa trên). Tuy nhiên, trong thực tế lưới điện với dạng sóng bị biến dạng, có xung điện áp, nhiễu điện áp, gai điện áp hoặc có các thành phần sóng hài, thì giá trị đo của phương pháp này thường mang tới kết quả sai số khá lớn.
Đồng hồ vạn năng True RMS là gì?
Nó là những thiết bị đo điện được tích hợp tính năng đo True RMS. True Root-mean-square (True RMS) chính là giá trị hiệu dụng thực. Đây là tính năng giúp cải thiện độ chính xác của phương thức hiển thị kết quả đo RMS. Hiện nay, trên các đồng hồ đo điện sử dụng phương thức hiển thị kết quả đo True RMS sẽ được chú thích bằng nhãn True RMS trên thân máy.
Cách tính giá trị True RMS – Điểm khác nhau của đồng hồ đo RMS và True RMS
Công thức tính giá trị đo hiệu dụng thực True RMS được tính bằng căn bậc hai trung bình của bình phương các giá trị đo tức thời trong một khoảng thời gian.
Phương thức hiển thị giá trị dòng điện/điện áp bằng True RMS (giá trị hiệu dụng thực) thường chỉ thấy ở các dòng đồng hồ vạn năng, ampe kìm cao cấp. Chính vì được tính toán bằng một công thức tối ưu hơn, nên các loại đồng hồ vạn năng, ampe kìm có phương thức đo dòng điện/điện áp bằng True RMS thường được sử dụng trong thực tế. Bởi vì nó có thể giúp người dùng đo chính xác giá trị không chỉ với tín hiệu sin chuẩn mà còn với các dạng sóng bị thay đổi biến dạng. Ví dụ như: sóng hài, xung điện áp, nhiễu điện áp, dòng điện thường gặp ở môi trường có nhiều inverter, biến tần.
Điểm khác nhau của đồng hồ đo RMS và True RMS
Đồng hồ đo điện có True RMS sẽ có độ chính xác cao hơn những chiếc đồng hồ đo điện không có tính năng True RMS. Điều này được thể hiện rõ ràng nhất khi đo những dòng điện có tín hiệu không phải dạng hình sin chuẩn. Vậy còn giữa đồng hồ đo RMS và True RMS thì có gì khác biệt?
Đầu tiên chính là sự khác nhau về tên gọi của 2 tính năng này:
– RMS là chỉ giá trị hiệu dụng trung bình
– True RMS là chỉ giá trị hiệu dụng thực (giá trị thực tế ngay cả khi có biến dạng).
Thứ hai, mặc dù cả đồng hồ đo RMS và True RMS đều có thể đo được tín hiệu sin chuẩn. Thế nhưng dòng đồng hồ đo True RMS có điểm nổi trội hơn. Bởi vì nó còn cho phép đo được cả dòng điện trong các môi trường sóng bị méo, nhiễu điện, sóng hài… Trong khi đó, nếu sử dụng đồng hồ đo RMS thì sai số có thể lên tới 40% khi dạng sóng không còn là hình sin. Cũng chính vì lý do này những dòng đồng hồ đo điện được tích hợp tính năng True RMS cũng thường được đánh giá cao hơn.
Bảng so sánh điểm khác nhau của đồng hồ đo RMS và True RMS
Để hiểu rõ hơn, các bạn có thể xem bảng so sánh thông số đo dưới đây giữa 1 chiếc đồng hồ vạn năng True RMS và 1 chiếc đồng hồ vạn năng thường khác không có True RMS.
Kết quả cho thấy, đồng hồ vạn năng có True RMS Fluke 117 cho kết quả luôn luôn chính xác tuyệt đối. Bất kể tín hiệu dòng điện có sóng hình sin hay hình vuông, dạng sóng hài, răng cưa, méo mó.. . Ngược lại, đối với chiếc đồng hồ vạn năng không có tính năng True RMS, kết quả sai số có thể lên đến tới 40% so với kết quả chính xác.
Bài viết liên quan
- Cách xác định đầu dây cho động cơ 3 pha bằng đồng hồ VOM
- Cách xác định cực âm dương adapter đầy đủ và chi tiết
Nên sử dụng đồng hồ đo RMS hay True RMS?
Khi thực hiện các nhiệm vụ đo đạc điện năng, yếu tố cần đặt lên hàng đầu đó chính là độ chính xác của phép đo. Chính vì thế nên nhiều người dùng sẽ chọn đồng hồ đo điện có True RMS hơn là RMS. Bởi:
Đồng hồ đo điện True RMS có sai số thấp, độ chính xác cao
Các dòng thiết bị đo điện có chức năng True RMS sẽ cung cấp kết quả đo có độ chính xác vượt trội hơn với với những thiết bị không có True RMS. Kể cả khi bạn đo sóng vuông, sóng hài, răng cưa, trong biến tần, dòng và áp trong mạng điện có nhiều thiết bị thông tin.
Đồng hồ đo True RMS đa dạng về sản phẩm, mẫu mã
Nhiều người thường nghĩ rằng ampe kìm, đồng hồ vạn năng hay máy phát hiện sóng được trang bị chức năng True RMS thường chỉ có ở những dòng sản phẩm thuộc phân khúc cao.
Tuy nhiên trong thực tế, do nhu cầu về những thiết bị này ngày càng tăng cao nên các hãng cũng ngày càng đa dạng hơn các sản phẩm có tính năng này. Giá thành của những sản phẩm này cũng nhờ vậy mà được điều chỉnh hợp lý hơn với nhiều đối tượng người dùng.
Một số ampe kìm, đồng hồ vạn năng True RMS phổ biến
Đồng hồ vạn năng, ampe kìm trên thị trường rất đa dạng với nhiều mẫu mã, chủng loại, thương hiệu. Tuy nhiên không phải loại nào cũng được tích hợp chức năng đo True RMS. Do đó, bạn cần phải kiểm tra thật kỹ trên vỏ thiết bị, các tài liệu kỹ thuật đi kèm sản phẩm hoặc thông qua tên gọi để biết được dòng máy đó có được trang bị tính năng này hay không.
Nếu không, bạn có thể tham khảo một số sản phẩm đồng hồ đo điện True RMS ở dưới đây:
– Ampe kìm True RMS Kyoritsu 1051, Hioki 3280-20F, Kyoritsu 2117R, Kyoritsu 2002PA, Fluke 376…
– Đồng hồ vạn năng True RMS nổi bật: Hioki DT4256, Kyoritsu 1021R, Kyoritsu 1020R, APECH AM-117, Fluke 87-V…
Hiện nay, TKTech là địa chỉ chuyên cung cấp các sản phẩm ampe kìm, đồng hồ vạn năng True RMS chính hãng, đa dạng mẫu mã. Tại đây có đủ của nhiều thương hiệu khác nhau như Sanwa, Fluke, Kyoritsu hay Hioki. Với mức giá cả phải chăng, chất lượng bền bỉ và bảo hành chuẩn, chắc chắn TKTech sẽ mang đến cho bạn sản phẩm thiết bị đo điện ưng ý nhất.
Hy vọng qua bài viết này, bạn đã nắm được điểm khác nhau của đồng hồ đo RMS và True RMS. Nếu cần tư vấn thêm, bạn có thể liên hệ với TKTech ở hotline bên dưới để được hỗ trợ nhanh nhất nhé!