Cách kiểm tra tụ điện sống hay chết nhanh, chính xác nhất

Khi các thiết bị điện của bạn gặp trục trặc hay hư hại, người dùng cần tiến hành đo kiểm để xem các linh kiện bên trong máy còn hoạt động hay không. Một trong số nhiệm vụ quan trọng của công tác đó là kiểm tra tụ điện. Vậy có những cách kiểm tra tụ điện sống hay chết nào hiệu quả nhất hiện nay?

Tụ điện là gì? 

Tu-dien-la-mot-linh-kien-quan-trong-trong-mach-dien
Tụ điện là một linh kiện quan trọng trong mạch điện

Tụ điện là một linh kiện điện tử thụ động, được cấu tạo bởi hai bản cực đặt song song và được ngăn cách bởi một lớp điện môi. Khi có sự chênh lệch điện thế tại hai bề mặt đó, mỗi bề mặt sẽ xuất hiện điện tích cùng điện lượng nhưng trái dấu nhau.

Đặc điểm: Tụ điện có tính chất cách điện 1 chiều nhưng cho phép dòng điện xoay chiều đi qua nhờ nguyên lý phóng nạp.

Tụ điện được sử dụng trong các mạch điện tử như: mạch lọc nguồn, lọc nhiễu, mạch truyền tín hiệu xoay chiều, mạch tạo dao động…

– Ký hiệu: C (Capacitor)

– Đơn vị: F (Fara).

Vì sao phải kiểm tra tụ điện?

Một linh kiện đóng vai trò quan trọng trong mạch điện như tụ điện thì việc kiểm tra thường xuyên là điều hết sức cần thiết. Mục đích chính của việc này là để kiểm tra sự thay đổi giá trị điện dung. Bằng cách so sánh các giá trị đo được ở thời điểm hiện tại với giá trị ban đầu. Từ đó người dùng sẽ đánh giá được hệ thống mạch bên trong có bị lỗi hay không, linh kiện có bị hỏng không?

Ví dụ: Khi tụ điện trong các thiết bị như máy bơm, điều hòa, máy lạnh hay quạt điện bị hư hỏng. Sẽ dẫn đến việc máy móc có tiếng kêu rất to hoặc tiếng è è, có mùi và thậm chí ngưng hoạt động. Lúc này, việc nắm bắt được cách kiểm tra tụ điện sống hay chết để phát hiện lỗi và có cách sửa chữa kịp thời.

Nhưng trước khi kiểm tra tụ điện, bạn phải chắc cách được rằng tụ đã xả điện.

Cách xả điện ở tụ đúng cách

Cach-xa-tu-dien-bang-tua-vit
Cách xả tụ điện bằng tua vít

Để xả điện ở tụ, cách dễ dàng và tiện lợi nhất là dùng bóng đèn tròn 120V chạm vào 2 bên đầu tụ. Làm như vậy sẽ có thể xả hết điện còn tích tụ ra khỏi tụ một cách an toàn.

Tuy nhiên, chú ý không được để chạm chân tụ này với chân tụ kia. Chỉ được chạm sau khi tụ đã được xả hết. Việc sờ tay trần vào hai đầu tụ có thể làm xả tụ và gây nguy cơ chết người.

Các cách kiểm tra tụ điện sống hay chết

Sau đây là các hướng dẫn chi tiết phương pháp kiểm tra tụ điện xem nó sống hay chết, tụ điện có bị ngắn hay hở điện không.

1. Các kiểm tra tụ điện sống hay chết bằng đồng hồ vạn năng chỉ thị kim

Đồng hồ vạn năng kim là dụng cụ đo điện phổ biến từ lâu đời và vẫn được người dùng chọn trong nhiệm vụ đo kiểm điện.

Van-nang-kim-la-cach-kiem-tra-tu-dien-song-hay-chet
Vạn năng kim là cách kiểm tra tụ điện sống hay chết

Bước 1: Đảm bảo tụ đã được xả hoàn toàn, sau đó chọn một chiếc đồng hồ VOM kim và chuyển về chế độ OHM. Nhớ dùng mức điện trở cao, khoảng từ 10k đến 1MΩ để kiểm tra.

Bước 2: Kết nối que đo của đồng hồ với các cực của tụ. Nhớ là que đỏ nối với cực (+) và que đen đấu với cực âm (-).

Bước 3: Nếu thấy đồng hồ bắt đầu từ 0 và tăng dần đến vô cực, nghĩa là tụ điện của bạn đang hoạt động tốt. Ngược lại, nếu đồng hồ giữ nguyên ở mức 0 tức là tụ đã bị chết hoặc bị hở điện.

2. Cách kiểm tra tụ điện sống hay chết bằng đồng hồ vạn năng

Phương pháp này đang nói đến hầu hết các dòng đồng hồ VOM điện tử hiện nay. Trước tiên, bạn chọn một chiếc đồng hồ vạn năng còn hoạt động tốt và điều chỉnh thang đo về chế độ 1K. Sau đó chạm que đo vào hai đầu của tụ, đổi que đo và tiếp tục thực hiện lại. Đồng thời bạn nhớ chú ý theo dõi dãy số hiển thị trên mặt đồng hồ. Nếu nó chỉ hiện thị trong vài giây rồi chuyển sang hiển thị Open Line (OL) tức là tụ điện còn tốt. Còn nếu đồng hồ không hiển thị gì, chứng tỏ tụ điện đã bị hỏng.

Kiem-tra-tu-dien-bang-dong-ho-van-nang-so
Kiểm tra tụ điện bằng đồng hồ vạn năng số

3. Cách kiểm tra tụ điện bằng vạn năng kế ở chế độ điện dung

Nếu bạn sở hữu một chiếc đồng hồ vạn năng có sẵn chức năng đo điện dung thì quá tiện lợi. Khi chắc chắn tụ đã được xả, bạn tháo tụ ra khỏi mạch điện, chọn chế độ đo Capacitance trên đồng hồ vạn năng.

Tiếp tục bạn kết nối que đo của đồng hồ với chân của tụ điện và đồng kết quả được hiển thị trên vạn năng kế. Nếu giá trị đo gần bằng với giá trị trên vỏ của tụ điện có nghĩa là tụ đang hoạt động tốt. Còn trong trường hợp giá trị thấp hơn nhiều so với con số trên vỏ của tụ thì có khả năng tụ điện đã bị hỏng và cần thay thế.

4. Cách kiểm tra tụ điện sống hay chết bằng vôn kế

Vôn kế cũng là một thiết bị kiểm tra tình trạng của tụ điện được nhiều kỹ sư điện khuyên dùng. Tuy nhiên, phương thức này đòi hỏi bạn phải quan sát số liệu nhanh chóng, bởi điện trường trong tụ sẽ rất nhanh bị xả.

Kiem-tra-tu-dien-thuc-hien-voi-cac-buoc-don-gian
Kiểm tra tụ điện thực hiện với các bước đơn giản

Quy trình đo tụ bằng vôn kế thực hiện như sau:

Bước 1: Tách tụ ra khỏi mạch

Bước 2: Xem giá trị điện áp được ghi trên tụ điện

Bước 3: Sạc điện cho tụ điện bằng một dòng điện áp thấp hơn điện áp ghi trên trong vài giây.

Bước 4: Điều chỉnh thang đo trên vôn kế, gắn cực dương của tụ điện và dây dương của máy đo, cực âm nối với âm.

Bước 5: Lập tức chú ý đến điện áp ban đầu hiển thị trên vôn kế. Nếu giá trị gần với điện áp bạn cấp cho tụ điện thì linh kiện của bạn còn hoạt động tốt. Ngược lại, con số thấp hơn thì tụ đã hỏng.

5. Cách kiểm tra tụ điện sống hay chết bằng nhíp đo LCR

So với các Cách kiểm tra tụ điện sống hay chết ở trên phương pháp này ít phổ biến hơn. Nó phù hợp nhất khi kiểm tra tụ điện cho các loại linh kiện dán SMD.

Bài viết liên quan có thể bạn quan tâm

Lưu ý khi sử dụng đồng hồ vạn năng đo điện dung

Đa số cách kiểm tra tụ điện sống hay chết đều sử dụng thiết bị đồng hồ đo điện vạn năng. Do vậy khi thao tác, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:

– Để tốt nhất, hãy chọn vạn năng kỹ thuật số để đảm bảo nguồn cho mạch đã được tắt

– Nếu tụ điện được sử dụng trong mạch xoay chiều, hãy đặt đồng hồ ở thang đo điện áp xoay chiều và ngược lại đối với mạch một chiều DC.

– Cẩn thận trong quá trình kiểm tra tụ điện. Nếu có sự cố nứt hoặc rò rỉ, cần nhanh chóng thay tụ điện mới.

– Di chuyển núm vặn và chọn dải đo phù hợp với chế độ đo điện dung của vạn năng kế.

Cach-kiem-tra-tu-dien-dien-dung-an-toan
Cách kiểm tra tụ điện, điện dung an toàn

Nên mua đồng hồ vạn năng đo tụ điện loại nào? Mua ở đâu?

Nếu bạn đang tìm kiếm dòng đồng hồ đo điện có chức năng đo tụ điện cho kết quả nhanh chóng và chính xác. Hãy tham khảo ngay các sản phẩm được giới thiệu dưới đây nhé!

– Đồng hồ đo điện tử Sanwa CD800a (Nhật Bản)

Đây là chiếc vạn năng kế cung cấp nhiều chức năng như đo điện trở, đo tụ điện, điện áp, đo dòng AC/DC. đo tần số HZ với độ chính xác cao.

– Đồng hồ vạn năng Kyoritsu 1009 (Nhật Bản)

Với dải đo rộng, đây cũng là một sản phẩm hoàn hảo cho việc ứng dụng cách kiểm tra tụ điện sống hay chết bằng đồng hồ vạn năng.

– Đồng hồ vạn năng đo tụ điện Hioki DT4254, Hioki DT4282 (Nhật Bản)

Hioki DT4254 có khả năng đo tụ điện 1.000μF đến 10.00mF với sai số nhỏ nhất trong khoảng ±0.7% rdg ±5 dgt. Còn sản phẩm Hioki DT4282 mang đến thông số chính xác cao với dải đo điện dung từ 1.000 nF đến 100.0 mF /±1.0 % rdg. ±5 dgt. Hệ thống đèn phát sáng giúp bạn có thể quan sát số liệu ngay cả khi trời tối.

Đồng Hồ Vạn Năng Hioki DT4223 Chỉ Thị Số
Đồng hồ vạn năng Hioki DT4223 chỉ thị số

Vì sao nên chọn mua hàng tại TKTech?

Hiện tại, TKTech là công ty chuyên cung cấp thiết bị đo điện như đồng hồ vạn năng, ampe kìm… chính hãng từ các thương hiệu đình đám. Tất cả sản phẩm đều có giấy tờ xuất xứ, chế độ bảo hành chuẩn quy định hãng. Cam kết bán hàng chất lượng từ chức năng sản phẩm cho đến giá thành. Liên hệ với TKTech nếu có nhu cầu tìm mua đồng hồ vạn năng nhé! Cảm ơn đã theo dõi bài viết hướng dẫn “cách kiểm tra tụ điện sống hay chết” hôm nay!

Bài viết liên quan
nguon gay xam nhap do am
Mùa đông đến mang theo cái lạnh giá và những cơn mưa phùn dai dẳng. Tuy nhiên, bên cạnh những cảm giác ấm áp bên bếp lửa, nhiều gia đình lại phải đối mặt với vấn đề ẩm mốc khó chịu. Độ ẩm cao trong nhà không chỉ gây ảnh…
may do do am
Hầu hết chủ nhà và chủ doanh nghiệp đều không muốn nấm mốc phát triển trong nhà của họ. Nhưng có rất ít người chủ động kiểm tra nấm mốc, để đến khi có dấu hiệu phổ biến như mùi mốc, vật liệu đổi màu mới tìm cách khắc phục.…
do am anh huong den san go
Độ ẩm là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến tuổi thọ và vẻ đẹp của sàn gỗ. Khi độ ẩm không khí thay đổi, sàn gỗ cũng sẽ có những phản ứng khác nhau, từ co ngót đến phồng rộp. Do đó, bạn cần biết độ…
tieu chuan dien tro dat
Điện trở đất là một thông số kỹ thuật tưởng chừng như đơn giản, nhưng lại đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ con người và thiết bị khỏi các tác hại của dòng điện. Trong bài viết này, TKTECH sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về tiêu…

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *