Tia laser hiện được ứng dụng khá nhiều trong đời sống. Mỗi mục đích sử dụng sẽ tương ứng với từng loại bước sóng khác nhau. Vậy bước sóng tia laser là gì, nó có những loại nào và ứng dụng ra sao? Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây để sử dụng các thiết bị có tia laser với bước sóng phù hợp nhé!
Bước sóng tia laser là gì?
Bước sóng tia laser là khoảng cách ngắn nhất giữa hai giao động đặt cùng pha, đồng thời là khoảng cách giữa hai đỉnh sóng (ở đây sóng sẽ đạt giá trị lớn nhất). Hay nói cách khác, đây là tổng quát giữa hai cấu trúc lặp lại của sóng tại một thời điểm nhất định. Nó được ký hiệu là lamda (λ).
Bước sóng tia laser là một trong những thông số quan trọng của máy cân bằng laser. Mỗi loại tia laser của thiết bị này sẽ có bước sóng khác nhau, ảnh hưởng đến tính chất và ứng dụng của thiết bị.
Các loại bước sóng tia laser mà mắt thường có thể nhìn thấy
Một số loại tia laser khác nhau sẽ có bước sóng khác nhau, mắt thường có thể nhìn thấy những loại tia có bước sóng từ 380 – 700nm. Cụ thể:
380nm – 440nm : ánh sáng tím
430nm – 460nm: ánh sáng chàm
450nm – 510nm: ánh sáng lam
500nm – 575nm: ánh sáng lục
570nm – 600nm: ánh sáng vàng
590nm – 650nm: ánh sáng cam
640nm – 760nm: ánh sáng đỏ.
Với những bước sóng dưới 380nm ngoài vùng ánh sáng tím thì con người sẽ không nhìn thấy được. Bao gồm những loại tia có năng lượng cao như tia cực tím, tia Gamma, tia X… Thậm chí những tia laser này có ảnh hưởng không nhỏ tới mắt người khi nhìn trực tiếp.
Ngoài ra, các bước sóng dài trên 760 nm ngoài vùng ánh sáng đỏ thì có năng lượng thấp hơn và mắt người cùng sẽ không nhìn thấy được. Bao gồm tia hồng ngoại, radio, Viba… Những loại này hiện đang được ứng dụng rộng rãi trong các remote điều khiển từ xa.
Ứng dụng của bước sóng tia laser trong thực tế
Mỗi loại tia laser sẽ tương thích với một loại bước sóng có công suất khác nhau, vì thế con người có thể lựa chọn và thay đổi linh hoạt để phù hợp cho nhu cầu sử dụng. Hiện nay, ứng dụng của tia laser có bước sóng khác nhau vô cùng phong phú. Ví dụ
>> Có thể bạn quan tâm
- Máy đo khoảng cách đo tối đa bao nhiêu mét? Ứng dụng máy đo khoảng cách
- Hướng dẫn cách sửa pin máy đo khoảng cách gặp lỗi
Trong ngành chế tạo thủy tinh
Thủy tinh được biết đến là chất liệu có độ cứng cao, vậy nên khi khắc thủy tinh người ta thường phải sử dụng tia laser để đảm bảo độ chính xác cao nhất. Khi chế tác thủy tinh bằng tia laser, cần sử dụng những loại tia laser có bước sóng lớn, công suất từ 10.6 um hay 355 nm.
Trong ngành y học
Đặc biệt là trong ngành phẫu thuật mắt thì thường sẽ sử dụng tia laser Argon (Ar) có công suất thấp với bước sóng 488 nm và 514.5 nm. Ngoài ra, bước sóng tia laser còn được ứng dụng trong điều trị ung thư, điều trị da liễu và nha khoa.
Trong ngành xây dựng, thiết kế nội ngoại thất
Hiện nay, để thuận tiện cho việc theo dõi, quan sát thấy trước một số ánh sáng khác của môi trường, các kỹ sư sẽ sử dụng đến một số dụng cụ chuyên dụng như máy đo khoảng cách hay máy cân bằng laser. Thường hai thiết bị này sẽ có bước sóng màu xanh lục (khoảng 490-570nm) và màu đỏ (630-750nm) để hỗ trợ công việc đo lường hiệu quả, chính xác hơn.
Trong lĩnh vực công nghệ và sản xuất
Đối với ngành công nghệ thông tin, bước sóng tia laser được sử dụng để truyền tín hiệu thông tin với tốc độ cao hơn so với các công nghệ truyền thống.
Trong ngành khoa học công nghệ, tia laser được sử dụng rất phổ biến ở các ngành vật liệu học, điện tử, cơ khí, hóa học, quang học…
Đối với các ngành nghề sản xuất, bước sóng laser được sử dụng để cắt, hàn, khắc và gia công các vật liệu khác nhau.
Kết luận
Trên đây là một số thông tin về bước sóng tia laser cho bạn đọc tham khảo thêm những kiến thức. Nếu có nhu cầu sử dụng máy đo khoảng cách hay máy cân bằng laser, hãy liên hệ với TKTECH nhé! Chúng tôi là đơn vị chuyên cung cấp thiết bị đo lường với 10 năm kinh nghiệm, đảm bảo mang đến cho khách hàng sản phẩm chất lượng với nhiều ưu đãi hấp dẫn.