Mùa đông đến mang theo cái lạnh giá và những cơn mưa phùn dai dẳng. Tuy nhiên, bên cạnh những cảm giác ấm áp bên bếp lửa, nhiều gia đình lại phải đối mặt với vấn đề ẩm mốc khó chịu. Độ ẩm cao trong nhà không chỉ gây ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn làm hỏng đồ đạc và gây ra nhiều vấn đề khác. Vậy các nguồn gây xâm nhập độ ẩm vào mùa đông là những gì?
Nguồn gây xâm nhập độ ẩm – Vỡ đường ống nước
Một trong những nguồn gây xâm nhập độ ẩm phổ biến nhất vào mùa đông đó chính là đường ống nước bị vỡ. Khi nước đóng băng, ống nước sẽ giãn nở . Khi không có nơi nào để thoát ra, băng trong đường ống sẽ lấp đầy hoàn toàn ống nước, trở thành vật cản của dòng nước chảy. Điều này tạo ra áp suất quá mức trong đường ống, không có lối thoát cho đến khi chính đường ống đó bị hư hỏng.
Những đường ống nước có khả năng vỡ nhiều nhất thường tiếp xúc với không khí ngoài trời mà không có lớp cách nhiệt nên sẽ dễ dàng nhìn thấy. Còn các ống vỡ ẩn bên dưới sàn nhà, trong tường sẽ khó tìm thấy hơn.
Dấu hiệu để nhận biến sẽ là sàn/tường bị đổi màu, vũng nước đọng hoặc mùi của ẩm mốc. Việc kiểm tra bản thiết kế toà nhà để tìm vị trí đường ống, sử dụng máy đo độ ẩm vật liệu dọc theo tường và sàn nơi đường ống chạy qua có thể giúp bạn tiến hành quá trình tìm nguyên nhân gây ra tình trạng ẩm mốc trong nhà vào mùa đông.
Nguồn gây xâm nhập độ ẩm – Không gian gác mái/mái nhà
Vào mùa đông, trên các gác xép hoặc mái nhà của một công trình cũng có thể là nguồn gây xâm nhập độ ẩm, bởi tuyết có xu hướng tích tụ ở trên đó. Điều này dẫn đến tình trạng nước tràn vào công trình theo các cách sau:
- Sức nặng của tuyết có thể khiến một phần mái nhà bị sập hoặc yếu đi, khiến hơi ẩm xâm nhập vào bên trong.
- Nhiệt từ gác xép cách nhiệt kém có thể khiến tuyết tan ra, nhưng sau đó có thể đóng băng lại khi ngấm vào vật liệu mái nhà và tràn ra, tạo thành các khoảng trống để hơi ẩm xâm nhập.
- Những khe hở ở trên mái nhà thường không được chú ý nhưng nó đủ để một lượng tuyết bao quanh, khiến hơi ẩm tiếp tục tràn vào lỗ hổng.
Những trường hợp này có thể gây ra tình trạng hơi ẩm xâm nhập liên tục, ngay cả khi tuyết đã tan. Dấu hiệu để nhận biết nguồn gây xâm nhập độ ẩm từ gác xép hoặc mái nhà đó chính là sự thay đổi màu của trần nhà, hoặc các bức tường cao trên tầng cao nhất của công trình đó. Việc kiểm tra cách nhiệt trong không gian gác xép cũng có thể giúp bạn phát hiện được sự xâm nhập độ ẩm có ở khu vực này hay không.
Cách khắc phục rò rỉ ở gác xép/mái nhà
Kiểm tra độ ẩm của lớp cách nhiệt trong gác xép kỹ càng bằng máy đo độ ẩm đầu dò rời có độ dài phù hợp. Loại đầu dò này sẽ giúp đi sâu vào lớp cách nhiệt dễ dàng để tìm ra các khu vực ẩm. Việc nâng cấp lớp cách nhiệt của gác mãi cũng giúp ngăn chặn nhiệt từ tòa nhà rò rỉ qua mái nhà, ngăn tình trạng tuyết tan và đóng băng trở lại khi mùa đông tới.
Xem thêm: Tìm hiểu về máy đo độ ẩm vật liệu Testo
Nguồn gây xâm nhập độ ẩm – Khung cửa sổ và cửa ra vào
Vào mùa đông, dọc theo khung cửa sổ và các cửa ra vào cũng là nguồn gây xâm nhập độ ẩm phổ biến cho căn nhà của bạn. Tuyết có thể tích tụ trên bệ cửa sổ trong suốt mùa đông và khi tuyết tan, sẽ rò rỉ vào tòa nhà qua các khe hở trên khung. Tuyết tích tụ gần cửa ra vào dẫn vào bên trong cũng có thể gây ra lũ lụt nhỏ.
Những nguồn gây xâm nhập độ ẩm này khá nhỏ nên có thể dễ dàng dọn dẹp xử lý. Tuy nhiên nếu không được kiểm soát, nó có thể gây ra thiệt hại đáng kể cho công trình. Ví dụ, nếu nước chảy một phần vào khe hở trên khung cửa sổ rồi đóng băng, sự giãn nở kết quả có thể làm nứt khung và cho phép nhiều hơi ẩm hơn vào cấu trúc. Lượng tuyết lớn nằm quá gần lối vào mặt đất có thể gây ngập lụt tạm thời khi tuyết tan.
Nguồn gây xâm nhập độ ẩm – Các vết nứt ở móng và tường nhà
Những vết nét ở móng và tường ngoài của công trình chính là nguồn gây xâm nhập độ ẩm lớn trong nhiều năm, nhất là cuối mùa đông. Nếu mùa đông kéo dài, tuyết có thể tích tụ ở hai bên của tòa nhà, tuyết tan có thể gây ra một số trận lụt cho công trình bằng cách rò rỉ qua các vết nứt ở móng hoặc tường ngoài.
Dấu hiệu xuất hiện độ ẩm xâm nhập có thể không xuất hiện trong nhiều ngày sau khi có nước đọng lại do tuyết. Bởi vì nguồn gây xâm nhập độ ẩm này thường nằm dưới sàn nhà và không thể nhìn thấy bằng mắt thường. Phải mất một thời gian để độ ẩm dư thừa bốc hơi khỏi nền móng, gây ra đủ thiệt hại cho hệ thống sàn nhà phía trên để có thể nhận thấy.
Tuỳ vào loại hệ thống cấu trúc sàn, dấu hiệu hơi ẩm cũng khác nhau. Ví dụ: Hệ thống sàn gỗ có thể bị cong vênh, lồi lõm khi các tấm ván sàn giãn nở và ép vào nhau. Sàn gạch có thể bị lỏng khi keo dán bị hỏng. Hoặc, người ở có thể nhận thấy mùi ẩm mốc bốc ra từ sàn nhà khi sự kết hợp của độ ẩm và bóng tối thúc đẩy nấm mốc phát triển.
Kiểm tra độ ẩm bằng máy đo độ ẩm và nhiệt ẩm kế chuyên dụng
Việc tìm kiếm nguồn gây xâm nhập độ ẩm là không đủ, mà còn cần phải kiểm tra nhiều loại vật liệu khác nhau trong kết cấu tòa nhà để xác định xem chúng có bị ảnh hưởng bởi độ ẩm hay không. Sau đó tiến hành các giải pháp sửa chữa, thay thế kịp thời. Tuy nhiên, khó có thể xác định chính xác vị trí rò rỉ trong kết cấu ngay từ đầu, bạn cần phải sử dụng các loại dụng cụ đo độ ẩm để theo dõi các túi hơi ẩm, nguồn xâm nhập trong một công trình.
Sử dụng nhiệt ẩm kế để thu hẹp phạm vi tìm kiếm
Khi bắt đầu kiểm tra độ ẩm cho một công trình, nhiệt ẩm kế là công cụ hữu ích để thu hẹp phạm vi tìm kiếm. Thiết bị này có chức năng kiểm tra độ ẩm tương đối (RH) trong một khu vực nhất định. Qua đó, bạn có thể xác định phòng nào có giá trị RH cao bất thường, nơi đó có nhiều khả năng chữa hoặc ở gần nguồn gây xâm nhập độ ẩm nhất.
Bạn có thể tham khảo bài viết: Nhiệt ẩm kế để bàn nào tốt, giá rẻ, bán chạy nhất 2023 để tìm được thiết bị phù hợp hỗ trợ hiệu quả và tiết kiệm cho công việc tìm ra nguyên nhân chính gây ra tình trạng ẩm mốc trong nhà vào mùa đông.
Sử dụng máy đo độ ẩm không có chân kiểm tra khu vực rộng
Khi kiểm tra độ ẩm trên các bề mặt phẳng, máy đo độ ẩm không chân là cách tìm ra các túi ẩm nhanh và dễ dàng nhất. Thiết bị này có thể kiểm tra một khoảng không gian rộng cho một lần thao tác, bạn chỉ cần nhấc máy đo lên, đặt nó vào một điểm khác là có thể đo ngay lập tức.
Tham khảo sản phẩm: Máy đo độ ẩm Bê tông, Thạch cao Total Meter EM-4806
Sử dụng máy đo độ ẩm dạng ghim để xác định chính xác nguồn gây xâm nhập độ ẩm
Mặc dù máy đo dạng ghim hữu ích trong việc nhanh chóng xác định xem vật liệu xây dựng có bị ẩm hay không, nhưng thiết bị này lại rất hiệu quả trong việc xác định độ sâu của túi ẩm, ranh giới chính xác của vùng bị ẩm.
Tham khảo sản phẩm: Máy đo độ ẩm Delmhorst BD-10, máy đo độ ẩm đa chức năng PCE-MMK 1, máy đo độ ẩm Laserliner 082.013A.
Trên đây là 4 nguồn gây xâm nhập độ ẩm, tình trạng ẩm mốc trong nhà vào mùa đông. Bằng cách xác định và khắc phục kịp thời, bạn hoàn toàn có thể tạo ra một không gian sống khô ráo, sạch sẽ và thoải mái cho cả gia đình. Nếu có nhu cầu tìm mua các thiết bị đo độ ẩm, hãy liên hệ TKTECH qua hotline 028 668 357 66 để được hỗ trợ tư vấn và báo giá tốt nhất.