Tủ hút khí độc – Cấu tạo, phân loại và cách sử dụng

Tủ hút khí độc là thiết bị không thể thiếu trong các phòng thí nghiệm, đảm bảo môi trường làm việc an toàn và sạch sẽ. Với khả năng loại bỏ hiệu quả các chất khí độc hại, tủ giúp bảo vệ sức khỏe của người sử dụng và ngăn ngừa các tai nạn tiềm ẩn. Trong bài viết này, hãy cùng TKTECH tìm hiểu về đặc điểm, cách sử dụng và một số sản phẩm tiêu biểu từ các thương hiệu uy tín nhé!

Tủ hút khí độc là gì?

Tủ hút khí độc (còn được gọi là tủ hút hóa chất hay tủ hút phòng thí nghiệm), đây là thiết bị thí nghiệm phòng Lab an toàn quan trọng. Loại tủ này được thiết kế để bảo vệ người sử dụng và môi trường xung quanh khỏi các khí độc hại, hóa chất bay hơi hay các tác nhân nguy hiểm khác. 

tu-hut-khi-doc

Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của tủ hút khí độc

Về cấu tạo, thiết bị có chức năng hút khí độc được thiết kế bao gồm các bộ phận cơ bản như:

  • Thân tủ: Thường được làm từ các vật liệu chịu hóa chất như thép không gỉ, nhựa polypropylene hoặc kính chịu nhiệt.
  • Mặt trước: Có cửa kính hoặc nhựa trong suốt, có thể mở ra để dễ dàng thao tác bên trong tủ và quan sát quá trình thí nghiệm.
  • Hệ thống thông gió: Bao gồm quạt hút và bộ lọc để loại bỏ khí độc trước khi xả ra môi trường bên ngoài.
  • Bộ lọc: Được trang bị bộ lọc HEPA hoặc bộ lọc than hoạt tính để xử lý các hạt bụi nhỏ và khí độc hại.
  • Bộ phận khác: Hệ thống đèn huỳnh quang chiếu sáng, chân tủ, đường ống thải khí, hệ thống nước và bồn rửa.

Ngoài ra, tủ hút khí độc còn có thể bao gồm các bộ phận khác như:

  • Bảng điều khiển: Bảng điều khiển cho phép người sử dụng điều chỉnh tốc độ hút khí, bật/tắt đèn và theo dõi các thông số của hệ thống giám sát.
  • Vòi nước: Vòi nước cung cấp nước để rửa sạch các dụng cụ và hóa chất thí nghiệm.
  • Ổ cắm điện: Ổ cắm điện cung cấp nguồn điện cho các thiết bị thí nghiệm.

Về nguyên lý hoạt động: Khi hoạt động, quạt hút của tủ sẽ tạo ra luồng không khí chảy từ bên ngoài qua cửa mở vào bên trong tủ và sau đó qua bộ lọc. Luồng không khí này sẽ mang theo các khí độc và hơi hóa chất ra ngoài qua hệ thống ống dẫn, đảm bảo môi trường bên ngoài không bị ô nhiễm.

cau-tao-cua-tu-hut-khi-doc

5 loại tủ hút khí độc được sử dụng phổ biến hiện nay

Có bao nhiêu loại tủ hút khí độc? Hiện nay, loại thiết bị này rất đa dạng và về kiểu dáng lẫn chức năng. Mỗi loại tủ đều có đặc điểm riêng để phù hợp với các nhu cầu và điều kiện làm việc cụ thể. Điển hình như:

Tủ hút khí độc cố định

Tủ hút độc cố định thường được làm từ thép không gỉ hoặc nhựa polypropylene để chịu được các tác động của hóa chất. Thiết bị được lắp đặt tại một vị trí cụ thể trong phòng thí nghiệm và kết nối với hệ thống thông gió của tòa nhà. 

Với hiệu suất cao, tủ có khả năng xử lý lượng lớn khí độc và hóa chất bay hơi, thường được sử dụng trong các phòng thí nghiệm có quy mô lớn. Bên cạnh đó, tủ cố định còn được trang bị quạt hút công suất cao và hệ thống ống dẫn khí để đảm bảo loại bỏ hiệu quả các khí độc hại.

Tủ hút khí độc di động

Tủ hút độc di động thường được làm từ các vật liệu nhẹ nhưng bền để dễ dàng di chuyển và chịu được hóa chất, trang bị thêm bánh xe giúp dễ dàng di chuyển giữa các vị trí khác nhau trong phòng thí nghiệm. Loại tủ hút này có hệ thống quạt hút và bộ lọc nội bộ để xử lý khí độc mà không cần kết nối với hệ thống thông gió của tòa nhà.

Tủ hút khí độc không ống dẫn 

Tủ hút khí độc không ống dẫn này sử dụng bộ lọc nội bộ (như bộ lọc HEPA và than hoạt tính) để xử lý khí độc mà không cần hệ thống ống dẫn ra ngoài. Thiết bị thường có kích thước nhỏ gọn, phù hợp với các phòng thí nghiệm có không gian hạn chế, bộ lọc có thể dễ dàng thay thế và bảo trì định kỳ.

Tủ hút khí độc mini (Tủ hút cá nhân)

Tủ khí độc mini là loại tủ được thiết kế nhỏ gọn để sử dụng cho mục đích cá nhân hoặc trong các phòng thí nghiệm nhỏ. Với thiết kế đơn giản, sử dụng các bộ lọc nội bộ để xử lý khí độc nên rất dễ dàng thao tác sử dụng và bảo trì.

Tủ hút khí độc chuyên dụng 

Tủ hút khí độc chuyên dụng là loại tủ sử dụng các vật liệu đặc biệt để chịu được các điều kiện khắc nghiệt, phù hợp cho các ứng dụng như xử lý hóa chất có độ ăn mòn cao, hoặc sử dụng trong các môi trường đặc biệt (phòng sạch).

Ngoài ra, tủ hút độc trong phòng thí nghiệm còn được phân loại thành tủ hút khí độc có ống và không ống (tủ hút khí độc tuần hoàn). Thiết bị này cũng được phân loại theo các ứng dụng như:

  • Loại A (ứng dụng trong xử lý hoá chất, vật liệu nguy hiểm có tốc độ dòng khí từ 125 – 150 LFM).
  • Loại B (phổ biến trong các phòng thí nghiệm, với tốc độ dòng khoảng 100 LFM).
  • Loại C (ứng dụng đối với các vật liệu, hoá chất không mang tính độc hại cao, tốc độ dòng khí từ 50 – 80 LFM).

cac-loai-tu-hut-khi-doc

Công dụng tủ hút khí độc phòng thí nghiệm

Tủ hút khí độc giúp loại bỏ các khí độc hại và hơi hóa chất bay hơi phát sinh trong quá trình thí nghiệm, ngăn chặn chúng tiếp xúc với người sử dụng. Nhờ vậy sẽ giảm nguy cơ người sử dụng bị phơi nhiễm với các hóa chất độc hại và tác nhân gây bệnh.

Bên cạnh đó, tủ hút độc còn giúp kiểm soát và ngăn chặn sự lan tỏa của các chất độc hại vào không khí trong phòng thí nghiệm. Hệ thống lọc khí và quạt hút của tủ giúp loại bỏ hiệu quả các tác nhân gây hại khỏi môi trường làm việc. Đảm bảo không khí sạch và an toàn cho người sử dụng. Khi trang bị tủ hút khí độc, phòng thí nghiệm sẽ đảm bảo tuân thủ các quy định pháp luật và tiêu chuẩn quốc tế về an toàn phòng thí nghiệm.

cong-dung-cua-tu-hut-khi-doc

Hướng dẫn sử dụng tủ hút khí độc trong phòng thí nghiệm

Để thao tác và dùng loại tủ có chức năng đặc biệt này hiệu quả, người sử dụng cần nắm được cấu tạo, nguyên lý hoạt động và thực hiện theo hướng dẫn cụ thể các bước dưới đây:

– Bước 1: Bật hệ thống đèn và hệ thống quạt hút khí của tủ lên, chờ cho đến khi khí độc còn dư trong tủ bay hết đi.

– Bước 2: Nâng tấm kính lên độ cao phù hợp để tiến hành thao tác các thí nghiệm. Đảm bảo quạt hút khí luôn chạy liên tục trong thời gian làm thí nghiệm.

– Bước 3: Thực hiện hạ tấm kính xuống để hệ thống hút hết khí độc sau khi bạn đã làm xong các thí nghiệm.

Bước 4: Nhớ tắt các đèn và nguồn của tủ hút khí.

Lưu ý khi sử dụng tủ hút khí độc

Sau khi nắm được cách sử dụng tủ hút trong phòng thí nghiệm, người thực hiện cần chú ý tuân thủ thêm các điều kiện sau để làm việc hiệu quả và an toàn hơn:

  • Trước khi làm thao tác, bạn cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất, kiểm tra tủ xem có hoạt động bình thường và chính xác không.
  • Luôn để cửa tủ càng thấp càng tốt, không nâng lên quá mức an toàn và nhớ đóng tủ lại khi không sử dụng.
  • Cảnh báo mức độ an toàn về vị trí thao tác (tối thiểu 6 inch tính từ phía cửa tủ) để hạn chế khả năng khói thoát ra ngoài
  • Đặt ô cắm điện bên ngoài tủ để tránh các tia lửa điện làm cháy hoá chất, gây ra cháy nổ.
  • Không lạm dụng tủ hút khí để đựng hoặc lưu trữ quá nhiều loại hoá chất trong tủ.
  • Không sử dụng một tủ cho nhiều mục đích khác nhau để tránh hư hỏng, chỉ nên dùng tủ để hút dung môi hữu cơ, axit hoặc phá mẫu.
  • Luôn vệ sinh sạch sẽ và cẩn thận tủ sau mỗi lần sử dụng để đảm bảo độ bền lâu dài.

Phân biệt tủ hút khí độc và tủ an toàn sinh học 

Cả hai đều là những dụng cụ quan trọng trong phòng thí nghiệm nhằm bảo vệ người sử dụng và môi trường làm việc. Tuy nhiên, mỗi loại tủ được thiết kế cho từng mục đích, có chức năng và ứng dụng khác nhau. 

Tủ hút khí độcTủ an toàn sinh học
Chức năngLoại bỏ khí độc và hoá chất bay hơi

Bảo vệ an toàn cho người sử dụng khỏi các khí độc, hóa chất nguy hiểm

Bảo vệ sản phẩm khỏi nhiễm khuẩn, bảo vệ sử dụng khỏi tác nhân sinh học và môi trường an toàn

Sử dụng bộ lọc HEPA để lọc và tuần hoàn không khí

Ứng dụngSử dụng trong các phòng thí nghiệm hoá học (pha chế và xử lý hóa chất độc hại), phòng thí nghiệm sinh họcSử dụng chủ yếu trong các phòng thí nghiệm sinh học (nuôi cấy tế bào, nghiên cứu vi sinh…), y học và công nghệ sinh học
Loại khí xử lýCác khí độc, hóa chất bay hơi và hạt bụiCác tác nhân sinh học như virus, vi khuẩn, nấm và tế bào gây hại

Cách lựa chọn tủ hút khí độc cho phòng thí nghiệm

Việc xem xét kỹ lưỡng các yếu tố dưới đây sẽ giúp quý khách chọn được tủ hút khí độc chất lượng, đảm bảo an toàn và hiệu quả trong công việc thí nghiệm.

Nhu cầu sử dụng

– Xác định loại hoá chất và khí độc mà bạn sẽ làm việc là gì để chọn tủ hút có khả năng xử lý phù hợp.

– Đánh giá lượng khí độc phát sinh để chọn tủ hút có công suất phù hợp

– Nếu chủ yếu làm việc với hóa chất, bạn cần tủ hút có hệ thống thông gió mạnh mẽ và bộ lọc phù hợp. Còn nếu làm việc với các tác nhân sinh học, bạn có thể cần tủ an toàn sinh học thay vì tủ hút độc.

Chọn loại tủ hút phù hợp

Tủ hút cố định: Thích hợp cho các phòng thí nghiệm cần yêu cầu xử lý lượng lớn khí độc. Tuy nhiên bạn cần kết nối với hệ thống thông gió của tòa nhà.

Tủ hút di động: Phù hợp với các phòng thí nghiệm có nhu cầu thay đổi vị trí làm việc thường xuyên. Không cần kết nối với hệ thống thông gió của tòa nhà.

Tủ hút khí độc không ống dẫn: Sử dụng bộ lọc nội bộ để xử lý khí độc nên không cần hệ thống ống dẫn phức tạp, dễ lắp đặt và bảo trì, phù hợp với các phòng thí nghiệm có không gian hạn chế.

Đảm bảo tuân thủ tiêu chuẩn an toàn

Bạn nên chọn những loại tủ có chứng nhận tuân thủ các tiêu chuẩn quốc tế như ANSI/ASHRAE 110, EN 14175, hoặc các tiêu chuẩn tương tự. Nếu làm việc với các hóa chất dễ cháy nổ, chọn tủ hút có khả năng chống cháy nổ. Nên chọn tủ hút làm từ thép không gỉ hoặc nhựa polypropylene để chịu được các hóa chất ăn mòn.

Giá của tủ hút khí độc

Bên cạnh việc chọn những mẫu tủ hút thiết kế tiện lợi để dễ sử dụng và vệ sinh, bạn cần biết tủ hút khí độc phòng thí nghiệm giá bao nhiêu? Như vậy mới đảm bảo mua được sản phẩm phù hợp với ngân sách của mình, nhưng vẫn đáp ứng đủ các yêu cầu về chất lượng và an toàn. Cần xem xét thêm các chi phí bảo trì và thay thế bộ lọc trong dài hạn để đảm bảo tiết kiệm chi phí.

Có thể mua tủ hút khí độc uy tín ở đâu trên thị trường?

TKTECH hiện đang là đơn vị phân phối các sản phẩm, dụng cụ phòng thí nghiệm hàng đầu tại Việt Nam. Nếu quý khách hàng có nhu cầu mua các loại tủ hút độc, hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và báo giá tủ hút khí độc phòng thí nghiệm phù hợp nhất, đảm bảo mức giá tốt nhất trên thị trường.

Công ty TNHH TM DV Công nghệ TK

Website: https://tktech.vn/

Địa chỉ: 232/14 đường số 9, phường 9, quận Gò Vấp, TP.HCM

Hotline: 028 668 357 66 – 09 777 65 444

Không tìm thấy sản phẩm nào khớp với lựa chọn của bạn.