Khi các thiết bị điện, máy móc được kết nối với nhau nhưng bị mất kết nối, kỹ thuật viên, thợ điện đều cần phải thực hiện đo thông mạch cho dòng điện. Điều này đảm bảo giúp thợ điện có thể kiểm tra được vị trí hỏng hóc, dây kết nối có bị hỏng hóc không? Vậy thiết bị đo thông mạch là gì? Cách sử dụng như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu về dụng cụ đo lường này tại bài viết hôm nay nhé!
Thế nào là đo thông mạch?
Thông mạch của dòng điện, thiết bị điện chính là trạng thái khi có dòng điện chạy qua nó. Hoạt động đo thông mạch giúp người dùng kiểm tra xem mạch điện này hiện đang có hay không qua thiết bị. Có một điểm cần lưu ý là chỉ khi mạch kín và hoàn chỉnh thì mới có tính thông mạch.
Khi tiến hành đo kiểm thông mạch, các thiết bị đo sẽ kiểm tra điện trở chạy qua mạch đó. Khi thiết bị đo thông mạch phát ra âm thanh “bíp” có nghĩa đây là mạch kín và có tính thông mạch. Ngược lại, nếu thiết bị đo không thực hiện được phép đo chứng tỏ mạch điện ấy không có tính thông mạch.
Nguyên lý đo thông mạch
Một dòng điện nhỏ sẽ được gửi đi để đo điện trong toàn mạch, kiểm tra xem dòng điện có tính liên tục hay không. Từ đó có được các đánh giá xem có đảm bảo mạch điện, thiết bị đó đang sử dụng tốt hay không. Thông thường, phép đo biểu thị thông mạch sẽ có giá trị từ 0 – 50 Ohm. Các dụng cụ đo thông mạch sẽ kiểm tra và xác định tính thông mạch dựa trên âm thanh bíp hoặc đèn báo hiệu.
Sử dụng các thiết bị đo thông mạch có tác dụng gì?
Từ việc đo thông mạch sẽ giúp người dùng phát hiện được các vấn đề như:
– Dây dẫn còn hoạt động tốt không hay đã bị đứt, có đảm bảo tính dẫn điện không
Một hiện tượng thường thấy ở các dây cáp sạc, dây nối hoặc dây tai nghe đó là đứt dây dẫn ở bên trong mặc dù bên ngoài trông rất bình thường. Chúng có thể bị đứt bên trong do chịu quá nhiều áp lực. Việc đo thông mạch sẽ giúp hỗ trợ kiểm tra nhanh dây dẫn có bị đứt bên trong hay không.
– Kiểm tra các thiết bị điện
Kiểm tra tính thông mạch của các thiết bị điện (chuôi cắm, bóng đèn, dây tủ lạnh, dây cắm nước, cầu chì, thanh dẫn, tiếp điểm…) sẽ giúp biết được thiết bị đó có còn hoạt động tốt hay không. Từ đó đánh giá tình trạng chính xác và đưa ra được phương án sửa chữa phù hợp nhất.
– Xác minh mạch dẫn theo sơ đồ hiệu quả nhờ thiết bị đo thông mạch
Công việc đo kiểm này sẽ giúp người dùng xác định được vấn đề về mạch dẫn trong một hệ thống, nguồn điện, thiết bị. Từ đó các kỹ thuật viên, thợ điện có thể đánh giá và tìm ra nguyên nhân chính xác.
– Kiểm tra chất lượng mối hàn
Việc xác định được mối hàn đấy có tốt hay không rất cần thiết. Bởi có một số mối hàn trông bề ngoài có vẻ rất tốt nhưng nó lại không bắt cầu chì dẫn điện được. Đối với những người dùng không có chuyên môn, kinh nghiệm thì khó có thể nhìn ra được mối hàn nào tốt. Vì thế nên tính năng đo kiểm thông mạch trên các thiết bị đo thông mạch sẽ giúp ích cho bạn trong nhiệm vụ này.
Vậy dụng cụ đo thông mạch là gì?
Đó là những thiết bị được sử dụng để kiểm tra nhanh đoạn dây dẫn hoặc mạch điện có bị lỗi (đứt đoạn) hay không. Một phương pháp đo rất phổ biến trong việc kiểm tra, sửa chữa điện rất phổ biến hiện nay.
Trên thị trường có hai thiết bị đo kiểm thông mạch hiệu quả nhất là đồng hồ vạn năng và ampe kìm. Với cấu tạo đơn giản, chức năng đo hiện đại mang đến kết quả chính xác và nhanh chóng nhất.
Những thiết bị đo thông mạch chính xác, hiệu quả hiện nay
Để giúp người dùng thực hiện công việc nhanh chóng, xin giới thiệu các model dụng cụ đo kiểm thông mạch hiện đại, đảm bảo độ chính xác cao như:
Ampe kìm Kyoritsu 2117R
Kyoritsu 2117R là dụng cụ đo điện đáp ứng đầy đủ các yêu cầu đo lường của người dùng, trong đó có chức năng đo thông mạch với tỷ lệ sai số cực thấp. Thiết kế hiện đại cùng màn hình LCD lớn có độ phân giải 0,01A mang đến kết quả có độ chính xác cao.
Ampe kìm đo thông mạch Hioki 3280-10F
Một trong những thiết bị đo thông mạch được ưa chuộng nhất hiện nay vì có thể kiểm tra thông mạch 420,0 Ω, đảm bảo độ chính xác ± 2,0% RDG. ± 4 dgt. Với thiết kế nhỏ gọn, đường kính kìm 33mm và khả năng hoạt động đến 120 giờ cho phép làm việc ổn định, bền bỉ hơn.
Không chỉ vậy, ampe kìm Hioki 3280-10F còn có khả năng mở rộng dải đo dòng nhờ sự hỗ trợ của vòng CT 6280, đảm bảo đo dòng đến 4200A.
Ampe kìm AC/DC Hioki 3288-20
Ampe kìm 3288-20 có thể đáp ứng khả năng đo thông mạch và trở kháng ở phạm vi lớn, có âm thanh cảnh báo khi ở ngưỡng < (50 Ω ±40 Ω). Với đường kính mở hàm là 35mm cùng kích thước nhỏ gọn, sử dụng liên tục trong 35 giờ giúp bạn không lo bị gián đoạn trong công việc.
Đồng hồ vạn năng Hioki 3244-60
Đây là một trong những dụng cụ có khả năng đo thông mạch chính xác nhất hiện nay, thiết kế hiện đại và sử dụng dễ dàng cùng que đo cao cấp có độ nhạy cao. Sản phẩm có thể đo thông mạch ở mức 50 Ω ±40 Ω chỉ trong vòng 2.5 giây. Chính vì vậy, đồng hồ được dùng phổ biến trong các công việc đo điện và sửa chữa điện dân dụng…
Thiết bị đo thông mạch Hioki DT4256
Đây là dòng đồng hồ điện được rất nhiều người dùng chọn để đo kiểm tra tinh thông mạch. Thiết bị tích hợp còi báo và đèn LED màu đỏ cùng ngưỡng [ON]: ≤ 25 Ω, ngưỡng [OFF]: ≥ 245 Ω giúp thiết bị đưa ra kết quả đo thông mạch nhanh chóng, chính xác.
Thiết bị đo thông mạch Hioki DT4253
Sản phẩm này có khả năng đo thông mạch [ON]: 25 Ω hoặc nhỏ hơn (cảnh báo bằng âm thanh và đèn LED), [OFF]: 245 Ω hoặc lớn hơn, thời gian đáp ứng: nhanh nhất 0.5 giây.
- Đồng hồ vạn năng Kyoritsu 1018H
- Đồng hồ đo điện vạn năng Kyoritsu 1009
- Đồng hồ vạn năng Kyoritsu 1110
Truy cập website: https://tktech.vn/ để biết thêm thông tin chi tiết của các sản phẩm trên!
Hướng dẫn sử dụng thiết bị đo thông mạch – Ampe kìm
Một số loại ampe kìm hiện nay được tích hợp các chức năng như: Đo dòng điện xoay chiều, 1 chiều, đo diode, kiểm tra thông mạch… Do đó, bạn có thể sử dụng một số loại ampe kìm đo thông mạch chất lượng đế từ các thương hiệu lớn trên thị trường.
Thao tác đo thông mạch bằng ampe kìm như sau:
Bước 1: Đầu tiên, bạn tiến hành di chuyển núm ampe kìm về thang đo điện trở. Ấn Select để trên màn hình LCD hiển thị ký hiệu sóng âm thanh (phía bên trái).
Bước 2: Kết nối đầu dò với ampe kìm. Đầu dò màu đen cắm vào chân COM và đầu dò màu đỏ cắm vào chân V của dụng cụ đo điện.
Bước 3: Quá trình kết nối đầu dò cần lưu ý đầu dò màu đen chỉ vào giắc cắm, đầu dò màu đỏ kết nối với một chân của phích nguồn. Quá trình cắm xuất hiện tiếng bíp và chỉ số là mạch đã thông và dây còn tốt. Với trường hợp, cắm không xuất hiện tiếng bíp và không hiển thị thông số đo trên ampe kìm có nghĩa là mạch không thông.
Bạn có thực hiện kiểm tra thông mạch để kiểm tra dây cắm trong gia đình mình như dây tủ lạnh, dây cắm nước, cầu chì, thanh dẫn hay tiếp điểm…
Có thể bạn quan tâm
- Điện trở xả đá là gì? Cách kiểm tra điện trở xả đá tủ lạnh
- Đặc điểm của chức năng NCV trên đồng hồ vạn năng
Hướng dẫn sử dụng thiết bị đo thông mạch – Đồng hồ vạn năng
Mặc dù trên thị trường có nhiều loại đồng hồ vạn năng với kiểu dáng, thiết kế, chức năng khác nhau song hướng dẫn đo thông mạch bằng đồng hồ vạn năng là giống nhau. Cách đo thông mạch dưới đây có thể áp dụng để đo thông mạch cho cả đồng hồ vạn năng kim và đồng hồ vạn năng số.
Bước 1: Cài đặt chế độ đo thông mạch trên thiết bị
Xoay núm vặn của thang đo đồng hồ vạn năng sang chế độ đo thông mạch, ký hiệu ( ))))). Thang đo thông mạch thường sẽ nằm trong khu vực thang đo điện trở, ký hiệu (Ω) hoặc chung với chức năng đo điốt. Lúc này, màn hình của đồng hồ vạn năng lúc này sẽ hiển thị thông báo (OL).
Bước 2: Thao tác trên đồng hồ vạn năng
Tiến hành cắm dây đo màu đen vào giắc COM. Sau đó, bạn cắm dây đo màu đỏ vào giắc VΩ.
Bước 3: Đặt 2 đầu dây đo vào thiết bị cần đo thông mạch
Khi đó, bạn đã bắt đầu đo thông mạch bằng đồng hồ vạn năng. Nếu mạch không bị đứt, đồng hồ sẽ kêu tiếng “bíp”, nếu mạch bị đứt đồng hồ vạn năng sẽ không kêu.
Bước 4: Kết thúc quá trình đo
Tiến hành rút dây sau khi hoàn thành đo theo trình tự dây đo màu đỏ trước và dây màu đen sau. Sau đó tắt đồng hồ vạn năng để duy trì tuổi thọ cho pin.
Đo thông mạch bằng đồng hồ vạn năng không chỉ dễ thực hiện mà còn đảm bảo an toàn, cho kết quả chính xác.
Những lưu ý khi sử dụng thiết bị đo thông mạch
Khi thực hiện nhiệm vụ đo kiểm tính liên tục bằng ampe kìm hoặc đồng hồ vạn năng, người đo hãy nắm rõ những điều sau đây:
– Bạn cần ngắt mạch trước khi đo (rút phích cắm của thiết bị cần đo ra khỏi nguồn điện) để đảm bảo an toàn trong quá trình đo.
– Bên cạnh đó phải đảm bảo rằng các tụ điện trong mạch đã được giải phóng điện tích để tránh các rủi ro khi đo.
– Tiến hành tắt bộ ngắt mạch chính trước khi thực hiện đo thông mạch.
– Để mang lại kết quả chính xác nhất, hãy sử dụng những thiết bị có hỗ trợ chức năng đo kiểm thông mạch.
– Sau quá trình sử dụng, cần tắt thiết bị và cất giữ ở những nơi khô thoáng, tránh ánh nắng mặt trời trực tiếp. Không đặt máy ở những nơi ẩm mốc, sẽ làm ảnh hưởng đến tuổi thọ của thiết bị.
Trên đây là những thông tin về thiết bị đo thông mạch. Nếu cần tư vấn chi tiết hơn về các model sản phẩm này, hãy liên hệ với TKTech để được giải đáp nhanh nhất. Chúng tôi là đơn vị có kinh nghiệm nhiều năm chuyên cung cấp các dụng cụ kiểm tra thông mạch chất lượng. Cam kết bán hàng chính hãng, bảo hành tốt và giá cả cạnh tranh nhất thị trường.