Độ ẩm là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến tuổi thọ và vẻ đẹp của sàn gỗ. Khi độ ẩm không khí thay đổi, sàn gỗ cũng sẽ có những phản ứng khác nhau, từ co ngót đến phồng rộp. Do đó, bạn cần biết độ ẩm ảnh hưởng đến sàn gỗ như thế nào để đưa ra các biện pháp xử lý, khắc phục và bảo vệ kịp thời.
Nguyên nhân gây ra các vấn đề độ ẩm trong sàn gỗ cứng
Việc nắm rõ nguyên nhân độ ẩm ảnh hưởng đến sàn gỗ sẽ giúp quá trình lắp đặt và sử dụng có độ bền và chất lượng cao hơn. Dưới đây là những nguyên nhân chính gây ra các vấn đề về độ ẩm:
Độ ẩm ban đầu
Ngay từ quá trình sản xuất, nếu độ ẩm của gỗ không được kiểm soát đúng mức sẽ dẫn đến ván sàn chưa một lượng ẩm vượt quá giới hạn cho phép. Trong giai đoạn thi công lắp đặt, gỗ lại tiếp tục hấp thụ nước hoặc bị mất nước, gây biến dạng sàn gỗ.
Ván sàn chưa khô hoàn toàn
Gỗ tự nhiên cần thời gian để khô hoàn toàn trước khi đưa vào thi công lắp đặt. Nếu quá trình này không được đảm bảo thì ván sàn vẫn chứa độ ẩm, dẫn đến sự dãn nở hoặc co ngót sau khi thi công.
Sàn phụ quá ẩm ướt
Sàn phụ (subfloor) là lớp bề mặt mà sàn gỗ được lắp đặt lên. Nếu sàn phụ có độ ẩm cao, chẳng hạn như sàn gỗ hoặc bê tông không được xử lý chống ẩm, hơi nước sẽ thấm vào ván gỗ. Điều này sẽ khiến độ ẩm ảnh hưởng đến sàn gỗ, gây ra các vấn đề về giãn nở và cong vênh.
Tấm bê tông nền chưa khô
Nếu nền bê tông chưa được để khô hoàn toàn trước khi lắp đặt sàn gỗ, độ ẩm từ bê tông sẽ ngấm dần vào ván sàn. Điều này thường xảy ra khi công trình bị đẩy nhanh tiến độ, không đủ thời gian để lớp bê tông nền thoát hết hơi nước.
Độ ẩm trong quá trình sử dụng
Sau khi lắp đặt, sàn gỗ có thể bị ảnh hưởng bởi độ ẩm từ các nguồn nước trong nhà. Ví dụ như nước lau sàn, độ ẩm không khí cao, hoặc việc sử dụng nước quá mức xung quanh sàn.
Thay đổi độ ẩm không khí theo mùa
Vào các mùa ẩm ướt như mùa mưa hoặc mùa đông, độ ẩm trong không khí tăng cao khiến gỗ hấp thụ nước và nở ra. Ngược lại, vào mùa khô nóng, gỗ có thể bị co lại do mất nước, gây ra các khe hở giữa các tấm ván.
Rò rỉ nước, ngập úng
Các sự cố như rò rỉ nước từ hệ thống ống nước, máy giặt, hoặc ngập úng do bão, mưa lớn cũng là nguyên nhân chính khiến cho độ ẩm ảnh hưởng đến sàn gỗ một cách tiêu cực. Nước thấm vào sàn gỗ sẽ gây phồng rộp hoặc biến dạng ván sàn nếu không được xử lý kịp thời.
Điều hòa không khí hoạt động không hiệu quả
Hệ thống điều hòa không khí giúp duy trì độ ẩm ổn định trong không gian. Nếu điều hòa hoạt động kém hiệu quả, không thể cân bằng được độ ẩm, sàn gỗ sẽ dễ bị ảnh hưởng bởi các thay đổi độ ẩm không khí xung quanh, gây ra các vấn đề về giãn nở hoặc co rút.
Hậu quả của độ ẩm ảnh hưởng đến sàn gỗ cứng
Độ ẩm có tác động rất lớn đến chất lượng và tuổi thọ của sàn gỗ cứng. Khi độ ẩm không được kiểm soát tốt, sàn gỗ có thể gặp phải nhiều vấn đề nghiêm trọng, gây hỏng hóc và mất thẩm mỹ bao gồm:
Hiện tượng cong vênh sàn gỗ
Khi gỗ hấp thụ quá nhiều độ ẩm, ván sàn có thể bị giãn nở và biến dạng. Cong vênh xảy ra khi gỗ bị đẩy lên khỏi bề mặt sàn, tạo ra những chỗ gồ ghề hoặc nhô cao. Hiện tượng này thường xảy ra do sàn phụ hoặc nền bê tông dưới sàn quá ẩm ướt, hoặc nước ngấm từ dưới lên mà không thoát được.
Sàn gỗ có dấu hiệu nứt nẻ
Khi độ ẩm không khí giảm mạnh, chẳng hạn trong mùa khô, độ ẩm ảnh hưởng đến sàn gỗ với dấu hiệu gỗ sẽ mất nước và co lại. Nếu sự co rút này quá mạnh hoặc không đồng đều, các tấm ván có thể bị nứt, tạo ra những vết nứt dọc theo thớ gỗ hoặc ở các mép ghép nối. Hiện tượng này làm mất thẩm mỹ và có thể dẫn đến sự yếu đi của sàn gỗ.
Sàn gỗ bị phồng rộp lên
Dấu hiệu của độ ẩm ảnh hưởng đến sàn gỗ đó chính là sàn bị phồng rộp, do gỗ tiếp xúc với nước hoặc độ ẩm cao trong thời gian dài. Các tấm ván sàn sẽ hấp thụ nước từ dưới lên hoặc từ bề mặt, làm cho phần giữa của ván bị phồng lên trong khi hai bên mép bị ép xuống. Tình trạng này thường thấy khi có sự cố rò rỉ nước hoặc ngập úng không được xử lý kịp thời.
Sàn gỗ bị mốc và mục rữa
Trong môi trường có độ ẩm cao, nếu không được xử lý kịp thời, sàn gỗ có thể bị nấm mốc hoặc thậm chí mục rữa. Nấm mốc thường xuất hiện ở những khu vực ẩm thấp, tối và thông gió kém. Nếu nước thấm vào lớp dưới của sàn và không khô nhanh, nó sẽ tạo điều kiện cho nấm mốc phát triển, làm giảm tuổi thọ của sàn và có thể gây ra mùi khó chịu.
Giải pháp xử lý độ ẩm ảnh hưởng đến sàn gỗ
Để xử lý và kiểm soát độ ẩm nhằm tránh các tác động xấu đến chất lượng sàn gỗ cứng, có nhiều giải pháp khác nhau như:
Chọn loại gỗ phù hợp và đã qua xử lý
Trước khi lắp đặt, đảm bảo rằng gỗ đã được sấy khô đạt đến độ ẩm phù hợp (thường từ 6% – 9%). Việc sấy khô đúng quy trình sẽ giúp ván sàn có độ ổn định tốt hơn, giảm nguy cơ co ngót hoặc giãn nở khi gặp sự thay đổi độ ẩm trong không khí.
Để tránh độ ẩm ảnh hưởng đến sàn gỗ, bạn nên chọn những loại gỗ có chất lượng cao (như gỗ tự nhiên). Chúng có khả năng chống chịu tốt hơn với sự thay đổi độ ẩm và ít bị biến dạng so với gỗ giá rẻ. Bạn có thể yêu cầu các đơn vị sản xuất đồ gỗ kiểm tra chất lượng bằng máy đo độ ẩm gỗ chuyên dụng.
Xem thêm: Top 5 máy đo độ ẩm gỗ không tiếp xúc tốt nhất 2022
Sử dụng lớp chống ẩm dưới sàn gỗ
Thêm một giải pháp giúp ngăn chặn tình trạng độ ẩm ảnh hưởng đến sàn gỗ đó là lót thêm một lớp chống ẩm và lớp đệm cách nhiệt dưới sàn. Cụ thể:
Khi lắp đặt sàn gỗ trên nền bê tông hoặc những khu vực có độ ẩm cao, nên sử dụng lớp chống ẩm hoặc lớp màng nhựa giữa lớp sàn gỗ và nền nhà. Lớp này sẽ ngăn cản hơi nước từ nền bê tông hoặc mặt đất thấm lên sàn gỗ, bảo vệ sàn khỏi nguy cơ phồng rộp hoặc cong vênh.
Các lớp đệm dưới sàn có tính năng cách nhiệt và cách ẩm sẽ giúp giảm sự tác động của độ ẩm từ bên dưới, đặc biệt khi lắp đặt sàn gỗ trên nền đất hoặc bê tông chưa khô hoàn toàn.
Kiểm soát độ ẩm không khí trong nhà
Ở những khu vực có độ ẩm cao hoặc mùa mưa, việc sử dụng máy hút ẩm là giải pháp tốt để duy trì mức độ ẩm trong không khí từ 30% – 50%, giúp sàn gỗ tránh được hiện tượng hấp thụ nước và giãn nở.
Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng máy đo chất lượng không khí để kiểm soát nhiệt độ và độ ẩm bên trong nhà, giúp duy trì môi trường ổn định, giảm sự thay đổi đột ngột của độ ẩm, bảo vệ sàn gỗ khỏi các hiện tượng phồng rộp hoặc co ngót.
Lắp đặt sàn gỗ đúng cách
Khi lắp đặt sàn gỗ, nên để khoảng cách nhỏ giữa ván sàn và tường (thường khoảng 10-12mm) để gỗ có không gian giãn nở khi độ ẩm thay đổi. Điều này giúp giảm nguy cơ sàn bị cong vênh hoặc phồng rộp do độ ẩm ảnh hưởng đến sàn gỗ.
Đối với sàn bê tông hoặc nền nhà trước thì khi lắp đặt, bạn cần kiểm tra độ ẩm và đảm bảo nó ở mức cho phép. Nếu nền chưa khô hoàn toàn, cần chờ đợi hoặc sử dụng biện pháp làm khô trước khi tiến hành lắp đặt.
Xem thêm: Tiêu chuẩn độ ẩm gỗ thông là bao nhiêu để đảm bảo chất lượng gỗ?
Bên cạnh đó, một số biện pháp có thể giúp ngăn chặn độ ẩm ảnh hưởng đến sàn gỗ mà bạn nên thực hiện đó là: Vệ sinh bề mặt sàn gỗ thường xuyên, tránh ánh nắng trực tiếp chiếu lên sàn làm kho và co gỗ.
Như vậy, TKTECH đã giúp bạn tìm hiểu về việc độ ẩm ảnh hưởng đến sàn gỗ như thế nào. Có thể thấy, độ ẩm quá cao hoặc quá thấp đều có thể gây hại cho sàn gỗ. Để bảo vệ sàn gỗ, bạn cần duy trì độ ẩm trong nhà ở mức ổn định, thường xuyên vệ sinh và kiểm tra sàn gỗ. Nếu cần tư vấn thêm về các dụng cụ đo độ ẩm gỗ, hãy liên hệ ngay hotline 09777 65 444 để được hỗ trợ nhanh chóng.